3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.5.1.1. Khảo sát thực địa
Quan sát, chụp ảnh nhằm thu thập các thông tin một cách trực quan trên địa bàn nghiên cứu.
3.5.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của điểm nghiên cứu được thu thập qua UBND huyện Kim Sơn, UBND xã Cồn Thoi.
- Số liệu về khí tượng tại địa bàn nghiên cứu được thu thập qua trạm Khí tượng thủy văn Văn Lý, Hải Hậu, Nam Định. Đây là trạm khí tượng vùng ven biển và gần huyện Kim Sơn, Ninh Bình nhất nên có nét tương đồng cho đặc điểm khí tượng của địa bàn nghiên cứu (số liệu được thu thập hơn 50 năm, từ năm 1964 đến năm 2016).
3.5.1.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu nhằm đánh giá tính dễ bị tổn thương về sinh kế cũng như ảnh hưởng của vị trí tương đối so với biển được thu thập thông qua phỏng vấn hộ dân.
* Phương pháp chọn mẫu
Trong tổng số 10 xóm của xã lựa chọn 2 xóm đại diện (1 xóm gần biển hơn; 1 xóm xa biển hơn) bằng cách bốc thăm có điều chỉnh (Hình 4.1).
Từ mỗi xóm lại lựa chọn ngẫu nhiên 50 hộ nằm trong các nhóm xã hội khác nhau (cụ thể: 25 hộ nghèo và 25 hộ khá giả). Lựa chọn các hộ này cũng thông qua cách bốc thăm từ danh sách các hộ dân của UBND xã. Tất cả các thành viên phỏng vấn đều có tuổi đời trên 45 tuổi.
* Nội dung phỏng vấn
Các câu hỏi được soạn để phỏng vấn người dân tập trung vào 8 vấn đề chính: Hồ sơ nhân khẩu, Chiến lược sinh kế, Mạng lưới xã hội, Sức khoẻ, Nước, Vốn tài chính, Nhà cửa và đất sản xuất, Thảm họa thiên nhiên và sự thay đổi khí hậu.
Ngoài ra, tiến hành phỏng vấn sâu đối với Chủ tịch xã và một số người dân về tình hình diễn biến thời tiết những năm gần đây, những tác động do BĐKH gây ra đối với đời sống và và sự thích ứng với những tác động đó.
3.5.2. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sơ cấp và thứ cấp được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel. Phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương sinh kế LVI (Livelihood Vulnerability Index) được đề xuất bởi Hahn et al.,2009) được áp dụng trong nghiên cứu nhằm đánh giá sự tác động của BĐKH đối với sinh kế của người dân ven biển. Theo Hahn và cộng sự, có hai cách tiếp cận đối với chỉ số LVI.
Thứ nhất, thể hiện LVI như là một chỉ số hỗn hợp bao gồm 7 yếu tố chính là hồ sơ nhân khẩu, các chiến lược sinh kế, các mạng lưới xã hội, sức khỏe,
lương thực, nguồn nước, các thảm họa thiên nhiên và sự thay đổi khí hậu. Mỗi yếu tố chính bao gồm một vài chỉ báo hoặc yếu tố phụ.
Mô phỏng theo Hahn et al.(2009), tuy nhiên, có một vài thay đổi nhỏ trong các yếu tố chính của LVI để phù hợp với điều kiện nghiên cứu, ví dụ yếu tố lương thực - thực phẩm được thay thế bằng yếu tố vốn tài chính, bổ sung thêm yếu tố nhà cửa và đất sản xuất;... Do vậy, báo cáo thể hiện LVI trong nghiên cứu này như là một chỉ số hỗn hợp bao gồm 8 yếu tố chính (bao gồm hồ sơ nhân khẩu, các chiến lược sinh kế, các mạng lưới xã hội, sức khỏe, vốn tài chính, nhà cửa và đất sản xuất, nguồn nước, các thảm họa thiên nhiên và sự thay đổi khí hậu).
Thứ hai, tập hợp 8 yếu tố chính này vào trong 3 tác nhân “đóng góp” theo định nghĩa khả năng bị tổn thương của Uỷ ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental panel on climate change - IPCC) đối với khả năng tổn thương là sự “hứng chịu”, sự nhạy cảm/tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng.
Cách tính LVI: Do mỗi yếu tố phụ được đo lường theo một hệ thống khác
nhau nên cần thiết phải chuẩn hóa để trở thành một chỉ số theo công thức dưới dây:
Trong đó: Sd là giá trị gốc yếu tố phụ (giá trị thực) đối với địa phương (xã/xóm) d, và Smin và Smax lần lượt là các giá trị tối thiểu và tối đa. Sau khi được chuẩn hóa, các yếu tố phụ được lấy trung bình để tính giá trị của mỗi yếu tố chính bằng cách áp dụng công thức sau:
Md =
Với: Md là một trong 8 yếu tố chính đối với địa phương (xã/xóm) d,
indexsdi thể hiện các yếu tố phụ được ghi chỉ số theo i, chúng tạo nên mỗi yếu tố
chính, và n là số lượng yếu tố phụ trong mỗi yếu tố chính. Khi giá trị của các yếu tố chính được xác định, chỉ số tổn thương sinh kế cấp địa phương (xã/xóm) được tính toán theo công thức:
LVId =
Với: LVId là chỉ số tổn thương sinh kế địa phương (xã/xóm) d, tương ứng với trung bình có trọng số tất cả 8 yếu tố chính. Trọng số của mỗi yếu tố chính
Trong nghiên cứu này, giá trị chỉ số LVI dao động trong khoảng 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất). Cụ thể:
LVI = 0: Không bị tổn thương
0 < LVI < 0,4 : Tổn thương ở mức trung bình 0,4 ≤ LVI < 0,7: Tổn thương ở mức cao 0,7 ≤ LVI ≤ 1: Tổn thương ở mức rất cao
Cách tính LVI – IPCC:
Bảng 3.1. Sự đóng góp của các yếu tố theo IPCC đến các yếu tố tổn thương chính
Yếu tố chính Yếu tố phụ
Sự phô bày (sự thể hiện của tác động) (e) Thảm họa thiên nhiên và BĐKH
Khả năng thích ứng (a) Hồ sơ nhân khẩu
Chiến lược sinh kế Mạng lưới xã hội
Tính dễ tổn thương (s) Sức khỏe
Vốn tài chính
Nhà cửa và đất sản xuất Nguồn nước
Nguồn: Mô phỏng theo Hahn et al., (2009)
Ghi chú: Yếu tố khả năng thích ứng được tính ngược lại với yếu tố tính dễ
tổn thương của các yếu tố phụ (Hồ sơ nhân khẩu, chiến lược sinh kế và mạng lưới xã hội). Ví dụ như tỷ lệ phụ thuộc của xóm 8B đang là 0,28 thì khi đưa vào để tính Khả năng thích ứng ở bảng 4.3, chỉ số này sẽ là 1 - 0,28 = 0,72.
Thay vì hợp nhất các yếu tố chính vào LVI trong một bước, cách tiếp cận này kết hợp các yếu tố chính theo bảng 3.1 bằng cách sử dụng công thức:
Trong đó:
CFd là một tác nhân “đóng góp” theo IPCC;
WMi là trọng số của mỗi yếu tố chính;
n là số yếu tố chính trong mỗi tác nhân đóng góp. Sau đó LVI-IPCC = (e – a) * s
Trong đó: e là sự phô bày;
s là sự nhạy cảm/ tính dễ tổn thương; a là khả năng thích ứng.
Trong nghiên cứu này, giá trị của LVI-IPCC dao động từ -1 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất). Cụ thể:
LVI – IPCC = -1: Không bị tổn thương
-1 < LVI – IPCC < -0,5 : Tổn thương ở mức trung bình -0,5 ≤ LVI – IPCC < 0,5: Tổn thương ở mức cao 0,5 ≤ LVI – IPCC ≤ 1: Tổn thương ở mức rất cao
Mô hình sự đóng góp của các yếu tố theo IPCC đến các yếu tố tổn thương chính được thể hiện trong hình sau:
Hình 3. 1. Mô hình sự đóng góp của các yếu tố theo IPCC đến các yếu tố tổn thương chính
Sự phô bày thể hiện của tác động
Đánh giá chỉ số tổn thương (LVI & LVI – IPCC)
Tính dễ tổn thương
Thảm họa thiên nhiên và BĐKH Khả năng thích ứng Hồ sơ nhân khẩu Sức khỏe Chiến lược sinh kế Mạng lưới xã hội Vốn tài chính Nhà cửa và đất sản xuất Nguồn nước
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI XÃ CỒN THOI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Cồn Thoi
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Cồn Thoi nằm ở phía nam huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình khoảng 45km, với tổng diện tích đất theo ranh giới hành chính là 742.52 ha, có tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông giáp sông Đáy
+ Phía Tây giáp thị trấn Bình Minh và xã Kim Mỹ + Phía Nam giáp thị trấn Bình Minh
+ Phía Bắc giáp xã Kim Mỹ, Kim Tân
Cồn Thoi là một xã thuộc vùng quai đê lấn biển phía nam huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Xã được thành lập theo quyết định số 199/QD-NV ngày 22/7/1964 trên cơ sở xã Tô Hiệu. Trụ sở xã nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 45 km. Xã Cồn Thoi có quốc lộ 12B (tỉnh lộ 481 cũ) nối từ Quốc lộ 10 tại cầu Tuy Lộc qua Yên Lộc – Định Hóa – Văn Hải – Cồn Thoi – Bình Minh – Kim Đông tới đê Bình Minh 2. Ngoài ra, con đường ven biển đoạn đi qua Ninh Bình là huyết mạch giao thông giữa các vùng ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng cũng đi qua xã này. Đây là địa bàn thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các tỉnh lân cận như: Thanh Hoá, Nam Định.
Xã cũng thuộc vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng.
Hình 4. 1. Vị trí địa lý xã Cồn Thoi (xóm 7C và 8B là 2 xóm được chọn theo vị xa và gần biển để điều tra)
Nguồn: Trích bản đồ hành chính huyện Kim Sơn
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Xã Cồn Thoi nằm trên vùng đồng bằng sông Hồng của vùng Bắc Bộ, có địa hình tương đối bằng phẳng và ổn định, hướng dốc chính theo hướng Đông Nam - Tây Bắc: cao trung bình từ 1 - 2 mét so với mực nước biển. So với các xã thuộc vùng bãi bồi huyện Kim Sơn thì Cồn Thoi có địa hình cao hơn mặt bằng chung từ 0,5m đến 1m, đó chính là vết tích các cồn cát cổ. Cấu thành nên dạng địa hình này là các thành tạo trầm tích của hệ tầng Thái Bình tuổi Holocen.
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Về khí hậu, xã Cồn Thoi mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành trong vùng thay đổi theo tần suất xuất hiện các khối không khí xâm nhập và thay đổi theo mùa. Chế độ gió trong vùng chịu tác động trực tiếp của hai hướng gió thổi chính trong năm là gió đông bắc và gió đông nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ trung bình khoảng 34m/s. Gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào, tốc độ trung bình khoảng 45m/s. Trong một ngày, gió thường thổi từ đất liền ra biển vào ban ngày và từ biển vào đất liền vào ban đêm.
Độ ẩm không khí
Do vị trí sát biển nên Cồn Thoi là miền khí hậu thường xuyên ẩm ướt, độ ẩm tương đối trung bình năm của vùng đều có trị số 85 - 86%. Biến thiên độ ẩm tương đối xảy ra theo mùa:
Mùa ít mưa: Vào thời kỳ khô hanh (tháng XII - I) độ ẩm tương đối trung bình có thể thấp hơn 60 - 70%. Vào thời kỳ ẩm (tháng II - IV) trùng với mùa mưa phùn nên là thời kỳ rất ẩm, độ ẩm tương đối trung bình xấp xỉ 90%.
Mùa mưa: thường xuyên duy trì tình trạng độ ẩm cao, trị số độ ẩm tương đối trung bình mùa đều đạt trên 82%. Tuy nhiên chúng biến thiên theo các tháng khác nhau. Vào các tháng V - VII độ ẩm tương đối có trị số thấp hơn các tháng khác. Vào nửa sau của mùa mưa độ ẩm không khí luôn duy trì từ 85 - 90%.
Chế độ nhiệt và chế độ mưa
Hình 4. 2. Trung bình nhiệt độ tối cao, trung bình nhiệt độ tối thấp và trung bình lượng mưa theo tháng giai đoạn 1964-2016
Hình 4.2 cho thấy: Về chế độ nhiệt, mùa lạnh có thể bắt đầu từ tháng XI đến tháng III với nhiệt độ tối cao(Tmax) dao động trong khoảng 19 – 230C; nhiệt độ tối thấp (Tmin) dao động trong khoảng 15 – 170C do vào mùa đông được đặc trưng bởi sự hoạt động mạnh mẽ của không khí lạnh cực đới. Vào mùa hè lại đặc trưng bởi luồng không khí nóng ẩm nên làm tăng nhiệt độ và ổn định nhanh chóng. Mùa nóng kéo dài từ tháng IV đến tháng X với Tmax khoảng từ 27 - 330C, Tmin từ 23 - 260C.
Chế độ mưa ở Cồn Thoi phụ thuộc vào sự hoạt động của gió mùa và các nhiễu động. Chế độ mưa có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tương ứng với mùa nóng (tháng V – tháng X), mùa ít mưa tương ứng với mùa lạnh (tháng XI – tháng IV). Mùa mưa từ tháng V - tháng X chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm. Phân bố lượng mưa trung bình hàng tháng vào mùa mưa không đều mà tăng dần từ tháng V (150mm) sang các tháng VI – VII (170-200mm) đến các tháng VIII – IX (320 – 390mm). Đặc biệt vào cuối mùa mưa thường xuất hiện mưa rào và dông xảy ra vào đêm và sáng sớm.
Tổng lượng mưa mùa ít mưa chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa trung bình của mùa ít mưa khoảng 27 – 60 mm với lượng mưa trung bình tháng thay đổi từ tháng XI - XII (20 – 55 mm) sang các tháng I - II (20 – 30 mm) đến tháng III (40 mm). Thời kỳ các tháng XII - I là thời kỳ hay xảy ra hạn kéo dài, có trường hợp suốt 60 ngày không có mưa hoặc mưa không đáng kể.
Điều kiện bức xạ
Là một vùng nằm trong vùng nội chí tuyến, có độ cao mặt trời lớn, thời gian chiếu sáng dài nên vùng ven biển Cồn Thoi có được một chế độ bức xạ rất dồi dào với bức xạ thực tế hàng năm đạt tới trị số 120 Kcal/cm2/năm. So với tổng lượng bức xạ lý thuyết thì tổng lượng bức xạ thực tế chỉ chiếm 50 - 60%. Sự phân bố tổng lượng bức xạ thực tế hàng tháng có sự biến thiên và có sự khác biệt giữa sự biến thiên của chúng với sự biến thiên của bức xạ lý thuyết hàng tháng. Trị số bức xạ thực tế cao nhất vào tháng VII (14,64 Kcal/cm2) và thấp nhất vào tháng II (5,50 Kcal/cm2).
4.1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Xã Cồn Thoi có hệ thống thủy văn khá đa dạng và phong phú, có 2 sông chảy qua địa bàn xã: sông Đáy và sông Cà Mau. Những sông này có sự phân bố dòng chảy không đều trong năm, thường biến đổi theo mùa và chịu ảnh hưởng
của thủy triều sông, chúng có vai trò quyết định chế độ thủy văn và là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp trên địa bàn xã. Tuy nhiên, nguồn nước ở các sông đang có nguy cơ ô nhiễm do rác thải sinh hoạt và công nghiệp. Do đó cần có biện pháp hữu hiệu, hợp lý để bảo vệ nguồn nước trong tương lai.
Ngoài ra, hệ thống ao hồ của các hộ gia đình trong khu dân cư và hệ thống mương tưới tiêu dày đặc trải đều trên toàn địa bàn xã cũng là nguồn cung cấp nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất.
4.1.1.5. Tài nguyên
Tài nguyên đất
Xã Cồn Thoi có tổng diện tích đất tự nhiên là 742,52 ha, được phân bố khá đồng đều cho 10 xóm. Bình quân diện tích tự nhiên: 823,3 m2/người. Trong đó, tỷ lệ từng loại đất được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4. 1. Cơ cấu sử dụng đất của xã Cồn Thoi
Loại đất Diện tích Tỷ lệ %
Đất nông nghiệp 494,58 ha 66,61 %
Đất phi nông nghiệp 224,47 ha 30,23%
Đất chưa sử dụng 23,47ha 3,16%
Nguồn: Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội xã Cồn Thoi năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm (2017)
Đất đai của xã thuộc vùng đất phù sa của hệ thống sông Hồng bồi hàng năm. Loại đất này trung tính ít chua, hàm lượng dinh dưỡng trong đất khá, độ dày canh tác từ 15-20 cm. Đất có thành phần cơ giới từ nặng và trung bình (tỷ lệ sét trong đất khoảng 36% đến 38% ở tầng đất mặt và tầng kế tiếp), kết cấu hạt và cục, các chất dinh dưỡng trung bình. Đất có phản ứng trung tính hoặc ít chua. Đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của xã khá dồi dào, nguồn nước mặt được lấy từ hệ thống