Phân bố các yếu tố của LVI – IPCC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương về sinh kế do biến đổi khí hậu tại xã cồn thoi, huyện kim sơn, tỉnh ninh bình và đề xuất các giải pháp thích ứng (Trang 68)

Từ Hình 4.6 và bảng 4.3 có thể thấy:

Sự phô bày (sự thể hiện của tác động) ở xóm 8B (bằng 0,517) cao hơn xóm 7C (bằng 0,471) là 0,046.

Tuy nhiên khả năng thích ứng của xóm 8B (bằng 0,598) thấp hơn xóm 7C (bằng 0,639).

Từ hai điều trên, kết luận được đưa ra là tính dễ bị tổn thương của xóm 8B sẽ cao hơn xóm 7C. Điều này cũng trùng với chỉ số tính toán được về tính dễ bị tổn thương thể hiện tại Hình 4.6 và bảng 4.3.

Với yếu điểm là một xã ven biển, Cồn Thoi không chỉ chịu tác động từ mưa bão, rét đậm rét hại… mà còn chịu tác động từ xâm nhập mặn. Mặt khác, đứng trước tình hình BĐKH ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta thì Cồn Thoi cũng khó tránh khỏi là địa phương có tính dễ bị tổn thương cao. Mặc dù nhận được nhiều sự trợ giúp từ chính quyền địa phương cũng như các tổ chức, đoàn thể, Cồn Thoi hiện vẫn được đánh giá là một xã nghèo, khả năng thích ứng hạn chế. Các lớp tập huấn về BĐKH, tập huấn nâng cao kĩ thuật canh tác cho người dân chưa nhiều.

4.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VÀ CẢI THIỆN SINH KẾ CẢI THIỆN SINH KẾ

Từ việc phân tích, đánh giá tại phần 4.3 và 4.4, nhận thấy rằng yếu tố dễ bị tổn thương nhất ở cả hai xóm 8B và 7C là vốn tài chính. Chính vì vậy, xã Cồn Thoi cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm và mạnh dạn trong sản xuất, kinh doanh. Cần phân công cán bộ theo dõi phụ trách từng địa bàn để thường xuyên nắm bắt tình hình, báo cáo và đề xuất với lãnh đạo để có hướng chỉ đạo kịp thời. Hàng năm, xã tiến hành điều tra, rà soát đối tượng nghèo, từ đó phân tích rõ nguyên nhân nghèo ở từng địa bàn dân cư, của từng hộ để có hướng hỗ trợ phù hợp. Trong sản xuất nông nghiệp xã cần tập trung khai thác có hiệu quả quỹ đất nông, lâm nghiệp và cơ sở vật chất phục vụ sản xuất; phát huy tác dụng của việc dồn điền, đổi thửa, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ khí vào sản xuất nông nghiệp.

Phần trăm hộ không có thành viên trong gia đình tham gia lớp tập huấn về BĐKH chiếm tỷ lệ cao (chiếm 82% ở xóm 8B và 74% ở xóm 7C), vì vậy sự hiểu biết về BĐKH cũng như cách thích ứng với BĐKH cũng vì thế mà bị hạn chế.

Để khắc phục điều này, chính quyền địa phương cần phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về phòng, tránh và biện pháp giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống, đặc biệt là hướng dẫn để cộng đồng người dân địa phương cùng hợp tác tư duy, cùng thảo luận tìm giải pháp và cùng hành động thích ứng. Có như vậy mới khai thác được sức mạnh cộng đồng và sự hợp tác để thực hiện đồng bộ giải pháp thích ứng với BĐKH của người dân địa phương trên địa bàn lãnh thổ rộng lớn mang lại kết quả như mong muốn.

Ngoài ra, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: Đối với người dân xã Cồn Thoi:

- Cần chủ động nắm bắt thông tin về BĐKH và phòng tránh trước những tác động bất thường của thời tiết, khí hậu cực đoan gây ra.

- Cư dân ven biển xã Cồn Thoi cần chủ động học hỏi, trau dồi kinh nghiệm trong hoạt động kinh tế, đồng thời cần mạnh dạn đưa khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, các lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật. Bên cạnh đó hộ dân cần xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý và tiết kiệm để tích lũy vốn. Đời sống được cải thiện và nâng cao thì khả năng ứng phó với BĐKH càng tốt.

- Nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, trồng trọt chịu ảnh hưởng nhiều từ thời tiết ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế gia đình, cư dân ven biển cần chủ động đa dạng hóa sinh kế như chăn nuôi, trồng hoa,…

- Bên cạnh đó, người dân cần giữ gìn và bảo vệ môi trường sống: không thải rác, chất thải bừa bãi xuống sông, hồ, biển; trồng nhiều cây xanh để giữ môi trường trong lành.

Đối với chính quyền địa phương:

- Tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người lao động nghèo nhằm giảm gánh nặng lao động phụ thuộc.

- Tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các nguồn vốn vay chính thức và các chương trình hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ.

- Chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức về giáo dục, hỗ trợ vật chất, tinh thần để con em cư dân nghèo ven biển có cơ hội đến trường. Nâng cao

ý thức bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai nhằm làm tăng khả năng thích ứng với BĐKH của cư dân xã Cồn Thoi.

- Cơ quan chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã xây dựng và phổ biến kế hoạch hành động của địa phương về phòng, tránh ảnh hưởng của BĐKH; xây dựng và triển khai các dự án về các công trình nâng cấp đê điều, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, kè, cống... hạn chế tác hại của mưa, bão, nước biển dâng, ngập mặn. Xây dựng các phương án để chủ động và từng bước chuyển đổi sản xuất nông nghiệp; thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; thay đổi các phương thức sử dụng đất thích ứng với điều kiện ngập mặn và nước biển dâng... cho người dân, đặc biệt với các xóm ven biển như xóm 8B.

- Một số mô hình thích ứng có thể áp dụng tại địa phương như: Mô hình trồng trọt; Mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng; Mô hình bảo hiểm, tín dụng vi mô; Mô hình trồng và chăm sóc rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

Qua thực hiện đề tài: “Đánh giá tính dễ bị tổn thương về sinh kế do biến đổi khí hậu tại xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và đề xuất các giải

pháp thích ứng”, có thể đưa ra những kết luận sau:

(1) Khí hậu có xu hướng thay đổi rõ rệt, đặc biệt là đối với yếu tố nhiệt độ và lượng mưa. Nhiệt độ có xu hướng tăng trong hầu hết tất cả các tháng, nhiệt độ trung bình năm tăng cũng khá cao khi nhiệt độ tối thấp tăng 0,16 độ C/thập kỉ (P<0,05), nhiệt độ tối cao tăng 0,11 độ C/thập kỉ, ngược lại lượng mưa lại có xu hướng giảm gần như suốt năm, tổng lượng mưa năm giảm 22,9 mm/thập kỉ. Bão, lụt thì có xu hướng giảm về cường độ, số cơn bão bị tác động trực tiếp giảm, tuy nhiên mùa mưa bão lại có xu hướng dài hơn, xảy ra sớm và kết thúc muộn.

(2) Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) của xóm 8B (bằng 0,464) cao hơn xóm 7C (bằng 0,402), cho thấy tính dễ tổn thương của xóm 8B cao hơn so với xóm 7C. Giá trị các hợp phần của LVI dao động trong khoảng từ 0,1 (mức tổn thương thấp nhất đối với yếu tố nước ở xóm 7C) đến 0,8 (mức tổn thương lớn nhất đối với yếu tố vốn tài chính ở xóm 8B).

(3) Chỉ số LVI-IPCC của xóm 8B là -0,040; của xóm 7C là -0,067, ở mức trung bình. Trong đó:

- Sự phô bày (sự thể hiện của tác động) ở xóm 8B (bằng 0,517) cao hơn xóm 7C (bằng 0,471) là 0,046;

- Khả năng thích ứng của xóm 8B (bằng 0,598) thấp hơn xóm 7C (bằng 0,639).

- Tính dễ bị tổn thương của xóm 8B (bằng 0,489) cao hơn xóm 7C (bằng 0,401).

5.2. KIẾN NGHỊ

Từ thực tế và những đặc điểm rút ra trong quá trình nghiên cứu, một số kiến nghị được đưa ra như sau:

- UBND xã Cồn Thoi cần đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm và mạnh dạn trong sản xuất, kinh doanh.

- Chính quyền địa phương cần phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về phòng, tránh và biện pháp giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống.

- Cư dân ven biển xã Cồn Thoi Cần chủ động nắm bắt thông tin về BĐKH, chủ động học hỏi, trau dồi kinh nghiệm.

Mặt khác, để so sánh và định hướng sinh kế cho các địa phương cần thiết phải đánh giá khả năng tổn thương của sinh kế bằng các chỉ số, đặc biệt trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Do vậy, cần phải có phương pháp luận để xây dựng bộ chỉ số tổn thương phù hợp với điều kiện Việt Nam nhằm áp dụng đối với các nghiên cứu về sinh kế cộng đồng.

Các nghiên cứu tương tự nên được thực hiện ở nhiều địa phương để có thể so sánh số liệu thực tế và kết quả tính toán làm cơ sở xây dựng bộ chỉ số phù hợp với điều kiện Việt Nam và làm rõ sự khác biệt giữa LVI và LVI-IPCC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A - Tài liệu Tiếng Việt:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó

với Biến đổi khí hậu” - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Báo cáo Môi trường Quốc gia.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Thông báo Quốc gia lần thứ hai của Việt

Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước

biển dâng cho Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013). Hướng dẫn kỹ thuật “Xây dựng và thực

hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam”. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu (2011). Ban hành kèm theo Quyết định

số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

7. Dự án IMOLA-Huế (2006). Cẩm nang: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn

và phân tích sinh kế bền vững. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.

8. Dương Văn Khảm (2012). Nghiên cứu xây dựng bản đồ sương muối phục vụ

phát triển cao su và cà phê ở một số vùng núi phía Bắc bằng công nghệ GIS và viễn thám. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước.

9. IMHEN và UNDP (2015). Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên

tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu [Trần Thục, Koos Neefjes, Tạ Thị Thanh Hương, Nguyễn Văn Thắng, Mai Trọng Nhuận, Lê Quang Trí, Lê Đình Thành, Huỳnh Thị Lan Hương, Võ Thanh Sơn, Nguyễn Thị Hiền Thuận, Lê Nguyên Tường], NXB Tài Nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam 2015.

10. Lê Văn Khoa (2015). Các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Tạp chí Môi trường (3).

11. Ngân hàng Thế giới (2010). Phát triển và Biến đổi khí hậu, Báo cáo Phát triển

Thế giới.

13. Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2004). Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

14. Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2016). Khái niệm và các khung mô hình đánh giá tổn

thương do thiên tai trên thế giới - Đánh giá khả năng áp dụng ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 32 (4).tr. 37-48.

15. Nguyễn Trọng Hiệu và Phạm Thị Thanh Hương (2002). Đặc điểm hạn và phân

vùng hạn ở Việt Nam. Viện Khí tượng Thủy văn.

16. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, Đoàn Thị Thanh Kiều (2012). Áp dụng chỉ số tổn

thương trong nghiên cứu sinh kế - trường hợp xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ. (24b). tr.251-260.

17. Nguyễn Xuân Hiển, Trần Thục, Lê Quốc Huy (2010). Nghiên cứu xu thế biến đổi

mực nước biển khu vực biển Đông và vùng ven bờ Việt Nam từ số liệu vệ tinh. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, (592) tr. 9-16.

18. Nguyễn Xuân Thành, Vũ Thị Xuân Hương, Phan Quốc Hưng, Đoàn Văn Điếm,

Phan Trung Quý, Đinh Hồng Duyên và Nguyễn Thế Bình (2011). Giáo trình Công nghệ sinh học và xử lý môi trường. NXB Lao động và Xã hội, Hà Nội.

19. Oxfarm (2008). Việt Nam, biến đồi khí hậu, sự thích ứng và người nghèo. Nhà

xuất bản Văn hóa – Thông tin.

20. Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc (1975). Khí hậu Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa

học Kỹ thuật, Hà Nội.

21. Phạm Văn Huấn, Nguyễn Tài Hợi (2007). Dao động mực nước biển ven bờ Việt

Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, (556) * tháng 4 - 2007, tr. 30 - 37.

22. Phan Văn Tân (2010). Báo cáo tổng đề tài Cấp Nhà Nước “Nghiên cứu tác động

của BĐKH toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó”. Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

23. Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Bình (2013). Báo cáo số 1542/KHĐT-TH - Tình

hình kinh tế - xã hội tháng 10 năm 2013 tỉnh Quảng Bình.

24. Trần Thanh Xuân, Trần Thục, Hoàng Minh Tuyển (2011). Tác động của biến đổi

khí hậu đến tài nguyên nước Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.

25. Trần Thục và Nguyễn Văn Thắng (2012). Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển

26. UBND xã Cồn Thoi (2017). Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.

27. UBND xã Cồn Thoi (2017). Báo cáo cơ cấu giống lúa xã Cồn Thoi năm 2016.

28. UNDP (2008). Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong

một thế giới con chia cách. Báo cáo Phát triển Con người 2007/2008.

29. Viện khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường (2010). Biến đổi khí hậu và tác

động ở Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

B - Tài liệu Tiếng Anh:

1. B. Smit, J. Wandel (2006). Adaptation, adaptive capacity and vulnerability.

Global Environmental Change 16:282-292.

2. CARE International (2013). CARE at CBA7.

3. Endo N., J. Matsumoto, T. Lwin, 2009: Trends in Precipitation Extremes over

Southeast Asia. SOLA 5, 168.

4. IPCC (2007). Climate Change 2007. Synthesis Report.

5. IPCC (2012). Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to Advance

Climate Change Adaptation. A Special Report of Working Groups I and II of the Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) [Field, C.B.,V.Barros, T.F.Stocker, D.Qin, D.J.Dokken, K.L.Ebi, M.D.Mastrandrea, K.J.Mach, G.-K. Plattner, S.K.Allen, M.Tignor, and P.M.Midgley (eds.)]. Cambridge University Press, Cambridge, UK, and New York, NY, USA, Cambridge.

6. IPCC (2014). Climate Change 2014. Synthesis Report.

7. United Nations (1992). United Nations Framework Convention on Climate

Change. FCCC/INFORMAL/84, GE.05-62220 (E), 200705.

8. Wisner, B., Blaikie, P.,Cannon, T.,Davis, I. (2004). At Risk: natural hazards,

people’s vulnerability and disasters. Second edition. Routledge.

C - Tài liệu internet:

1. Monre.gov.vn. (2010). Biến đổi khí hậu và sự sống còn của nhân loại.

http://www.sihymete.vn/vi-vn/zone/440/item/400/item.cco.Chủ nhật, ngày 11/06/2017.

2. Ngô Huyền. (2015). Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại.

http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/biendoikhihau/Pages/T%C3%ACnh- h%C3%ACnh-bi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BB%95i-kh%C3%AD- h%E1%BA%ADu-tr%C3%AAn-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-v%C3%A0- nh%E1%BB%AFng-t%C3%A1c-h%E1%BA%A1i.aspx. Chủ nhật, ngày 11/06/2017.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC I

PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN XÃ CỒN THOI

Phiếu số:……..

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG

PHIẾU PHỎNG VẤN

NGƯỜI DÂN XÃ CỒN THOI – HUYỆN KIM SƠN – TỈNH NINH BÌNH

Tôi rất mong nhận được sự hợp tác của Ông/Bà!

Thời gian phỏng vấn: ………

A. THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

1. Họ và tên: ……… 2. Tuổi: ……… 3. Giới tính: ………. 4. Địa chỉ: ……… 5. Nghề nghiệp: ………... B. NỘI DUNG PHỎNG VẤN I. HỒ SƠ NHÂN KHẨU

6. Liệt kê số thành viên trong gia đình theo lứa tuổi:

- Dưới 15 tuổi:……… - Trên 70 tuổi: ……… - Từ 15 – 69 tuổi: ………. 7. Ông/ bà có phải chủ hộ trong gia đình không?

1 Có

2 Không

Nếu không, xin cho biết chủ hộ trong gia đình Ông/bà là nam hay nữ?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương về sinh kế do biến đổi khí hậu tại xã cồn thoi, huyện kim sơn, tỉnh ninh bình và đề xuất các giải pháp thích ứng (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)