Bi kịch nguyên nghĩa là một thể loại. Bản chất của bi kịch là “phản ánh không
phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột khơng thể điều hoà được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn.v.v diễn ra trong một tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thường khỏi thốt ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng”
[22; tr.15]. Cảm quan bi kịch ra đời do sự bất mãn với thực tại xã hội. Dù bằng cách này hay cách khác, bi kịch đến với con người khi họ bị đặt trong nhiều sự đấu tranh, giằng xé hoặc phải theo cái này hoặc phải theo cái khác. Có những khi bi kịch xảy ra do mâu thuẫn của điều muốn và không muốn, được và mất. Thậm chí, bi kịch chính là những số phận bi đát, có kết cục bi thảm. Vì thế, phạm trù cái bi có cơ sở khách quan là nỗi khổ đau và chết chóc của con người. Tuy nhiên, trong tác phẩm
văn chương không phải lúc nào cũng xuất hiện nhân vật bi kịch. Chỉ khi con người có sự tự ý thức cao độ thì bi kịch mới xảy ra. Tự ý thức là giai đoạn cao của ý thức, là sự đào sâu mổ xẻ bản thân nội tâm để cải tạo và hoàn thiện. Cơ sở của sự tự ý thức và tự hoàn thiện là năng lực cảm nhận sự thật, trước hết là sự thực của cõi lịng mình. Tiểu thuyết thời kì đổi mới ra đời trong khơng khí của nhu cầu muốn thể hiện sự thật, trên nền một hiện thực phức tạp đa sự, đa đoan, cảm hứng bi kịch xuất hiện trong nhiều tác phẩm và vì thế, nhân vật bi kịch cũng được thể hiện một cách sâu sắc. Thông qua nhân vật bi kịch, chúng ta không chỉ thấy số phận cá nhân mà còn thấy số phận của cộng đồng.
Trong tiểu thuyết thời kì đổi mới, bi kịch của các nhân vật xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: nạn nhân của chiến tranh, của tư duy lỗi thời; nạn nhân của môi trường sống tha hóa… Những nhân vật này xuất hiện trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Việt Hà …