Nhân vật kì ảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 83 - 89)

Con người ngày càng được khám phá ở nhiều bình diện và nhiều góc độ. Văn học đương đại xuất hiện kiểu nhân vật kì ảo (khơng có thực) mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Trong văn học Trung đại, nhân vật kì ảo thường là những bóng ma, oan hồn (Truyền kì mạn lục, Lĩnh Nam chích quái...). Đến văn học đương đại, nhân vật kì ảo xuất hiện khá đa dạng, tồn tại dưới nhiều hình thức. Theo quan niệm của Võ Thị Hảo nhân vật kì ảo gốc là nhân vật lịch sử có thật, hồn tồn được biến dạng,

chắp nối, đặt trong một khơng khí huyền ảo phi lơgic, cũng có khi đó là những con người siêu nhiên được tạo ra bởi trí tưởng tượng của nhà văn. Chúng ta bắt gặp

nhân vật bào thai trong Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh); những hình thù kì dị,

quái đản như Cún trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp, những con quỷ đội lốt người như Đại Điên, những con vật biết yêu thương như Dã Nhân, trong

Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), cơ gái Mai Trừng có năng lực đặc biệt trừng phạt những

kẻ xấu...trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái ... Qua đó, có thể thấy nhân vật kì ảo không đơn thuần chỉ là những kẻ kì quái, đáng sợ mà có khi chính là những con người bình thường trong thực tế cuộc sống nhưng đã được miêu tả qua lăng kính kì ảo. Bởi vậy chúng tơi quan niệm: nhân vật kì ảo là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm khái quát những phương diện đa dạng và biến đổi không ngừng của đời sống theo khuynh hướng kì ảo hố.

Trong Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), nhân vật chính là Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh -

nhân quả. Bên cạnh nhân vật Từ Lộ, nhiều nhân vật khác cũng có ngoại hình mang đậm màu sắc kì ảo như cung nữ Ngạn La, Nhuệ Anh, Ỷ Lan thái hậu, Lý Trác, Từ Vinh..., những nhân vật hồn ma những người đã bị thiêu cháy theo lệnh của Ỷ Lan. Cung nữ Ngạn La hiện lên trong tác phẩm vừa như một phù thuỷ hoang dại có thể hút hồn cả ma quỷ, vừa tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, trong trắng, ngây thơ. Nhưng vẻ đẹp ấy quá xa vời và không nên hiện hữu trên thế giới đầy bạo liệt này, nó chỉ là nguyên nhân đưa nàng đến những bất hạnh, khổ đau. Qua chi tiết lạ hoá ngoại hình Ngạn La hiện ra thật kì lạ: “Đơi mắt mèo màu xám nâu mở to hoảng hốt

dưới đôi mày mềm mại lượn cong vút lên như hai cánh én. Đôi môi mọng màu hoàng thổ sẫm kinh ngạc mở rộng làm hé lộ hàm răng đen láy. Mớ tóc dài ni nấng qua mười hai năm tràn xuống nửa lưng ôm lấy một bờ vai mảnh mai chảy xuôi màu nâu mịn mượt như lụa.” [24, tr. 222]. Chính vẻ đẹp này đã mang đến cho

Ngạn La những đau khổ, nhưng tạo cơ hội để cơ có thể trở thành nhân chứng của cuộc đối thoại lịch sử giữa Ỷ Lan và những hồn ma cùng hoàng hậu họ Dương. Một sự nhận thức lại lịch sử được thực hiện dưới ánh sáng của cái kì ảo. Trong hệ thống nhân vật của Tạ Duy Anh thường xuất hiện kiểu nhân vật như một loại “thiên sứ”- đó là những nhân vật đại diện cho cái thiện, cái cao đẹp để soi chiếu ánh sáng, niềm tin vào những tâm hồn u tối, mong cứu vớt những con người xấu ra khỏi vũng bùn của tội ác. Trong thế giới nhân vật của Tạ Duy Anh ln có những “thiên thần” và “ác quỷ”, hồn ma. Nhân vật Hai Duy và Tâm trong Lão Khổ của Tạ Duy Anh là

những nhân vật được đầu thai xuống cõi trần để dẫn dắt con người ngu tối thốt khỏi vịng vây của thù hận. “Bào thai” (Thiên thần sám hối) là một sinh thể cịn nằm trong bụng mẹ, tự kể về mình và những gì mình quan sát. Đó là biểu tượng về một sự nghiệm sinh cõi đời từ trong tiền kiếp, một quá trình nhọc nhằn, đau khổ nhưng đầy hạnh phúc của sự sống. Với cái ác, Tạ Duy Anh xây dựng nên những nhân vật

ác quỷ. Bộ mặt nhân vật “ác quỷ” luôn lẩn lút trong sáng tác của Tạ Duy Anh,

có khi khơng xuất hiện tạo thành cái ác chưa định hình. Nó chỉ được gọi bằng những cái tên như “hắn”, “ông ta”, lão già bóng tối...”, là một hồn ma. Bộ mặt ác quỷ ấy với những ý định làm những điều xấu xa đã rình rập và bám gót con

người, khiến cả thế giới như chìm vào mộng mị, khơng lối thốt. Hơn thế nữa, nhân vật “lão già bóng tối - hồn ma” (Giã biệt bóng tối) là kẻ “mượn dao giết người”. Lão truyền cho thằng Thượng một khả năng đặc biệt: bất kì người nào bị thằng bé nguyền rủa sẽ chết theo cách nó nguyền rủa. Hồn ma đó là hiện thân của cái xấu. Thông qua cách lão làm với thằng Thượng, Tạ Duy Anh đưa ra một quan niệm mới: có lúc, chúng ta có thể giết chết người khác chỉ bằng suy nghĩ. Con người sẽ vơ cùng khó khăn để giã biệt bóng tối- giã biệt những cái xấu xa trong chính con người mình để hướng đến sự lương thiện. Thế giới nhân vật kì ảo của Tạ Duy Anh thường hiện lên với dụng ý rất rõ ràng, là hiện thân cho cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Trong đó, con người phải dằn vặt, đấu tranh một cách quyết liệt để có thể vươn tới phần thiện cao đẹp.

Mai Trừng (Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái) là một cô gái mà ngay tên gọi đã có ý nghĩa: trừng phạt cái ác. Khơng có vẻ ngồi dị dạng, trái lại, một khuôn mặt vô cùng xinh đẹp, một thân thể vô cùng gợi cảm mà người đàn ông nào cũng muốn sở hữu. Thế nhưng, Mai Trừng có khả năng kì bí. Bất kì ai có ý định làm điều ác với cô đều bị trừng phạt bằng đúng cách họ định làm. Ngay từ ngày nhỏ, Mai Trừng đã thấy ngạc nhiên khi nhận ra điều đó. Bản thân cơ cũng khơng thấy vui vì có nhiều người chết đến như vậy (cho dù họ có ý định độc ác với cô). Bản thân cô nhiều khi đau khổ vì điều ấy, khi Duy- người cô rất yêu thương cũng bị khả năng kì bí kia của cơ làm cho đau đớn. Cuối cùng, Mai Trừng đã được giải thoát bằng lời chỉ dẫn của cha mẹ. Chuyến đi tìm hài cốt của cha mẹ tại chiến trường xưa đã được định đoạt, ở đó, cơ sẽ khơng cịn tiếp tục sứ mệnh trừng phạt như di nguyện của mẹ cô. Hai mươi sáu năm là quá nhiều. Nhưng vấn đề đặt ra: lí do nào khiến Mai Trừng có mong ước được giải thốt khỏi năng lực ấy? Đó là hạnh phúc đời thường. Người con gái đó muốn được yêu. Rốt cuộc, con người đều quay trở về với những chân bản của mình. Và đó mới là điều cần thiết. Còn hận thù chỉ tiếp tục hận thù. Hận thù cũng sẽ thiêu đốt tâm can của chính kẻ hận thù.

Thế giới nhân vật của Nguyễn Bình Phương xuất hiện rất nhiều nhân vật kì ảo. Đó là những đứa trẻ khi mới sinh đã là những người già (Những đứa trẻ chết

già). Dù chúng là trai hay gái cũng đều có kết thúc như nhau. Từ đứa trẻ thành ông

già, thành người đàn ông trung niên hay thành một thiếu nữ có chửa... nhưng cuối cùng tất cả những con người quái dị ấy đều chết hoặc biến mất kì lạ. Lại có những hồn ma (Người đi vắng) tồn tại bất thường trong tác phẩm: có lúc xuất hiện qua tiềm thức của nhân vật chính; có lúc lại hiện diện bất ngờ trên văn bản “không cần báo trước”. Thế giới nhân vật đầy sự lạ kì ấy cũng như cuộc đời đầy những điều nghịch dị, khơng có gì đơn giản, dễ hiểu. Kim (Ngồi, Nguyễn Bình Phương) xuất hiện chỉ qua những giấc mơ bất thường của nhân vật chính (Khẩn), thường hiện lên qua những hình ảnh chắp nối, những đối thoại khơng đầu không cuối, là biểu tượng cho mối tình đầu, cho ký ức đẹp đẽ và trong trẻo của nhân vật chính; đồng thời cũng là biểu tượng cho “phần tốt đẹp, thánh thiện” mà nhân vật chính ln khao khát hướng tới giữa cuộc mưu sinh xô bồ, khắc nghiệt. Đa số là những số phận kì lạ, bí ẩn biểu tượng cho một thế giới khác: Thế giới tâm linh, cho những “khoảng tối” của lịch sử, của cuộc sống con người (khơng bao giờ có thể lí giải và nhận thức hết. Như thế, nhân vật “khơng nổi lên bằng một nét cá tính nào, một nét hình dung diện mạo nào” và “Bóng hình của họ khơng có chiều dày thực thể, mà chỉ giống như những giọng nói, những hình dung, những biểu tượng”.

Trong Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), các nhân vật kì ảo dường như được đẩy lên

mức độ huyền thoại. Hình tượng bé Hon với việc ra đời kì lạ đã tiềm ẩn tính chất huyền thoại. Mẹ Hồi tưởng “khơng cịn khả năng sinh nở nữa” vậy mà ít lâu sau lại hồi thai và sinh ra bé Hon đẹp đẽ, khác thường “như một thiên sứ pha lê ghé trần gian nhân cuộc dạo chơi miên viễn”. Chỉ xuất hiện một chi tiết cố gắng lí giải sự khác thường nhưng thực tế lại tô đậm thêm sự khác thường: Bộ đồ lót của mẹ bị bỏ quên ngoài trời, qua một đêm sương, “bị loang lổ những vết từa tựa như chàm”. Là thiên sứ, bé Hon thực hiện chức năng của mình là làm cho thế giới này đẹp hơn, con người sống với nhau yêu thương và tình cảm hơn. Nhà lão Hạc ngỗ ngược thay đổi và luôn dậy sớm đề nhận nụ cười bé Hon ban tặng. Nhưng trong thế giới đầy sự tha hóa, thiên sứ cũng nhanh chóng trở nên lạc lõng. Con người dường như quá bận rộn để tồn tại nên nụ cười của bé Hon được tiếp trả bằng những thái độ ghẻ lạnh “Ra

chỗ khác, thơm với tho gì, tơi khơng kịp mở mắt đây này”; “Cút”. Trần gian dẫu có thiên sứ nhưng nơi đó q nhiều điều xấu xa, thiên sứ khơng thực thi được sứ mệnh của mình.

Khác với thiên sứ, Quang lùn như đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu là nhân vật được xây dựng trên cơ sở huyền thoại phương Tây – loại quỷ lùn. Đây là loại người hành động theo lập trình có sẵn, duy ý chí và thiếu tình thương. Hắn làm việc 14 tiếng một ngày, cần mẫn giải quyết các công việc, gõ máy chữ đủ mười ngón …Hắn máy móc trong tư duy và hành động. Sáng tạo nhân vật này, dường như Phạm Thị Hoài muốn cảnh báo về loại người cơng thức trong xã hội thời điểm đó- một sự xơ cứng trong tính cách.

Những nhân vật này đã thể hiện sự mở rộng phạm vi đối tượng miêu tả của các nhà văn: Nhà văn không chỉ chú trọng đến con người bình thường mà cịn chú ý đến những con người bất bình thường. Nhân vật khơng còn đi theo cách hiểu thông thường, trở thành “phản nhân vật”, trở thành nhân vật biểu tượng. Nói chính xác hơn, nó là một thủ pháp nghệ thuật. Trong cách thể hiện này, người viết tỏ ra am hiểu về cõi tiềm thức, vô thức của con người.

Sự xuất hiện và phát triển của kiểu nhân vật dị biệt đã làm nên khuynh hướng kì ảo trong văn học đương đại. Một thành tựu không thể phủ nhận là những tác phẩm có yếu tố kì ảo ln tạo nên sự hấp dẫn, mới lạ cho tác phẩm. Bên cạnh đó, nó chỉ dẫn cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ và một góc tiếp cận khác lạ về hiện thực và con người: cuộc sống có nhiều dạng, nhiều vẻ; con người có hồn thiện, có thiếu sót. Từ đó khám phá sâu sắc hơn bản chất của hiện thực cuộc sống nhằm tìm ra những câu trả lời cho cuộc sống hôm nay về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, về sự tha hoá của một bộ phận người trong xã hội hiện đại, về mối quan hệ đầy mâu thuẫn giữa khát vọng quyền lực và xu thế hướng thiện trong con người. Từ đó mỗi cá nhân sẽ tự rút ra những bài học từ lịch sử cho bản thân mình.

Trong chương này, chúng tơi cố gắng mơ hình hóa một số kiểu dạng nhân vật trong sự đa dạng của thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới.

Đó là kiểu Nhân vật bi kịch; Nhân vật tha hóa; Nhân vật sám hối, tự thú; Nhân vật cô đơn; Nhân vật dị biệt. Sự phân biệt để nhận diện này chỉ mang tính chất tương đối. Đặc điểm của nhân vật này có thể có trong nhân vật khác, chúng tơi cố gắng lấy điểm đặc trưng nhất của nhân vật để gọi tên.

Trong số các kiểu nhân vật trên, có nhân vật tiếp nối từ truyền thống nhưng có nhân vật lần đầu tiên xuất hiện. Mỗi nhân vật, với từng đặc điểm của mình góp phần tạo nên khn mặt con người trong cuộc sống. Chúng ta nhìn nhận rõ hơn về con người. Trong thẳm sâu mỗi con người là những vấn đề không dễ dàng khám phá. Thông qua những số phận ấy chúng ta càng thấy rõ hơn về cuộc đời, có những đánh giá xác đáng hơn về những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 83 - 89)