Bi kịch đời tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 57 - 60)

Khơng chỉ hồn cảnh lịch sử mang lại bi kịch cho con người. Trong cuộc sống, với bao mối quan hệ phức tạp với nhiều mâu thuẫn, nghịch lí thì việc con người rơi vào bi kịch là tất yếu. Trong đó, có bi kịch do cái ác gây ra, nhưng cũng có bi kịch do bản thân con người tạo nên.

Trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, con người hiện lên hiếm khi hạnh phúc tròn trịa viên mãn. Nhà văn dành nhiều sự quan tâm đến nỗi thống khổ của con người và những mảnh đời bất hạnh. Con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh luôn bị nhấn chìm trong lịng hận thù. Chính từ đây sinh ra nỗi thống khổ và tội ác. Trong cái làng Đồng bé nhỏ, nỗi hận thù bủa vây lên số phận Lão Khổ, Lão Tự, Tư Vọc, Hai Duy và Tâm. Mối thù từ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia khơng thể hố giải. Chính Lão Khổ đắc lực xây dựng nên cái khổ của mình. Tên lão, là bản chất lão, là con đẻ cái guồng máy mà lão là nguyên nhân tạo dựng, để sau này nó nghiền nát lão. Khi "lão bắt đầu lục lọi ký ức, lôi ra cả dây những thằng ăn cháo đá bát, những thằng

của lão, những thằng khẩu phật tâm xà" và than thở "Sao cái giống hại nhân nó nhiều đến thế" thì lão khơng biết rằng đời lão đang tàn đi theo những ý nghĩ ấy. Cái

danh sách hận thù càng dài thì đời lão càng ngắn lại. Sự hận thù đẻ ra bi kịch. Tạ Duy Anh hay nói đến cái chết của con người. Từ cái chết oan nghiệt của những sinh linh chưa bao giờ được làm người đến những con người mà bàn tay đã vấy máu. Hầu hết các nhân vật còn một chút tỉnh táo của Tạ Duy Anh đều lâm vào cảnh không cịn chọn lựa nào khác ngồi sự tự kết liễu, vì đây là việc duy nhất cịn có ý nghĩa mà họ có thể làm – tiến sĩ N. suốt đời chỉ làm được một việc có ý nghĩa: ấy là tự sát!

Lại có bi kịch con người khuất phục bởi hồn cảnh, bởi cái xấu, cái ác. Loại nhân vật trở thành bi kịch của cái xấu, cái ác có thể nhìn thấy trong Vịng tròn bội

bạc, Cuộc đời dài lắm, Ba lần và một lần (Chu Lai). Họ là những người lính muốn

sống trung thực, không chịu khuất phục tiền tài và quyền lực, không a dua theo kẻ xấu, kiên quyết đấu tranh đến cùng cho lẽ phải. Trong Ba lần và một lần (Chu Lai) nhân vật chính là Sáu Nguyện- một người chỉ huy tốt bụng. Bi kịch của Sáu Nguyện được miêu tả trong mối quan hệ với Năm Thành là đồng đội cũ của anh – một kẻ xấu xa, thủ đoạn. Ở mỗi tình huống đối mặt, Sáu Nguyện đều là người tha thứ. Lần đầu tiên Năm Thành chiêu hồi, Sáu Nguyên tha. Lần thứ hai Năm Thành cướp người thương yêu nhất của Sáu Nguyện, ông cũng tha. Hai mươi năm sau Năm Thành bằng thủ đoạn đã phạm nhiều vào tội ác, chà đạp lên tất cả, ông vẫn tha. Lẽ ra Sáu Nguyện đã có thể giết chết Năm Thành nhiều lần nhưng vì lịng nhân đạo anh lại tha cho hắn. Chính vì lịng nhân đạo của mình mà Sáu Nguyện có kết cục bi thảm là cái chết. Để làm nổi bật lên cuộc chiến không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác, Chu Lai thường để nhân vật trong những xung đột gay gắt, quyết liệt. Trong chuỗi xung đột ấy, cái ác hiện lên hết sức tinh vi, hiểm độc Chủ đề nhân vật bi kịch còn được Chu Lai tiếp tục trong Cuộc đời dài lắm. Để hãm hại Vũ Nguyên, Đăng Điền đã giở mọi mánh khóe, mưu mơ, thậm chí đã có lúc vờ vĩnh, giả nhân, giả nghĩa. Hắn tìm đến những kẻ có thế lực như Ba Vinh, thất thế như Đồn Thanh, có điều kiện gây tội ác như Hùng tiền đồn …. Để tạo thành một liên minh ma quỷ.

Kết quả là Vũ Nguyên bị đẩy vào tù. Nhờ sự tranh đấu của bạn bè, đồng chí, nhất là Hà Thương, Vũ Nguyên được minh oan. Nhưng ngày trở về cũng chính là ngày Vũ Nguyên ra đi trong vịng tay của người u vì bệnh tim tái phát.

Không chỉ Chu Lai, Ma Văn Kháng cũng là người theo đuổi mẫu nhân vật bị cái ác vùi dập. Loại nhân vật này trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thường là những trí thức có học, giàu lịng tự trọng, ni trong mình khát vọng cao đẹp như Tự, Thuật (Đám cưới khơng có giấy giá thú), Khiêm, Hoan (Ngược dịng nước lũ).

Là một thầy giáo dạy văn giỏi, được nhiều thế hệ học trò yêu quý nhưng cuộc đời của Tự là “một vại dưa muối hỏng”. Hay nói như Thuật, Tự là “một cuốn sách

hay để nhầm chỗ, một đám cưới không thành, một bữa tiệc giang dở”. Vì khơng

đồng ý với việc làm gian dối của Dương và Cẩm- những kẻ ngu dốt, xấu xa- mà Tự, Thuật (một giáo viên dạy tốn “có cái đầu bằng hai tiến sĩ cộng lại”) và ông Thống bị đầy đọa bằng những thủ đoạn hết sức bỉ ổi. Thuật và ông Thống bắt được Cẩm chữa bài thi để nâng thành tích nhưng hắn đã đổi trắng thay đen, vu cho hai người tự tiện vào văn phòng và lập biên bản. Sự trắng trợn của hắn làm cho ông Thống bị sốc, phải đưa đi cấp cứu. Trong cuộc đối đầu với cái ác, không ai lành lặn. Ông Thống bị cấm khẩu, Tự suy nhược sức khỏe phải vào viện, Thuật bị tâm thần phải điều trị. Riêng Tự còn phải gánh chịu thêm nhiều nỗi bất hạnh nữa: bị Dương và Cẩm nhân danh Đảng, nhân danh nghề nghiệp kết luận Tự không xứng đáng được đứng trên bục giảng. Thêm vào đó, vợ Tự phản bội, cuộc sống gia đình nặng nề. Có thể nói, tồn bộ cuốn sách vang lên những câu hỏi riết róng đầy trách nhiệm của nhà văn: Tại sao có những người đủ cả tâm lẫn tài lại phải chịu nhiều kiếp nạn đến thế? Tại sao cái ác lại có thể hồnh hành một cách trắng trợn như vậy?

Một bi kịch khác cũng được tái hiện khá thành cơng trong Ngược dịng nước lũ là bi kịch của Khiêm và Hoan. Khiêm là một trí thức tài hoa, uyên bác, được bạn

bè yêu quý. Khiêm luôn giúp đỡ người khác một cách chân thành, khơng suy bì, tính tốn. Nhờ anh, việc vào Đảng của Liệu thuận lợi. Anh cũng luôn quan tâm đùm bọc cái Tí Hợi …Nhưng chính những kẻ mà anh nâng đỡ ấy lại là những kẻ phản

trắc. Chúng hợp sức với Phô- một kẻ nhân cách kém cỏi, hèn hạ- vùi dập Khiêm. Bi kịch gia đình và bi kịch phản trắc làm Khiêm chán nản, đau ốm.

Như trên đã phân tích, nẻo đường dẫn tới bi kịch của nhân vật có thể do hồn cảnh, có thể do cái ác hãm hại. Tuy nhiên, bi kịch còn một phần nằm ngay trong những con người thiếu bản lĩnh, khơng thắng được chính bản thân mình. Khi bàn về nhân vật Giang Minh Sài trong Thời xa vắng, chúng tơi đã phân tích hồn cảnh đã xô lệch cuộc đời nhân vật này. Nhưng về phía mình, bản thân Sài ln luôn sống thụ động. Ngay cả khi bỏ Tuyết để lấy Châu, Sài lại rơi vào luẩn quẩn: “Nhiều lúc

anh thấy mình khơng cịn là mình”. Chia tay Châu, Sài cay đắng nhân ra một sự

thật: “bốn mươi tuổi đầu không biết mình là như thế nào để tự định đoạt lấy số phận

của mình”.

Trong Bến không chồng của Dương Hướng, Vạn cũng là nhân vật bi kịch.

Thầm yêu Nhân, nhưng vì lời nguyền của dịng họ, Vạn đành để mối tình ấy câm lặng trong lịng. Nhưng đau khổ nhất là ở chỗ, khi biết con gái của Hạnh chính là con mình, Vạn vẫn nhất quyết khuyên Hạnh trở về với Nghĩa. Việc Vạn khuyên Hạnh về với Nghĩa xuất phát từ chỗ anh quá sợ mọi người biết được sự thật. Khi biết ý định của Hạnh sẽ không rời xa Vạn, Vạn đã ra sông để tự tử. Cái chết của Vạn cho thấy nhân vật này không đủ can đảm “bước qua lời nguyền” để đón nhận hạnh phúc.

Như vậy, cảm hứng bi kịch thấm đẫm chất nhân văn trong tiểu thuyết thời kì đổi mới như một nguồn ánh sáng đẹp và buồn thăm thẳm. Nguồn ánh sáng ấy hướng tới và hội tụ lại trong kiểu nhân vật "Con người bi kịch". Từ bi kịch của những anh hùng trong các dạng thức cụ thể của bi kịch lịch sử đến bi kịch của những con người nhỏ bé, bình thường trong bi kịch đời tư với số phận con người đa đoan, bất trắc, hợp lí và phi lí, đúng đắn và sai lầm... Tất cả bề bộn, ngổn ngang như chính cuộc đời thực quanh ta. Và đó mới đích thực là cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 57 - 60)