Nhân vật dị dạng, bất bình thường về tâm lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 82 - 83)

Khi mở rộng hiện thực, thế giới nhân vật cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Nhân vật khơng chỉ có những con người bình thường mà cịn có những con người bất thường về ngoại hình và tâm lí.

Loại nhân vật này thường biến dạng về ngoại hình (khuyết tật, dị dạng) hoặc khơng bình thường về tâm lí (người điên, người tâm thần) và thường có hai kiểu: dị dạng hoặc điên loạn bẩm sinh; dạng khác là do hồn cảnh xơ đẩy. Cảm nhận ban đầu về những nhân vật này là sự khó hiểu, phức tạp nhưng rất cuốn hút bởi sự mới mẻ, độc đáo. Cũng chính điều này đã góp phần làm nên thành cơng cho tác phẩm.

Nguyễn Bình Phương là nhà văn đặc biệt thành công trong việc xây dựng những nhân vật có tâm thần khơng bình thường bản năng. Đó là Tính trong Thoạt kì

thủy, là người điên trong Ngồi. Tính được giới thiệu: “Cao 1 mét 68, nặng 56 ki-lô- gam. Tai dài, lưng dài, chân ngắn. Lơng tay đỏ hồng, ngón khơng phân đốt. Lơng mày nhạt, hình vịng cung ơm nửa mắt. Tai nhỏ, mồm rộng, răng cải mả. Tiếng nói đục. Ði như vượn, ngồi như gấu. Không biết chữ” [59, tr. 7]. Hắn sinh ra đã mang

dòng máu ác quỷ (tiếp nhận bạo lực trong bụng mẹ, sống trong môi trường bạo lực). “Năm lên hai tuổi, Tính khơng quấn bố mẹ như những đứa trẻ khác. Tính thích lê la

một mình, bạ gì cũng cầm, bạ gì cũng liếm, cũng cho vào mồm”. Ở Tính là sự dị dạng

của ngoại hình và sự ngu muội. Chính sự ngu muội bẩm sinh của hắn đã lí giải vì sao nhân vật lại mang tâm tính độc ác như vậy. Hiếu sát trở thành một phần tính cách của hắn. “Càng về sau, ông Ðiện càng ít gọi Tính đi theo mình vì ơng để ý thấy Tính

nhìn cảnh chọc tiết lợn với vẻ ham muốn đáng nghi. Mắt Tính càng lớn càng vằn lên” [59, tr.21]. Hắn thèm máu, thèm được chém giết.

Bên cạnh những nhân vật bẩm sinh bất bình thường về tâm lí cịn có những nhân vật do tác động của ngoại cảnh mà trở nên điên loạn. Sang trong Lạc giới

(Thủy Anna), sau rất nhiều hành động xấu xa, hắn bị trả thù bởi người tình cũ. Hậu quả, hắn bị tâm thần. Và cũng chính nhờ bệnh án tâm thần mà hắn khơng bị hầu tịa. Tuy nhiên, khi hắn bị tâm thần, người ta càng có cớ để sợ hãi hơn, xa lánh hắn hơn

bởi: hắn là kẻ xâm hại tình dục trẻ em, là một tú ơng và là một điếm trai bậc thầy. Ngay cả khi hắn ở trong tình trạng đáng thương (khơng ý thức được thực tại) thì hắn vẫn khơng có được bất kì sự cảm thơng nào. Điều này tô đậm thêm bi kịch của Sang.

Nói chung, việc xuất hiện loại nhân vật điên, bất bình thường về tâm lí trong tiểu thuyết thời kì đổi mới đã đặt lại cái nhìn hiện thực, về nhân vật. Sẽ khơng chỉ có những con người bình thường mới trở thành đối tượng của nghệ thuật. Mọi con người đều bình đẳng trong sự chọn lựa của người nghệ sĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 82 - 83)