7. Kết cấu của luận văn
1.2. Đặc trƣng của truyền hình, hình ảnh truyền hình, chƣơng trình thời sự
thời sự truyền hình
1.2.1. Đặc trưng của truyền hình
Truyền hình là kênh truyền thông giúp truyền tải thông tin bằng hình ảnh, âm thanh sống động với đầy đủ sắc màu từ lời nói đến âm nhạc và tiếng động. Truyền hình còn đƣợc khán giả gọi với những tên ƣu ái nhƣ kẻ mang bức tranh muôn màu cuộc sống, ngƣời đƣa mang thông tin kết nối mọi ngƣời lại với nhau. Truyền hình là thứ mang đến thông tin, hình ảnh một cách trực quan nhất. Truyền hình đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội. Truyền hình mang các đặc trƣng sau:
Tính công chúng rộng rãi: Truyền hình Việt Nam phủ sóng hơn 80% dân số, khán giả trên khắp các miền đất nƣớc đều có thể xem truyền hình với nhiều chƣơng trình, thể loại khác nhau, đáp ứng nhu cầu của khán giả cho dù ở các lứa tuổi, trình độ học vấn, giới tính… khác nhau. Với nội dung phong phú dựa trên phƣơng tiện chuyển tải hấp dẫn, có thể nói truyền hình thu hút hết sức đông đảo khán giả.
Tính tức thời, trực tiếp: khán giả ngồi trƣớc máy thu hình có cảm giác đƣợc nhìn thấy trực tiếp sự kiện diễn ra mà không phải qua một
phƣơng pháp tƣ duy hay một trung gian nào. Nhƣ vậy, việc tạo ra hiệu quả “có mặt” và tính “trực tiếp” của sự kiện cho ngƣời xem là đặc trƣng riêng biệt của thể loại báo chí truyền hình.
Sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh: khác với các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác, đặc trƣng cơ bản và nổi bật nhất của truyền hình là thông tin truyền tải đến khán giả thông qua hình ảnh và âm thanh. Âm thanh bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc và hình ảnh bao gồm cả hình ảnh tĩnh và hình ảnh động.
- Tính thời sự.
- Ngôn ngữ: hình ảnh và âm thanh.
- Tính phổ cập và quảng bá là phƣơng tiện truyền thông đại chúng. - Khả năng thuyết phục công chúng, có thể truyền hình ảnh đi xa cho công chúng xem nên có tính thuyết phục hơn.
- Khả năng tác động dƣ luận mạnh mẽ.
- Khả năng trở thành diễn đàn của nhân dân.
Chính vì thế, truyền hình tạo ra sự tƣơng tác của xã hội đối với ngƣời xem truyền hình.
1.2.2. Đặc trưng của chương trình thời sự truyền hình
Chƣơng trình thời sự truyền hình mang tính công chúng rộng rãi, nội dung phong phú, mang nhiều thông tin mới mới, tính thời sự đã thu hút hết sức đông đảo khán giả.
Tính tức thời, trực tiếp: khán giả ngồi trƣớc máy thu hình có cảm giác đƣợc nhìn thấy trực tiếp sự kiện diễn ra mà không phải qua một phƣơng pháp tƣ duy hay một trung gian nào.
Tính thời sự: các sự kiện, sự việc, vấn đề vừa mới xảy ra, thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo công chúng, chuyển tải một cách nhanh chóng,
kịp thời những thông tin về các sự kiện, vấn đề đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm.
Có thời lƣợng và thời gian phát sóng nhất định.
1.2.3. Đặc điểm của hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình
- Về nội dung
Hình ảnh là thứ thể hiện tính chân thực và gây ấn tƣợng sâu sắc. Hình ảnh nói chung và hình ảnh trong chƣơng trình thời sự truyền hình mang đặc điểm chung nhất là nghệ thuật tạo cảnh, bên cạnh đó còn mang những đặc điểm đặc trƣng của nó.
Một là, hình ảnh là thông tin là sự gắn kết giữa yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận.
Hình ảnh trong chƣơng trình thời sự truyền hình mang tính thông tin, đồng thời nó cũng mang yếu tố nghị luận cùng với yếu tố thông tin luôn gắn kết chặt chẽ mang tính mục đích của sự phản ánh trong từng sự kiện, sự vật, hiện tƣợng.
Yếu tố thông tin mang đến cho công chúng và độc giả những thông số, sự nhận biết, những cứ liệu xác định về cuộc sống con ngƣời, sự kiện, sự việc đang diễn ra trƣớc sự chứng kiến của ngƣời cầm máy và nó đƣợc tái hiện bằng hình ảnh. Lƣợng thông tin trong hình ảnh đƣợc chuyển tải qua nội dung hình ảnh lẫn hình thức thể hiện của nó; qua cả phần hình ảnh và phần lời nói của một tác phẩm trong thời sự. Đối với bất kì hình ảnh, ở bất kì thể loại nào thì yếu tố thông tin cũng là cái có trƣớc, nó mang tính trực tiếp và thể hiện rõ trong nhận thức công chúng, nó hiện rõ trƣớc mặt khán giả thông qua các chi tiết đƣợc mô tả trong hình ảnh và những lời bình luận. Đây chính là đặc điểm nổi bật của hình ảnh, và cũng chỉ nó mới có.
Ngoài ra, bên cạnh thông tin mang đến từ hình ảnh thì cần thông tin mang tính định hƣớng, thông tin mang tính lập luận trong những lời luận. Yếu
tố nghị luận chính là kết quả của quan điểm tƣ tƣởng, lập trƣờng, thái độ của ngƣời phóng viên trƣớc các sự kiện, sự việc, hiện tƣợng trong đời sống xã hội.
Tóm lại, hình ảnh trong tác phầm truyền hình chính là thông qua những hình ảnh xác thực, ghi lại những cảnh tiêu biểu của hiện thực cuộc sống với độ chính xác cao về mặt phƣơng diện. Nó cung cấp cho ngƣời xem một lƣợng thông tin, một giá trị tƣ tƣởng, một sự nhận định về một sự kiện, một vấn đề xảy ra, cần đƣợc thông báo.
Thứ hai, hình ảnh phản ánh con người, sự kiện, sự việc, hiện tượng.
Hình ảnh mà tác phẩm đem lại phải có tính chân thực cao, diễn tả những diễn biến của thực tiễn cuộc sống. Thông qua hình ảnh, ngƣời xem nhận thức đƣợc những hoạt động, sự kiện, hiện tƣợng đã xảy ra. Để diễn tả đƣợc những diễn biến của thực tiễn cuộc sống thông qua những cảnh quay đòi hỏi ngƣời cầm máy phải kết hợp rất linh hoạt các yếu tố hình họa trong tự nhiên nhƣ ánh sáng, màu sắc, đƣờng nét, góc độ, bố cục… Nó còn đòi hỏi cao hơn ngƣời cầm máy năng lực tƣ duy để tìm ra đâu là khía cạnh bản chất, đâu là thao tác cầm máy và đâu là giây phút bấm máy quay tốt nhất.
Thứ ba, hình ảnh mang tính chất tài liệu xác thực.
Với đặc trƣng ghi thực, trực tiếp và tạo hình ảnh tốt nhất trong cuộc sống. Hình ảnh trong truyền hình có độ tin cậy cao và có sức thuyết phục đối với khán giả. Một tác phẩm truyền hình đƣợc đánh giá là một tài liệu, văn bản minh chứng của lịch sử khi nó phản ánh đúng, trúng, phản ánh trung thực và chính xác hiện thực khách quan trong quá trình vận động và phát triển của đối tƣợng, sự kiện. Ngƣợc lại khi hình ảnh làm biến đổi hoặc xuyên tạc bản chất của hiện tƣợng đó thì tác hại của nó là rất lớn.
Hình ảnh mang tính tài liệu xác thực chính là hạt nhân bản chất của sự kiện, hiện tƣợng. Tính tài liệu cần đƣợc xem xét trong mối quan hệ biện
chứng và thẩm mĩ. Tính tài liệu và tính hiện thực không tách rời nhau hay đối lập nhau mà hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau.
- Về hình thức
Trong chƣơng trình thời sự truyền hình, hình ảnh chính là ký hiệu thông tin chính. Đây là đặc trƣng đồng thời cũng là ngôn ngữ của truyền hình, là yếu tố chính ngôn trong tác phẩm báo chí truyền hình.
Ngôn ngữ chính là hệ thống tín hiệu vật chất để chuyển tải các thông điệp. Nó là phƣơng tiện để ngƣời làm báo sáng tạo tác phẩm. Truyền hình hấp dẫn công chúng bởi trong mỗi tác phẩm yếu tố hình ảnh đƣợc phát huy tối đa vai trò của mình.
Hình ảnh thể hiện rõ con ngƣời, cảnh vật, sự kiện xảy ra. Những hình ảnh cận cảnh hoặc từ xa, đều thể hiện rõ nhất gƣơng mặt, tâm trạng con ngƣời và sự kiện đang xảy ra. Các cỡ cảnh trong truyền hình là: Toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. Với các cỡ cảnh này, truyền hình có thể thỏa mãn nhu cầu muốn biết cái gì đang xảy ra, nó xảy ra nhƣ thế nào của khán giả. Mặt khác qua các cỡ cảnh, tác giả có thể bộc lộ đƣợc thái độ tâm lý của con ngƣời trong sự kiện đó. Qua các góc quay cao thấp, chính diện, góc độ chủ quan và khách quan, các tác phẩm truyền hình có thể giúp ngƣời xem tham gia sự kiện hay đứng trên nhìn vào sự kiện.
Ngoài ra, một khuôn hình có bố cục đẹp là khuôn hình đƣợc ngƣời quay sắp xếp mọi chi tiết, con ngƣời một cách hài hòa, hợp lý, có chiều sâu, ngƣời phóng viên phải am hiểu nhất định về kỹ thuật sử dụng máy quay cũng nhƣ các thiết bị đi kèm phụ trợ, nắm rõ các nguyên tắc tạo bố cục cho khuôn hình cũng nhƣ các phƣơng pháp chiếu sáng căn bản và những phƣơng pháp khắc phục về ánh sáng sao cho hình ảnh ghi đƣợc phải tốt nhất có thể.
Trong chƣơng trình thời sự truyền hình, hiệu quả thông tin phụ thuộc vào chất lƣợng hình ảnh, nó không chỉ khẳng định giá trị nội dung mà còn tạo
nên giá trị thẩm mỹ cho mỗi tác phẩm truyền hình. Công chúng có thể cảm nhận đƣợc cái hay cái đẹp của tinh hoa văn hóa dân tộc, hiểu rõ về vấn đề đang nói tới khi xem một hình ảnh rõ nét, chất lƣợng.
1.3. Vai trò hình ảnh và tiêu chí đánh giá chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình thời sự truyền hình
Hình ảnh có vai trò rất quan trọng trong truyền hình, truyền hình nếu thiếu hình ảnh thì cũng chỉ nhƣ đài phát thanh. Hình ảnh trong truyền hình làm cho ngƣời xem cảm nhận đƣợc nhƣ mình đang sống giữa sự chuyển động của cuộc sống. Tận mắt thấy rõ những hình ảnh sự việc, hiện tƣợng xảy ra giúp ngƣời xem có cái nhìn chân thực, giúp họ đƣa ra những nhận định hay phán xét, có những cảm nhận riêng. Cũng chính vì vậy, việc xây dựng tiêu chí đánh giá chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình thời sự truyền hình có vai trò vô cùng quan trọng.
Việc xây dựng tiêu chí đánh giá chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình thời sự truyền hình giúp cho việc sử dụng hình ảnh vào chƣơng trình đƣợc đạt chất lƣợng tốt hơn, truyền tải nội dung đến ngƣời xem một cách rõ ràng nhất. Và cũng có vai trò nâng cao chất lƣợng lĩnh vực truyền hình. Đặc biệt, hình ảnh trong chƣơng trình truyền hình có những vai trò nổi bật nhƣ sau:
Thứ nhất, là ngôn ngữ biểu đạt thông tin trực quan.
Nói đến truyền hình là nói đến các phƣơng tiện, điều kiện kỹ thuật hiện đại. Sự tiếp cận thông tin kịp thời, nhanh chóng, rộng rãi, tiện lợi, hiệu quả giúp cho truyền hình mang đến cho khán giả những thành tựu của khoa học, công nghệ. Công nghệ truyền hình hiện nay đã tạo ra sự chuyển dịch không gian, đƣa không gian từ xa đến gần hiện hữu trƣớc khán giả một cách chân thực, sinh động. Trong giao tiếp truyền hình, hình ảnh luôn cần đến sự dẫn giải bằng ngôn ngữ lời nói. Trên truyền hình, lời nói còn làm nhiệm vụ khơi nguồn phản hồi của đối tƣợng tiếp nhận thông tin, khuyến khích, tạo cơ hội
cho công chúng xuất hiện nhiều hơn trên sóng. Bên cạnh đó, lời nói của nhà báo trên sóng truyền hình còn có tác dụng định hƣớng, dẫn dắt lời ăn tiếng nói của công chúng.
Ngay từ khi ra đời, nhiếp ảnh đã sánh vai cùng với báo chí trong công tác truyền bá thông tin. Sự gắn bó ấy mật thiết đến mức trong tâm trí nhiều ngƣời, chiếc máy ảnh đã trở thành biểu tƣợng của một phóng viên.
Điều quyết định trong việc làm thời sự là phải có quyền tiếp cận sự kiện hay nhân vật. Những hình ảnh chất lƣợng chắc chắn sẽ đến với chúng ta nếu chúng ta đứng gần với những gì đang diễn ra hay có mặt ở một vị trí thuận lợi. Sử dụng hình ảnh trong thông tin truyền hình là một đặc trƣng sống còn của loại hình báo chí truyền hình nhất là trong thời sự truyền hình. Hình ảnh có vai trò quan trọng vì có khả năng tác động trực tiếp đến công chúng một cách cảm tính và dễ thuyết phục công chúng một cách cảm tính và dễ xác định công chúng bằng sự xác thực.
Sự phát triển nhanh nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ đã tạo điều kiện cho khán giả đƣợc tiếp cận với nhiều loại hình truyền thông đại chúng. Không chỉ có truyền thông trong nƣớc, mà công chúng còn đƣợc tiếp cận với các kênh truyền thông nƣớc ngoài. Cùng với nhu cầu tiếp nhận phƣơng thức nói, khán giả hiện đại còn có nhu cầu tiếp nhận thông tin ngắn gọn. Điều đó có nghĩa, lời nói truyền hình không chỉ phải đúng mà còn phải trúng, không chỉ phải dễ hiểu, dễ tiếp nhận mà còn phải hấp dẫn, không chỉ phải đầy đủ mà còn phải ngắn gọn, súc tích.
Thứ hai, hấp dẫn thị giác của công chúng.
Qua các cuộc nghiên cứu ngƣời ta thấy 70% lƣợng thông tin con ngƣời thu đƣợc là qua thị giác và 20% qua thính giác. Do vậy truyền hình trở thành phƣơng tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con ngƣời trƣớc sự kiện.
Càng quen thuộc với hàng loạt hình ảnh chuyển động chớp nhoáng trên tivi thì chúng ta càng bị chi phối trƣớc sức mạnh của một hình ảnh duy nhất. Sẽ không ai nhớ đến một bản tin cũ, một bài bình luận xƣa cho dù ngay thời điểm phát hành bản tin ấy có sốt dẻo đến đâu hay bài bình luận có sắc bén đến cỡ nào đi nữa. Chỉ có những hình ảnh còn lại mãi trong ký ức con ngƣời. Và ống kính nhà báo chính là con mắt nhân chứng.
Truyền hình là phƣơng tiện quan sát trực tiếp cuộc sống của mỗi gia đình, khả năng trực quan có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình nhận thức của con ngƣời. Chỉ riêng một khuôn hình cũng có thể truyền đạt trực tiếp hình ảnh của sự vật cụ thể. Trong các tác phẩm truyền hình, mỗi hình ảnh đều phải bao hàm một ý nghĩa, một nội dung nào đó hoặc là nguyên nhân, diễn biến hoặc là kết quả của quá trình phát triển sự kiện trong cuộc sống. Các hình ảnh liên kết với nhau theo tuyến tính thời gian. Hình ảnh trong tác phẩm truyền hình là phƣơng tiện để tác giả biểu thị ý đồ, tƣ tƣởng.
Quá trình xử lý hình ảnh trong tác phẩm truyền hình phải phù hợp với điều kiện môi trƣờng giao tiếp thông tin. Thông thƣờng để hiểu đƣợc nội dung một cận cảnh, ngƣời ta cần từ 2 – 5 giây; để hiểu đƣợc nội dung trung cảnh, ngƣời ta cần 5 – 8 giây, còn toàn cảnh thời gian còn nhiều hơn nữa. Hình ảnh trong các tác phẩm truyền hình phải tuân thủ theo nguyên tắc cảm nhận nhƣ thời gian quan sát khuôn hình từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới, quy luật hình khối, xã gần, cân đối đƣờng nét, màu sắc, kích thƣớc sự vật, hiện tƣợng, đƣờng chéo, đƣờng mạch, điểm mạch, chiều vận động của đối tƣợng.
Ý nghĩa của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình thể hiện ở chỗ cảnh quay cho xem cái gì, góc quay, động tác máy có ý nghĩa nhƣ thế nào. Khả năng biểu hiệu hình ảnh trong tác phẩm truyền hình còn thể hiện ở mối liên hệ
trong các hình ảnh. Ngoài ra, truyền hình phải lựa chọn những hình ảnh truyền thông đắt nhất để phản ánh nét bản chất của vấn đề.
Thứ ba, tạo cảm xúc.
Thông qua hình ảnh (cùng với âm thanh), con ngƣời ở cách xa hàng triệu cây số có thể cùng một lúc chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhau. Hình ảnh trong thời sự truyền hình không chỉ dừng lại ở góc độ miêu tả, phản ánh con ngƣời và cuộc sống thực trong sự biến động của thế giới mà nó còn đem đến cho ngƣời xem cảm xúc, niềm tin và đôi khi là cả sức mạnh đƣợc tiếp thu bằng ý chí qua tác phẩm.
Truyền hình sử dụng hình ảnh, âm thanh làm phƣơng tiện và sắp xếp chúng theo một ý đồ đƣợc xác định nhằm chuyển tải tới ngƣời xem thông tin và cảm xúc. Truyền hình áp dụng những tiến bộ của thiết bị kỹ thuật hiện đại,