Giải pháp về hình thức, kỹ thuật và các yếu tố hỗ trợ hình ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 101 - 105)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Giải pháp về hình thức, kỹ thuật và các yếu tố hỗ trợ hình ảnh

3.3.1. Về hình thức hình ảnh

Hình thức của hình ảnh là yếu tố quan trọng tạo nên chất lƣợng của một hình ảnh. Để có một hình ảnh đẹp, cần xác định góc quay là điểm mấu chốt để tạo nên một bức hình đẹp. Trƣớc khi chụp hay ghi hình những hình ảnh, hãy dành thời gian để nghĩ xem sẽ chụp nó theo góc nào. Góc chụp có ảnh hƣởng lớn tới bố cục của bức ảnh, và do đó có thể thay đổi thông điệp ngƣời chụp muốn chuyển tải. Bên cạnh chụp bằng góc nhìn ngang tầm mắt thì tùy góc độ thích hợp mà kết hợp chọn góc nhìn từ trên cao xuống, từ dƣới nhìn lên, từ bên cạnh, đằng sau xa hay gần,... Trƣớc khi bắt đầu ghi hình, quay ngƣời quay phải chọn lựa góc độ tốt nhất để có đƣợc hình ảnh tót, lột tả đƣợc hết nội dung sự kiện. Xác định góc độ thu hình là xác định tầm nhìn của khán giả và không gian của cảnh quay, thông thƣờng tầm nhìn đƣợc xác định cao hay thấp, rộng hay hẹp, gần hay xa. Sự thận trọng trong việc sử dụng góc độ giúp ngƣời xem dễ định hƣớng không gian xảy ra vấn đề, sự kiện đó, giúp thể hiện rõ ràng hình ảnh và cấu trúc chặt chẽ, mạch lạc, tăng sự hấp dẫn khi công chúng nhìn vào hình ảnh đó.

Bên cạnh đó, cũng cần chọn bố cục kĩ lƣỡng để đảm bảo bức ảnh có thể diễn tả đƣợc độ sâu của khung cảnh thực tế. Bố cục tốt có thể tạo ra sự khác biệt, thể hiện rõ nét các chi tiết trong hình ảnh. Vì vậy các chi tiết, yếu tố trong từng hình ảnh cần đƣợc sắp xếp hợp lý. Hơn nữa, chủ thể chính của vấn đề, sự kiện cần đƣợc tập trung thể hiện rõ trong hình ảnh. Một bức ảnh có chủ thể chính quá nhỏ, khiến cho bị hòa lẫn vào mội thứ xung quanh thì sẽ không gây ấn tƣợng đến công chúng truyền hình, vì thế khi chọn góc quay cũng nhƣ khi bấm máy, ngƣời kỹ thuật viên cần làm rõ chủ thể chính. Ngƣời phóng viên và kỹ thuật viên cần lựa chọn và xác định đối tƣợng để từ đó lựa chọn bố cục phù hợp.

Ngoài việc xử lý bố cục để tạo ra hình ảnh hài hòa, giàu tính thẩm mỹ, phóng viên và kỹ thuật viên cần chú ý tới hiệu quả chuyển tải nội dung mà bố cục hình ảnh mang lại. Về mặt tạo hình, xử lý bố cục có sự tham gia của chiếu sáng, màu sắc, đƣờng nét, hình khối, góc độ, chuyển động máy,... ngƣời phóng viên, KTV cần sắp xếp các yếu tố trên với sự thống nhất trong ý đồ tạo hình và phản ánh nội dung. Để nâng cao chất lƣợng hình ảnh, thì cần sắp xếp, bố trí các yếu tố tạo hình tạo ra một bố cục đẹp, nhằm tạo ra hình ảnh một thể thống nhất không chỉ đẹp, hài hòa về hình thức mà còn thể hiện rõ nội dung đƣợc đề cập.

3.3.2. Về kỹ thuật và các yếu tố hỗ trợ hình ảnh

Kỹ thuật và các yếu tố hỗ trợ hình ảnh vô cùng quan trọng, nó quyết định lớn đến chất lƣợng của một hình ảnh. Có thể tham khảo kỹ thuật tạo hình nhƣ sau:

Đảm bảo bố cục hài hòa với những hình ảnh có trong bức hình;

Kỹ năng kiểm soát độ sắc nét đối với pô ảnh của mình, với những điểm cần tập trung độ sắc nét để làm nổi bật lên ý nghĩa của hình ảnh;

Lựa chọn những khoảnh khắc, góc quay để có những bức ảnh ấn tƣợng; Bố cục hình ảnh với tỷ lệ hợp lý;

Kỹ năng đánh tối; Kỹ năng phơi sáng;

Hơn nữa, hình ảnh đƣợc tạo ra phải đủ sáng, độ tƣơng thích và lựa chọn cỡ cảnh quay phù hợp. Dựa vào việc xác định toàn cảnh, trung cảnh hay cận cảnh để tạo ra bố cục phù hợp nhất. Có thể liên kết nhiều cỡ cảnh với nhau nhằm biểu đạt sáng rõ nội dung và tạo ra sự phong phú về mặt hình ảnh.

Về toàn cảnh: Đó là đặc trƣng của môi trƣờng không gian, nơi xảy ra sự kiện của trƣờng đoạn xác định trƣớc. Toàn cảnh mang trong mình số lƣợng lớn thông tin phong phú: địa điểm xảy ra, thời gian, sự việc,…

Về trung cảnh: Đó là con ngƣời và môi trƣờng xung quanh. Con ngƣời là nội dung trung tâm của bố cục ghi hình, môi trƣờng và không gian là mức thứ hai. Ngƣời phóng viên và kỹ thuật viên cần theo dõi để trên phông không có gì thừa và làm phân tán sự chú ý của ngƣời xem. Ở trung cảnh nét mặt, âm sắc, cử chỉ biểu hiện rất rõ.

Về cận cảnh: Luôn là gƣơng mặt của con ngƣời. Trong cận cảnh sắc thái nhỏ nhất của trạng thái tâm lý nhân vật đều thấy rất rõ. Cận cảnh có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với tiếng kêu to và khua tay quá mức. Cận cảnh là phƣơng tiện mạnh nhất tác động lên khán giả.

Đặc tả: Đó là đặc trƣng tâm lý gián tiếp của chính nhân vật và môi trƣờng nuôi dƣỡng. Dùng để nhấn mạnh một chi tiết nào đó trên cơ thể con ngƣời, thƣờng xuất hiện trƣớc hoặc sau những cảnh quay rộng hơn nhƣ toàn cảnh và trung cảnh về sự vật, con ngƣời trong sự kiện đó. Tuy nhiên, đặc tả ít đƣợc dùng trong việc sản xuất hình ảnh trong chƣơng trình thời sự.

Ngoài ra, để hình ảnh trong chƣơng trình thời sự đƣợc thống nhất về hình thức và nội dung, tổng thể nhà quay phim cần xác lập hàng loạt các yếu tố nhƣ ý đồ tạo hình quay phim; xác định tông phim và màu sắc; bố cục khuôn hình; chiếu sáng; giải quyết các mấu nối dựng hình giữa các cảnh; góc độ; chuyển động máy, các thủ pháp quay phim; sử dụng kỹ thuật, thiết bị quay phim để tạo ra hiệu quả hình ảnh và thể hiện nội dung, chủ đề, tƣ tƣởng thông qua hình ảnh.

Ví dụ đối tƣợng là con ngƣời làm chủ thể chính thì: - Toàn cảnh: ngƣời sẽ nhỏ so với cảnh xung quanh

- Toàn cảnh hẹp: ngƣời trong hình sẽ lớn hơn, cảnh bớt lại

- Trung cảnh: trong cảnh quay này, con ngƣời chiếm tỉ lệ lớn và là phần chính của khung hình, hành động của nhân vật là rõ ràng. Ngƣời xem sẽ thấy rõ nhân vật có khuôn mặt nhƣ thế nào, ăn mặc ra sao và đang làm gì, ở đâu và

khi nào và một phần tính cách, thái độ, biểu cảm của nhân vật qua hành động của họ.

- Cận cảnh: lấy rõ mặt ngƣời

- Đặc tả: nếu muốn diễn tả cảm xúc đôi mắt thì lấy cận tối đa vào mắt,... Ánh sáng phù hợp sẽ góp phần trong việc tạo ra không gian, tạo thời gian, tạo ra tâm lí nhân vật, sử dụng hiệu quả ánh sáng có thể tác động đến tâm lý ngƣời xem nhƣ buồn, vui, lo lắng, hồi hộp, sợ hãi và dự báo tình huống có thể xảy ra tiếp theo. Ngoài ra, ánh sáng có ảnh hƣởng tới các yếu tố tạo hình khác nhƣ màu sắc, nó là yếu tố của ngôn ngữ tạo hình quay phim. Chính vì thế muốn nâng cao chất lƣợng hình ảnh thì phải chú ý về ánh sáng cho hình ảnh, ánh sáng có chất lƣợng đủ tạo ra những hình ảnh làm rạng rỡ chủ thể để làm cho nội dung hình ảnh đƣợc nổi bật

Để nâng cao tiêu chí đánh giá chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình thời sự, ngoài việc nâng cao các yếu tố trên thì cần nâng cao về kỹ thuật hình ảnh và cả các yếu tố hỗ trợ hình ảnh. Ngƣời phóng viên quay phim cần có khả năng thƣởng thức, cảm giác đƣợc mức độ cân bằng, dáng điệu, chiều sâu không gian, đƣờng nét và sắc độ, biết nhận định giá trị của màu sắc trong biểu đạt nội dung, tâm lý nhân vật. Ngoài ra phóng viên, kỹ thuật viên cần có cảm nhận văn học, thế giới quan phong phú mới có thể tạo ra những hình ảnh đẹp về tạo hình và giàu cảm xúc và có chiều sâu.

Thực tế còn cho thấy các yếu tố hỗ trợ hình ảnh cũng chƣa đƣợc nâng cao, tiêu chí này chƣa đƣợc đánh giá tốt. Trƣớc thực trạng đó, cần đƣa ra giải pháp cho tiêu chí này, nhằm nâng cao chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình thời sự cũng nhƣ xây dựng tiêu chí đánh giá chất lƣợng hình ảnh. Các yếu tố hỗ trợ hình ảnh nhƣ tạo hình, đƣờng nét, hình khối, không gian, chất liệu,... Phóng viên và kỹ thuật viên cần xác định, tính toán liên kết giữa cuối cảnh trƣớc và đầu cảnh sau ngay trong quá trình ghi hình, để đảm bảo chuyển cảnh

êm ái, mƣợt mà về tạo hình phải tuân thủ những quy tắc nhƣ động với động, tĩnh với tĩnh, một cảnh có chuyển động máy muốn liên kết với một cảnh tĩnh thì ở cuối cảnh phải đƣa về tĩnh thì khi dựng hai cảnh với nhau mới êm về thị giác, có thể liên kết bằng mật độ sáng với sáng, tối với tối,...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)