7. Kết cấu của luận văn
1.4. Cơ sở chính trị pháp lý của vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất
chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình truyền hình
1.4.1. Cơ sở chính trị
Báo chí, truyền thông là vũ khí tƣ tƣởng sắc bén của Ðảng và Nhà nƣớc, là cầu nối giữa Ðảng, Nhà nƣớc với nhân dân, là phƣơng tiện quan trọng tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị, là diễn đàn để nhân dân tham gia quản lý xã hội, giám sát quyền lực, thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng to lớn và đa dạng của nhân dân về thông tin, Ðảng ta chủ trƣơng phát triển mạnh mẽ đi đôi với quản lý tốt hệ thống báo
chí, truyền thông. Ðảng lãnh đạo trong việc đề ra các chủ trƣơng, chiến lƣợc phát triển, nội dung thông tin, công tác cán bộ, cơ chế tài chính và tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển của báo chí, truyền thông.
Việc đƣa ra các hình ảnh cũng nhƣ thông tin cần đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội, là nguồn cung cấp các thông tin mang tính thời sự cho dân chúng. Theo “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010” ban hành kèm theo Quyết định số 219/2005/QĐ – TTg ngày 9/9/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ: “Thông tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, là công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội”.
Đảng và nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức, cán bộ, công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Đảng ta chú trọng tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm, năng lực của các cấp ủy Đảng trong việc lãnh đạo, quản lý, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông, nhằm phát huy tốt nhất vai trò của báo chí, truyền thông trong thông tin, tuyên truyền, thực hiện các nhiệm vụ công tác tƣ tƣởng, tạo sự thống nhất trong Ðảng, đồng thuận của xã hội. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng Ðảng, đề cao trách nhiệm cán bộ, đảng viên, nhất là ngƣời đứng đầu, trong các cơ quan báo chí, truyền thông. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định của Ðảng và các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực báo chí, truyền thông, làm rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan lãnh đạo. Thƣờng xuyên đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ và những hiểu biết về quan hệ quốc tế cho đội ngũ ngƣời làm báo. Tăng cƣờng công tác thông tin đối ngoại, làm tốt công tác
quảng bá hình ảnh đất nƣớc, các giá trị văn hóa đặc trƣng của đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam đến với nhân dân và bạn bè trên thế giới.
1.4.2. Cơ sở pháp lý
Ngoài ra, vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình truyền hình cũng phải dựa theo các cơ sở pháp lý của một số luật nhƣ: Luật Tiếp cận thông tin, Luật Báo chí, Luật Xuất bản,… Theo Luật Báo chí,Luật số 103/2016/QH13 của Quốc Hội ban hành ngày 05/04/2016, có quy định về việc tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nƣớc về báo chí. Việc xây dựng hình ảnh trong chƣơng trình truyền hình nói chung và chƣơng trình thời sự truyền hình nói riêng, việc sử dụng hình ảnh cần đƣợc đánh giá về chất lƣợng để đáp ứng yêu cầu nhất định. Trong khi hình ảnh là thứ mang phần lớn thông tin, vì vậy hình ảnh cũng nhƣ tất cả các thông tin khác phải trung thực, mang tính tuyên truyền, phản ánh và hƣớng dẫn dƣ luận xã hội. Tại Điều 5 của Bộ Luật Báo chí có quy định: “Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại cho các cơ quan báo chí”. Ngoài ra, “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ quản lý báo chí” (Điều 5 - Bộ luật Báo chí). Việc xây dựng tiêu chí đánh giá chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình thời sự truyền hình cũng vậy, cần bồi dƣỡng và củng cố chuyên môn nguồn nhân lực.
Ngoài ra, xây dựng tiêu chí đánh giá chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình truyền hình còn phải dựa vào cơ sở pháp lý của Luật Tiếp cận thông tin, Luật số 104/2016/QH13. Quyền tiếp cận thông tin của cá nhân đƣợc quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm
kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ” (Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị). Định hƣớng lớn nhất của Đảng ta là đảm bảo quyền đƣợc thông tin của công dân, phát triển các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông tin đa dạng, nhiều chiều, kịp thời, chân thực và bổ ích. Theo Luật Tiếp cận thông tin, thì tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin. Theo đó, Luật cũng quy định rằng “Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ” (Khoản 2, Điều 3, Bộ luật tiếp cận thông tin). Điều 20 của Bộ luật này có quy định: “Việc đăng, phát thông tin trên báo chí thực hiện theo quy định của pháp luật về báo chí. Khi đăng, phát thông tin, cơ quan thông tin đại chúng phải bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin”. Việc đăng hình ảnh cũng nhƣ thông tin phải đầy đủ, chính xác. Nói chung, những thông tin, hình ảnh phải mang tính thời sự, cập nhật thông tin về những sự kiện, vấn đề mới nhất diễn ra trong cuộc sống. Những tin truyền hình phải là những góc độ thông tin mới, cách thức tiếp cận thông tin mới sao cho hấp dẫn và đảm bảo tính chuẩn xác.