7. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lƣợng hình ảnh trong
ảnh trong chƣơng trình thời sự truyền hình
Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình thời sự truyền hình của Đài PT-TH Lạng Sơn có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho Đài xác định rõ mục tiêu và cách thức đổi mới, nâng cao phù hợp với thực tiễn phát triển của truyền hình và nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của thính giả ở địa phƣơng hiện nay. Trƣớc những thực trạng của Đài hiện nay, cần đƣa ra các giải pháp vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất
lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình thời sự truyền hình địa phƣơng để tạo ra những hình ảnh chất lƣợng tốt hơn, góp phần xây dựng những chƣơng trình thời sự hay, thu hút lƣợng công chúng xem truyền hình.
3.2.1. Đưa ra tiêu chí đánh giá chất lượng về chủ đề, đề tài, sự kiện, vấn đề thông tin bằng hình ảnh trong chương trình truyền hình
Cần làm rõ chủ đề, đề tài, sự kiện, vấn đề thông tin của hình ảnh trong chƣơng trình thời sự truyền hình. Đây là tiêu chí hàng quan trọng hàng đầu cần đánh giá chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình thời sự.
Hiện nay Đài PT-TH Lạng Sơn chƣa coi trọng công tác tuyển chọn cũng nhƣ đào tạo phóng viên ảnh cũng nhƣ kỹ thuật viên. Sự hiểu biết về lý luận và thực tiễn hình ảnh trong chƣơng trình thời sự truyền hình của nhiều phóng viên ảnh, kỹ thuật viên, biên tập viên và cả ở một số cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế. Điều đó dẫn đến việc tìm tòi các đề tài mang tính phát hiện, có tác động lớn đến xã hội còn ít. Cách thể hiện còn công thức, ít đổi mới và ít sáng tạo. Chính vì thế, để phát triển và nâng cao chất lƣợng hình ảnh thì tiêu chí đánh giá chất lƣợng về chủ đề, đề tài, sự kiện, vấn đề thông tin bằng hình ảnh trong chƣơng trình truyền hình phải đƣợc nâng cao.
Cần lựa chọn đề tài bắt nguồn từ hiện thực đời sống, phản ánh mâu thuẫn trong thực tế. Mâu thuẫn ấy chính là tính có vấn đề của thời sự. Những hình ảnh khắc họa nên những hiện thực đó và để đạt đƣợc một hình ảnh tốt, thì hình ảnh đó cần thể hiện rõ đề tài, nội dung của vấn đề đang nói tới. Đề tài và chủ đề phải mang tính hấp dẫn, gây ấn tƣợng, tính cập nhật theo xu thế mới nhất của xã hội và mang tính thời sự. Ngoài ra, cần đánh giá về mức độ tạo ra cái nhìn đa diện, nhiều chiều về cuộc sống của đề tài và chủ đề của hình ảnh trong chƣơng trình thời sự của đài phát thanh và truyền hình Lạng Sơn. Việc lựa chọn đề tài giúp xây dựng lên những hình ảnh có chất lƣợng trong
chƣơng trình thời sự. Tuy nhiên những đề tài hay, nóng đến đâu nhƣng nếu cách xử lý, cách thể hiện không linh hoạt sẽ thiếu hấp dẫn.
Để tiếp cận, khai thác đƣợc nhiều đề tài, cần có kinh nghiệm và phƣơng pháp tiếp cận cụ thể để khai thác triệt để nhất, tìm ra các đề tài hay nhất:
Thứ nhất là phải đọc và xem các báo khác tùy theo sự lựa chọn; Thứ hai là, theo dõi thông tin từ nhiều nguồn trong đời sống xã hội; Thứ ba là phải có quan hệ riêng với các cơ quan báo chí khác.
Ngƣời làm ra hình ảnh phải hiểu đƣợc việc xác định đề tài là khâu quan trọng đầu tiên mang tính chất khoanh vùng đối tƣợng. Đây là lúc phóng viên quyết định dùng thể loại nào để phản ánh sự kiện, phản ánh theo hƣớng nào và lựa chọn chi tiết nào để phản ánh. Khi lựa chọn đề tài cần chú ý những yếu tố sau:
Một là đề tài phải có tính thơi sự, đƣợc công chúng quan tâm Hai là đề tài nằm trong kế hoạch tuyên truyền của cơ quan báo chí Ba là khả năng vật chất máy móc phƣơng tiện, xe cộ, ghi hình,...
Đặc biệt, khi lựa chọn đề tài cần tránh lặp lại những đề tài cũ, biết phát hiện những vấn đề, tìm ra những chủ đề mới cho đề tài.
Bên cạnh đó, công việc xác định chủ đề và tƣ tƣởng chủ đề cần đƣợc tiến hành song song với việc xác định đề tài. Chủ đề là những đề tài cụ thể đƣợc xác định, ví dụ nhƣ đề tài về môi trƣờng nhƣng chủ đề là về vấn đề nƣớc sạch. Tƣ tƣởng chủ đề phải thể hiện rõ thái độ, chính kiến, ý kiến của phóng viên, kỹ thuật viên gửi gắm qua hình ảnh trên cơ sở tƣ tƣởng của mình. Chủ đề là nội dung trong hình ảnh đó, còn tƣ tƣởng chủ đề là mục đích của việc đƣa thông tin đến cho công chúng. Việc xác định tƣ tƣởng chủ đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi khai thác và xử lý tài liệu, bởi khi tiếp xúc với thực tế phóng viên cũng nhƣ kỹ thuật viên sẽ có thể có nhiều nguồn thông tin khác nhau, nếu không xác định đƣợc tƣ tƣởng chủ đề, họ sẽ không biết tìm ra đƣợc
những chi tiết nào cần thiết để khai thác những góc quay để tạo ra hình ảnh tốt.
Ngoài ra, ngƣời phóng viên cũng nhƣ kỹ thuật viên phải xác định, lựa chọn những sự kiện nóng, cấp thiết và xác định những thông tin cần thiết, từ đó xác định đƣợc các hình ảnh tốt. Hình ảnh tốt phải thể hiện những sự kiện, những vấn đề mang tính thông tin cập nhật hàng ngày hàng giờ mang đến nguồn thông tin mới mẻ, nóng hổi đến với công chúng, hình ảnh phải tạo ra cái nhìn đa diện, nhiều chiều về cuộc sống. Những sự kiện nóng hổi diễn ra tại địa phƣơng đƣợc cập nhật kịp thời và thể hiện rõ nét trong các hình ảnh trong chƣơng trình thời sự. Và thông qua hình ảnh, khi nhìn trực tiếp trong chƣơng trình thời sự, ngƣời xem có thể thấy rõ đƣợc sự kiện gì đã và đang diễn ra, đƣợc biết những thông tin cần thiết khi nhìn vào hình ảnh đó.
3.2.2. Đưa ra tiêu chí đánh giá chất lượng về sự vật, hiện tượng, con người, chi tiết và chính kiến của nhà báo qua hình ảnh trong chương trình truyền hình
Sự vật, hiện tƣợng, con ngƣời, chi tiết và chính kiến của nhà báo là tiêu chí thứ hai đƣợc đánh giá thông qua hình ảnh.
Cần khai thác triệt để và sử dụng một cách chọn lọc các chi tiết. Chi tiết trong hình ảnh thể hiện khả năng biểu đạt thông tin và giá trị tƣ tƣởng của hình ảnh nhƣ thế nào. Sử dụng các chi tiết “đắt” sẽ làm nên những hình ảnh hấp dẫn, các chi tiết giúp ngƣời xem nhớ về các hình ảnh cũng nhƣ nội dung các vấn đề, sự kiện đƣợc nói tới. Muốn có hình ảnh hấp dẫn, nâng cao chất lƣợng hình ảnh, ngƣời phóng viên phải đầu tƣ khai thác, tìm hiểu, đi sâu vào một chủ đề, khai thác chi tiết thì chi tiết ấy làm nên sức sống của hình ảnh.
Ngoài ra, ngƣời làm thời sự cũng phải làm thế nào để khi nhìn vào hình ảnh ngƣời xem thấy đƣợc những gì nhà báo thể hiện qua đó. Nhìn vào hình ảnh ta thấy đƣợc chính kiến của nhà báo thể hiện thông qua những hình ảnh.
Nó thể hiện những suy nghĩ, tƣ tƣởng mà nhà báo muốn gửi gắm đến ngƣời xem. Thông qua hình ảnh đó, ngƣời làm truyền hình mang cho công chúng những thông điệp.
Ngoài ra, cần nâng cao hơn nữa đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ làm việc cũng nhƣ nâng cao tay nghề, bồi dƣỡng cũng nhƣ đào tạo thêm về kỹ thuật chụp ảnh. Cần thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng ngắn ngày, giảng viên là các phóng viên giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu về lý luận và thực tiễn ảnh báo chí hoặc những phóng viên ảnh nƣớc ngoài, để mang hiệu quả tốt. Để nâng cao nghiệp vụ cho phóng viên cũng nhƣ kỹ thuật viên, biên tập viên, Đài nên thƣờng xuyên tổ chức hội thảo về nghiệp vụ, kỹ năng chụp ảnh, công tác biên tập ảnh, tổ chức các buổi đi sáng tác, giao lƣu nhiếp ảnh giữa các tòa soạn báo, mời các phóng viên ảnh có tay nghề cao đến chia sẻ kinh nghiệm cho các phóng viên trẻ, khuyến khích phóng viên, biên tập viên tự học, tự trau dồi nghiệp vụ tích cực, tham gia vào các cuộc thi xây dựng hình ảnh chất lƣợng trong chƣơng trình thời sự cả trong và ngoài nƣớc vừa để nâng cao tay nghề, vừa tăng thêm niềm đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh.
Đặc biệt, đạo đức nghề nghiệp phải đƣợc chú trọng, không làm sai sự thật của hình ảnh, không sử dụng tùy tiện các hình ảnh, không tự ý photoshop xóa hay thêm các chi tiết của ảnh, làm sai sự thật bức ảnh. Đó là điều tối kị khi sản xuất hình ảnh trong chƣơng trình thời sự cũng nhƣ trong báo chí. Bởi hình ảnh trong chƣơng trình thời sự là mang tính thông tin nhiều nhất, thông tin mang đến cho công chúng phải chân thật, chính xác. Bởi vậy hình ảnh phải có tính chân thật, tính thời sự, tính hiện thực. Sự thật trong hình ảnh là sự thật tuyệt đối, nguyên hình nguyên trạng, không thể để một ý đồ chủ quan nào chi phối.