Những nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 85 - 91)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất

2.4.1. Những nguyên nhân chủ quan

Vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình thời sự truyền hình của Đài PT-TH Lạng Sơn bị tác động bởi nhiều yếu tố ảnh hƣởng, trƣớc tiên phải kể đến nguyên nhân chủ quan.

Nhân tố con người:

Một là, ý thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phóng viên, những người làm truyền hình.

Đây là nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến vấn đề này. Yếu tố con ngƣời là nhân tố căn bản, luôn đóng vai trò then chốt, quyết định đến chất lƣợng của vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình thời sự. Ngoài những thuận lợi khách quan, thì chính nỗ lực phấn đấu vƣơn lên của đội ngũ những ngƣời làm thời sự địa phƣơng đã tạo dấu ấn đậm nét trong chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình. Hiện nay, các phòng, ban thời sự của đài PT-TH địa phƣơng có khoảng 20 phóng viên, trong đó có một số phóng viên có trình độ thạc sĩ, còn hầu hết đều có trình độ đại học.

Trong điều kiện nhân lực không tăng lên, nhƣng khối lƣợng công việc phải tăng lên tạo sức ép về thời gian cực lớn, nhƣng các phòng, ban thời sự vẫn hoàn thành công việc của mình. Do mỗi phóng viên biên tập viên đã nâng công suất làm việc của bản thân. Với đội ngũ phóng viên đƣợc đào tạo bài bản, có năng lực, kinh nghiệm trong công việc, và đội ngũ cộng tác viên rải

đều khắp địa phƣơng, đơn vị, nên những tôn tin ở khắp mọi nơi, mọi lĩnh vực có thể nắm bắt kịp thời tạo điều kiện tốt để tạo ra các hình ảnh chất lƣợng. Nhiều hình ảnh đắt giá nhƣ những chuyên án triệt phá tội phạm đƣợc đƣa lên công chúng, từ lực lƣợng cộng tác viên Bộ đội Biên Phòng, công an tỉnh. Hoặc những sự kiện xảy ra bất ngờ, hệ thống cộng tác viên huyện thị nhanh chóng gửi tin tức hình ảnh và đƣa vào thời sự truyền hình.

Kết quả này có đƣợc, từ sự quan tâm đào tạo nâng cao chất lƣợng đội ngũ. Mỗi năm, đài truyền hình địa phƣơng thƣờng tổ chức lớp tập huấn đào tạo nghiệp vụ ngắn ngày thiết thực bổ ích, khuyến khích các phóng viên thời sự tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Và đảm bảo mỗi phóng viên đƣợc tham gia các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị. Bên cạnh đó, nhiều phóng viên đã có ý thức tự học, tự nâng cao trình độ, bồi dƣỡng kiến thức về những lĩnh vực mình đảm đƣơng, để phục vụ hiệu quả quá trình tác nghiệp.

Hai là, việc xây dựng kế hoạch chương trình.

Xây dựng kế hoạch chƣơng trình hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tạo ra các sản phẩm hình ảnh chất lƣợng trong chƣơng trình Thời sự. Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức theo khung kế hoạch này không những giúp tăng nguồn cung cấp, tăng sự lựa chọn, nâng cao tính chủ động cho việc tạo ra các hình ảnh chất lƣợng có tác dụng giúp cho phóng viên tiếp cận đƣợc định hƣớng đề tài và nội dung. Thực tế hiện nay, phòng ban Thời sự truyền hình Lạng Sơn mới xây dựng đƣợc kế hoạch theo tuần. Nó chƣa hoàn toàn là bản kế hoạch mà cơ bản là định hƣớng thông tin trong tuần của Ban Biên tập. Trong khi các vấn đề thời sự lại diễn ra hàng ngày, hàng giờ, do đó, nhất thiết phải xây dựng đƣợc một khung kế hoạch hàng ngày làm xƣơng sống. Không có khung kế hoạch rõ ràng, nên chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình thời sự lộ nhiều hạn chế, nhất là sự

thiếu cân bằng giữa các lĩnh vực, vùng miền, dẫn đến nhiều tác phẩm chất lƣợng kém, thậm chí nằm ngoài định hƣớng tuyên truyền của ban biên tập.

Bên cạnh đó, các Phòng ban thời sự truyền hình địa phƣơng cũng chƣa xây dựng khung kế hoạch tuyên truyền hàng tháng và cho từng tác phẩm, từng sự kiện phát sinh. Do đó, thực tế đã xuất các hình ảnh trong nhiều tin tức, phóng sự dẫm chân nhau, đề tài trùng lặp. Một sự kiện trọng đại nhƣng do không lập kế hoạch tuyên truyền cụ thể nên hình ảnh phản ánh không đủ sắc nét do thiếu góc độ phản ánh... Đây là những nguyên nhân khiến hình ảnh trong chƣơng trình Thời sự thiếu đi chiều sâu cần thiết, thể hiện đƣợc ít thông tin mang đến cho công chúng truyền hình.

Ba là, năng lực của phóng viên Thời sự.

Có nhiều yếu tố phản ánh năng lực hạn chế của phóng viên Thời sự, dẫn đến những hình ảnh kém chất lƣợng trong chƣơng trình thời sự trên sóng PT-TH địa phƣơng, trong đó có hai khía cạnh:

+ Năng lực lựa chọn đề tài: Đề tài là yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định đến thành công của một tác phẩm. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát và những phân tích ở trên, cho thấy năng lực lựa chọn đề tài của phóng viên Thời sự địa phƣơng còn yếu. Rất ít phóng viên chủ động phát hiện đề tài, nắm bắt thông tin từ cơ sở, nghiên cứu, tìm tòi và phản ánh những vấn đề mà công chúng quan tâm. Sự làm việc thụ động này cho thấy sức ì của rất nhiều phóng viên Thời sự địa phƣơng.

Con ngƣời là yếu tố có ý nghĩa then chốt, quyết định chất lƣợng tác phẩm, chất lƣợng hình ảnh, tuy nhiên nếu duy trì tình trạng phóng viên chờ việc nhƣ hiện nay, rõ ràng sẽ rất khó để đổi mới, nâng cao đƣợc chất lƣợng các hình ảnh trong chƣơng trình.

+ Năng lực sáng tạo: Một tác phẩm truyền hình là sáng tạo đặc thù về hình ảnh nếu biết sử dụng các lợi thế này một cách phù hợp thì sẽ mang lại

hiệu quả to lớn. Thế nhƣng trong thực tế có khá nhiều phóng viên không biết tận dụng hoặc không quá coi trọng việc tận dụng các lợi thế riêng có này. Thêm vào đó, có một tình trạng phổ biến hiện nay đó là ngƣời làm chƣơng trình nhiều khi còn quá chú trọng lời bình trong khi lại hời hợt với hình ảnh, nhiều khi hình ảnh chỉ mang tính chất “vá hình” chồng lên lời bình dẫn tới lời bình không “rơi trúng” hình ảnh, hình ảnh thiếu nên phải sử dụng lại. Ngoài ra, họ thƣờng lạm dụng chi tiết, khía cạnh đến mức làm rối thông tin, khiến hiệu quả tiếp thu của khán giả giảm xuống rất nhiều.

Bốn là, phóng viên thực hiện chương trình không có kịch bản.

Việc xây dựng kịch bản giúp tôn thêm nội dung và ý nghĩa của các hình ảnh đến với ngƣời xem. Một nguyên tắc khi thực hiện một tác phẩm truyền hình là kịch bản. Bởi một tác phẩm truyền hình luôn bao gồm một ê- kíp ít nhất từ 2 đến 3 ngƣời. Việc xây dựng kịch bản giúp cho quay phim theo ý đồ, và bản thân phóng viên có thể hình dung ban đầu về sự kiện và chủ động trong tác nghiệp. Kịch bản cũng là cơ sở quan trọng để Ban biên tập góp ý, định hƣớng các hình ảnh manh nhiều tính thông tin. Và quan trọng nhất, xây dựng kịch bản là tác phong làm việc chuyên nghiệp mà mỗi phóng viên thời sự cần hƣớng đến. Tuy nhiên ở thời sự truyền hình địa phƣơng, không có bất kỳ một phóng viên nào thực hiện phóng sự theo kịch bản. Điều này, thực tế gây nhiều khó khăn khi tác nghiệp. Chẳng hạn nhƣ sự không hiểu nhau giữa biên tập và quay phim, dẫn đến những hình ảnh phóng sự chung chung, thiếu chi tiết.

Năm là, chưa có sự chuyên môn hóa rõ nét.

Truyền hình là sản phẩm của một ê-kíp. Hiện nay tại các phòng ban Thời sự truyền hình địa phƣơng, còn thiếu nhiều chức danh trong quá trình tổ chức sản xuất, đang có tình trạng một ngƣời kiêm nhiệm nhiều khâu. Trƣởng phòng, phó phòng là những ngƣời vừa thực hiện công tác biên tập, tổ chức

sản xuất. Điều này thực tế đã gây ra nhiều hạn chế trong quá trình kiểm hình kiểm thính, để xảy ra không ít sai sót trong quá trình sản xuất các hình ảnh chất lƣợng trong chƣơng trình thời sự. Tại các phòng ban Thời sự truyền hình địa phƣơng, cũng chƣa có sự chuyên môn hóa rõ rệt. Chẳng hạn nhƣ không có tổ phóng viên chuyên quay phim, mà chủ yếu là các biên tập viên tự học rồi sử dụng camera thì gọi là phóng viên quay phim. Việc chƣa thành lập đội ngũ quay phim chuyên nghiệp, khiến chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình thời sự còn tồn tại nhiều hạn chế nhƣ đã phân tích ở trên.

Trong truyền thông hiện đại, đòi hỏi phóng viên phải có rất nhiều kỹ năng, họ có thể tự mình hoàn thành một quy trình sản xuất chƣơng trình khép kín. Tuy nhiên, để nâng cao chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng trình thời sự truyền hình thì cần phải có sự chuyên môn hóa rõ nét, đặc biệt là nhân lực đảm đƣơng các công đoạn tổ chức sản xuất.

Trang thiết bị, phương tiện máy móc kỹ thuật

Công nghệ thiết bị sản xuất là một yếu tố không thể thiếu của truyền hình. Đặc biệt nó giúp tạo ra các hình ảnh chất lƣợng, sắc nét và sống động. Việc tăng cƣờng đầu tƣ mua sắm các thiết bị truyền hình hiện đại là yêu cầu bắt buộc, nhất là trong lộ trình thực hiện chủ trƣơng số hóa của đài truyền hình địa phƣơng, là điều kiện thuận lợi để tạo ra các hình ảnh tốt cũng nhƣ chƣơng trình thời sự tốt. Từ kinh phí sự nghiệp của tỉnh cấp, cùng với nguồn thu từ quảng cáo, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các đài truyền hình Quốc gia, nhiều camera, thiết bị dựng hình kỹ thuật số đƣợc đầu tƣ cho Phòng, Ban thời sự. Những kỹ thuật hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sáng tạo, sản xuất và phát sóng, góp phần nâng cao chất lƣợng hình ảnh cũng nhƣ các chƣơng trình, nâng cao năng suất lao động. Việc áp dụng các thiết bị truyền hình kỹ thuất số tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các hình ảnh chất lƣợng. Đài đã thiết lập hệ thống truyền dẫn hình ảnh giúp thông tin đƣợc

chuyển tải nhanh hơn rất nhiều lần. Bất cứ thông tin nào đƣợc chuyển tải tới công chúng truyền hình đều đƣợc thể hiện rõ nét trong các hình ảnh. Đặc biệt hiện nay đài đã dùng những camera và thiết bị sản xuất chƣơng trình kỹ thuật số, giúp tạo ra những hình ảnh sắc nét hơn, sống động hơn. Đây cũng là một thành công trong phƣơng thức sản xuất. Một ƣu điểm thấy rõ đầu tiên của các thiết bị số là về mặt hình ảnh. Camera số đƣa lại những hình ảnh có độ phân giải cao, phù hợp với các tivi thế hệ mới. Điều này giúp tạo ra những hình ảnh sắc nét, chân thực sống động hơn rất nhiều, góp phần nâng cao chất lƣợng chƣơng trình thời sự. Với Đài phát thanh và truyền hình Lạng Sơn, mặc dù đã có sự đầu tƣ khá mạnh mẽ về thiết bị truyền hình nhƣng kết quả đạt đƣợc chƣa thực sự tốt.

Ngoài những hạn chế kể trên, còn có rất nhiều yếu tố đã làm ảnh hƣởng, tác động tiêu cực đến vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lƣợng hình ảnh trong chƣơng tình thời sự, nhƣ địa bàn trải rộng, trong khi điều kiện phƣơng tiện phục vụ đi lại tác nghiệp của phóng viên gặp khó khăn, nên việc cập nhật thông tin chƣa tốt. Đội ngũ phóng viên còn thiếu, chất lƣợng công việc không đồng đều, nên trong quá trình phân công nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, nhất là thiếu các phóng viên có hiểu biết chuyên sâu về các lĩnh vực. Hay việc thiếu kinh phí để đầu tƣ mở rộng, bên cạnh đó chế độ nhuận bút, công tác phí hiện nay còn quá thấp, khiến không ít phóng viên chỉ làm việc theo kiểu chạy theo số lƣợng mà bỏ qua chất lƣợng.

Đó cũng chính là ý kiến mà ông Nguyễn Đức Dục - Phó trƣởng phòng thời sự Đài PT-TH Lạng Sơn đã nêu trong cuộc phỏng vấn của tác giả: “Theo tôi có rất nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh trong chương trình thời sự, một trong những số đó phải kể đến như con người; thiết bị; điều kiện môi trường tác nghiệp; điều kiện của sự kiện để ghi hình; thái độ, trách nhiệm của sản xuất hậu kỳ. Đây là

những yếu tố chính có vai trò quan trọng trong vấn đề xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh trong chương trình thời sự, tuy nhiên cũng là yếu tố ảnh hưởng không tốt đến vấn đề này”[Phỏng vấn sâu].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Lạng Sơn (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)