quang hợp thuần
Giai đoạn trỗ đến chín sáp: ở 3 mức phun, hiệu suất quang hợp ở mức phun A1 cao hơn so với mức phun A0 và A2, sai khác không có ý nghĩa. Ảnh hưởng của giống đến hiệu suất quang hợp thuần: Giống lúa G1 (8,9 gam/m2 lá/ngày) cao hơn G2 (8,9 gam/m2 lá/ngày), sai khác không có ý nghĩa. Khi có sự tương tác giữa mức phun và giống, hiệu suất quang hợp thuần cao nhất tại công thức A1 G2 (12,7 gam/m2 lá/ngày), sai khác không có ý nghĩa so với công thức A1G1, A0G1 có ý nghĩa so với các công thức còn lại và công thức A2G2 hiệu suất quang hợp thuần thấp nhất (6.5 gam/m2 lá/ngày), sai khác có ý nghĩa đối với công thức A1G1, A2G2, không có ý nghĩa so với các công thức còn lại.
4.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng Axit abscisic đến chỉ số SPAD của các giống lúa tham gia thí nghiệm lúa tham gia thí nghiệm
Hàm lượng diệp lục (Chlorophyll) trong lá có liên quan chặt chẽ đến cường độ quang hợp. Các giống lúa mới có năng suất cao đều có cường độ quang hợp và hàm lượng diệp lục cao hơn các giống lúa cũ. Cường độ quang hợp và hàm lượng diệp lục có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong điều kiện ánh sáng thấp, nhưng trong điều kiện ánh sáng cao thì hàm lượng diệp lục không tương quan với cường độ quang hợp. Hàm lượng chlorophyll a có vai trò quan trọng với quang hợp của cây lúa so với chlorophy b (Phạm Văn Cường, 2005).
Qua theo dõi và đo hấp thụ ánh sáng chúng tôi có bảng chỉ số SPAD như sau:
0 2 4 6 8 10 12 14 A0 A1 A2 ga m /m 2 lá/n gà y Nồng độ ABA
Đồ thị hiệu suất quang hợp thuần
Đẻ nhánh-trỗ Trỗ-chín sáp
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của liều lượng Axit abscisic đến chỉ số SPAD của các giống lúa tham gia thí nghiệm
Nồng độ
ABA Giống lúa
Giai đoạn
đẻ nhánh tối đa Giai đoạn trỗ
Giai đoạn chín sáp A0(đc) 37,0 36,1 30,3 A1 38,1 36,9 30,0 A2 38,3 37,1 29,4 5% LSD (A) 2,6 1,2 2,7 G1 39,5 38,2 30,4 G2 36,0 35,1 29,4 5% LSD (G) 0,6 1,4 1,6 A0G1 38,6 37,5 31,1 A0G2 35,4 34,6 29,5 A1G1 39,8 38,5 30,2 A1G2 36,3 35,2 29,8 A2G1 40,2 38,7 29,9 A2G2 36,3 35,5 28,8 5% LSD (A*G) 1,1 2,5 2,7
Qua bảng số liệu chúng tôi thấy hàm lượng Chlorophyll trong lá được biểu thị dưới dạng chỉ số SPAD. Chỉ số SPAD được đo vào ba thời kỳ đẻ nhánh tối đa, trỗ, chín sáp. Chỉ số SPAD cao nhất ở thời kì lúa đẻ nhánh tối đa sau đó giảm dần theo thời gian sinh trưởng của cây trong cùng giống lúa.
Ở nồng độ phun ABA khác nhau thì chỉ số SPAD khác nhau cụ thể như sau: Giai đoạn đẻ nhánh khi tăng nồng độ phun tăng từ 0 lên 50 μmol/l và lên 100 μmol/l thì giống G1 có hàm lượng diệp lục tăng từ 38,6 lên 39,8 và đạt 40,2. Nhưng với giống G2 thì chỉ số SPAD tăng từ 35,4 lên 36,3 và không tăng ở nồng độ phun 100 μmol/l.
Giai đoạn trỗ chỉ số SPAD của giống G1 tăng lên có ý nghĩa ở các nông độ A1, A2 nhưng ở nông độ A2 không khác nồng độ A1. Giống G2 cũng tương tự ở công thức không phun thì chỉ số SPAD là 34,6 và tăng lên ở nông độ A1 là 35,2 và ở nông độ A2 thì chỉ số SPAD là 35,5 và khác công thức A1 ở mức không có ý nghĩa.
Giai đoạn lúa chín sáp chúng tôi thấy chỉ số SPAD giảm nhanh hơn ở các giai đoạn trước cụ thể với G1 theo nồng độ tăng từ A0 đến A1 đến A2 như sau: 31,4 – 30,2 – 29,9. Ở giống G2 chúng tôi thấy tương tự chỉ số SPAD như sau: 29,5 – 29,8- 28,8.
4.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng Axit abscisic đến mức độ sâu bệnh hại của các giống lúa tham gia thí nghiệm
Qua điều tra đánh giá và tổng hợp số liệu chúng tôi có bảng sau:
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của liều lượng Axit abscisic đến mức độ sâu bệnh hại của các giống lúa tham gia thí nghiệm
Đơn vị tính: Điểm Nồng độ ABA Giống lúa Bệnh Sâu Chống đổ Bệnh Khô vằn Bệnh bạc lá Sâu cuốn lá Đục thân Rầy nâu A0 G1 1 1 1 - 3 3 1 1-3 G2 3 1 3 3 1 5 A1 G1 1 1 1-3 3 1 1 G2 3 1 3 3-5 1 5 A2 G1 1 1 1 1-3 1 1-3 G2 3 1 3 3 1 5
Với bệnh bạc lá và rầy nâu chúng tôi thấy không có vết bệnh hay rầy trong các công thức đánh giá ở điểm 1.
Bệnh khô vằn giống lúa G2 có nhiều vết bệnh (điểm 3) hơn giống lúa G1 (điểm 1).
Sâu cuốn lá chúng tôi thấy ở các công thức đều bị cuốn lá nhưng với giống G1 bị cuốn ít hơn giống G2 và chúng tôi không thấy khác nhau ở các nông độ phun ABA khác nhau.
Với chỉ tiêu sâu đục thân chúng tôi thấy không khác nhau ở các nồng độ phun ABA và khi không phun ABA. Giống G2 (điểm 3-5) bị nhiễm sâu cuốn lá hơn giống G1 (điểm 3).
Chỉ tiêu cứng cây chúng tôi thấy ở các nồng độ phun ABA khác nhau thì không thấy có sự khác nhau ở các công thức cùng giống. Giống G2 có khả năng
chống đổ kém nhất (điểm 5) ở tất cả các công thức.
4.3.5. Ảnh hưởng của liều lượng Axit abscisic đến khả năng chịu mặn của các giống lúa tham gia thí nghiệm các giống lúa tham gia thí nghiệm
Đánh giá khả năng chịu mặn của 2 giống lúa trong các công thức chung tôi tổng hợp bảng số liệu sau:
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của liều lượng Axit abcisic đến khả năng chịu mặn của các giống lúa tham gia thí nghiệm,(điểm)
Nồng độ ABA
Giống lúa
Độ cuốn lá Giai đoạn trỗ-chín Khả năng chịu mặn Giai đoạn
đẻ nhánh
Giai đoạn phân hoá đòng Độ tàn lá Khả năng trỗ thoát A0 G1 1 1 1-3 1-3 1-3 G2 1 1 1-3 1 1 A1 G1 1 1 3 1-3 1-3 G2 1 1 3 1 1 A2 G1 1 1 3-5 1-3 1-3 G2 1 1 3-5 1 1
Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy khả năng chịu mặn của giống trong các công thực phun ABA là chưa có sự khác biệt. Độ cuốn của lá ở giai đoạn đẻ nhánh và phân hóa đòng đều ở điểm 1. Giai đoạn này độ mặn trung bình áp lực chống chịu mặn lên giống lúa trong các công thức không cao. Giai đoạn lúa trỗ và chín chúng tôi đánh giá độ tàn lá và khả năng trỗ thoát của 2 giống trong các công thức phun ABA như sau:
Ở công thức phun A1(50 μmol/l) lá lúa tàn nhanh (điểm 3-5) hơn công thức đối chứng A0 (điểm 1-3) và lá lúa còn tàn nhanh hơn ở công thức A2 (100 μmol/l) là (điểm 3-5).
Ở khả năng trỗ thoát cổ bông chúng tôi thấy giống lúa G1 có độ thoát cổ bông kém hơn giống G2 và không thấy có sự khác biệt trong các công thức phun ABA.
Đánh giá khả năng chịu mặn của hai giống lúa chung tôi thấy rằng giống G2 chịu mặn tốt hơn G1 và cở các nồng độ phun ABA thì không có nhiều khác biệt.
4.3.6. Ảnh hưởng của Axit abcisic đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của các dòng lúa tham gia thí nghiệm năng suất thực thu của các dòng lúa tham gia thí nghiệm
Năng suất của giống lúa là đích đến cuối cùng trong nghiên cứu và sản xuất đáp ứng nhu cầu của người nông dân hay không Năng suất là tổng hợp đầy đủ quá trình sinh trưởng, phát triển và tích lũy của cây. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Qua quá trình đo đếm các chỉ tiêu năng suất chúng tôi tổng hợp bảng số liệu sau:
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của Axit abscisic đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của các dòng lúa tham gia thí nghiệm
Nồng độ
ABA Giống lúa Số bông/m
2 Số hạt chắc/bông P1000 hạt NSTT A0(đc) 185,3 137,8 29,2 42,1 A1 190,8 133,9 28,8 44,3 A2 194,2 131,4 29,1 40,4 5% LSD (A) 5,6 3,72 1,1 2,0 G1 185,4 147,9 29,9 55,4 G2 194,9 120,8 28,6 29,1 5% LSD (G) 3,3 1,6 0,7 1,8 A0G1 180,5 151,2 30,1 55,4 A0G2 190,1 124.4 28,3 28,8 A1G1 185,4 147,3 29,8 57,3 A1G2 196,3 120,5 27,8 31,2 A2G1 190,2 145,2 30,0 53,5 A2G2 198,3 117,6 28,1 27,3 5% LSD (A*G) 5,8 2,7 1,2 3,2
Qua bảng số liệu chúng tôi thấy:
Chỉ tiêu số bông/ m2: Khi tăng nồng độ phun ABA lên thì số bông/m2 tăng lên từ 185,3 – 194,25. Tuy nhiên Từ A0 (185,3) lên A1 (190,,85), Từ A1 lên A2 mức tăng không có ý nghĩa 5%. Các giống khác nhau thì số bông /m2 cũng khác nhau giống G1 là (185,4 bông/m2) thấp hơn giống G2 (194,9 bông/m2) có ý nghĩa thống kê 5%.
giảm ở mức có ý nghĩa 5%, cụ thể như sau: Nồng độ A0(137,8 hạt chắc/ bông), A1 (133,9 hạt chắc/ bông), A2 (131,4 hạt chắc/ bông). Hai giống lúa thí nghiệm có số hạt chắc/bông rất khác nhau,giống lúa G1(147,9 hạt chắc/ bông) và giống G2 (120,8 hạt chắc/ bông).
Chỉ tiêu khối lượng nghìn hạt: Chúng tôi thấy không có sai khác trong các công thức phun ABA ở mức ý nghĩa 5%. Giống khác nhau thì khối lượng nghìn hạt khác nhau ở mức có ý nghĩa 5% cụ thể giống G1 (29,96 gam) giống G2(28,67 gam).
Năng suất thực thu: Qua phân tích chúng tôi thấy ảnh hưởng ở nồng độ A1 (44,2 tạ/ha) tăng so với công thức đối chứng A0 (42,1tạ/ha) ở mức ý nghĩa 95%. Năng suất ở nông độ A2 (40,4 tạ/ha) thấp hơn nồng độ A1 có ý nghĩa. Hai giống lúa tham gia nghiên cứu có khối lượng thực thu rất khác nhau cụ thể giống lúa G1 có năng suất cao hơn giống G2 rất nhiều (55,4 tạ/ha so với 29,1 tạ/ha).
Hình 4.7. Ảnh hưởng của Axit abscisic đến năng suất thực thu của các dòng lúa tham gia thí nghiệm
0 10 20 30 40 50 60 70
A0G1 A0G2 A1G1 A1G2 A2G1 A2G2
N S T T ( tạ /h a) Công thức
Đồ thị năng suất thực thu
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
5.1.1 Thí nghiệm 1: So sánh một số dòng lúa mới trên đất nhiễm mặn tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
1) Các dòng lúa nghiên cứu đều sinh trưởng nhanh, mạnh và có chiều cao ở mức trung bình. Trong đó có một số dòng có chiều cao thích hợp nhất là dòng M2 (90,7cm), M14 (95,5cm), dòng M6 (105,3cm), A69-1 (94,5cm). Các dòng lúa đẻ nhánh nhanh, đẻ sớm và tập trung, số nhánh trong khóm lúa cao đạt 8,2 – 11,2 nhánh /khóm, trong đó dòng M450 đẻ nhánh khỏe nhất đạt 11,2 nhánh/khóm và dòng đối chứng A69-1 có nhiều nhánh vô hiệu. Các dòng lúa nghiên cứu đều ở nhóm trung ngày và ngắn ngày hơn đối chứng 10-20 ngày. Những dòng lúa này thích hợp cho vùng ven biển nhằm né tránh mưa bão hoạc làm cây mầu vụ 3 (cơ cấu 2 lúa + mầu(dưa)) đó là các dòng M2 (115 ngày), dòng M14 (113 ngày), dòng M6 (120 ngày).
2) Các dòng lúa nghiên cứu không nhiễm khô vằn, đạo ôn, bạc lá (điểm 1- 3), bị ít sâu cuốn lá và đục thân (điểm 1-3). Khả năng chịu mặn tương đương với đối chứng A69-1(điểm 3).
3) Các dòng nghiên cứu có số bông/m2 cao (183,4 – 200,4 bông/m2) và gần với đối chứng A69-1(210,2 bông/m2). Số hạt chắc /bông của các dòng lúa mới đều rất cao (145,2-160,6 hạt/bông) so với đối chứng A69-1(125,6 hạt/bông). Khối lượng nghìn hạt của các dòng lúa nghiên cứu tương đương nhau 23,5 – 26,2 gam. Chỉ có dòng M450 là cao nhất 30,1 gam.
4) Năng suất thực thu của các dòng lúa nghiên cứu đều cao hơn đối chứng A69-1(35,3 tạ/ha). Trong đó có các dòng đạt yêu cầu: M2 (52,4 tạ/ha), M6 (55,3 tạ/ha), M14 (53,4 tạ/ha), M450 (60,3 tạ/ha).
5) Chất lượng gạo: Đánh giá tổng thể qua các chỉ tiêu xay xát, hình dạng, màu sắc hạt gạo, phần trăm bạc bụng, hàm lượng Amylose chúng tôi đánh giá được 2 dòng M2, M14 có chất lượng gạo tốt.
5.1.2. Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của Axit Abcisic đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa trên đất nhiễm mặn tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
tăng chỉ số diện tích lá LAI giúp cây lúa sinh trưởng tốt hơn, tăng khối lượng chất khô, hiệu suất quang hợp thuần tăng và hàm lượng nito trong lá tăng đạt cao nhất khi phun A1(50 μmol/l).
Giai đoạn sau trỗ đến chín:: Khi tăng nồng độ phun ABA thì giảm chỉ số diện tích lá LAI, giảm khối lượng tích lũy chất khô, hiệu suất quang hợp thuần giảm.
Qua thí nghiệm chúng tôi thấy một số chỉ tiêu ít thay đổi như hệ số kinh tế, chỉ số SPAD có tăng nhưng mức tăng không có ý nghĩa 5%, không tăng khả năng chịu mặn của cây lúa
7) ABA có ảnh hưởng lên năng suất thực thu: Chúng tôi nhận thấy nồng độ 50 μmol/l cho năng suất cao nhất (44,2 tạ/ha) so với đối chứng không phun (42,1 tạ/ha).
5.2. ĐỀ NGHỊ
- Cần đánh giá tiếp theo về năng suất và chất lượng gạo các dòng đã chọn M2, M14, M6 và M450 để chọn dòng có chất lượng cao nhất.
- Cần đánh giá ảnh hưởng ABA đến các giai đoạn sinh trưởng cụ thể, trong điều kiện độ mặn cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001). Ðịnh hướng chuyển dịch cơ cấu và phát triển sản xuất nông nghiệp vùng Ðồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2001.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Theo báo cáo mới nhất của Cục Trồng trọt Ảnh hưởng nhiễm mặn đến sản xuất lúa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 24/3/2010.
3. Bùi Chí Bửu và cs., 2004. Hội nghị quốc gia chọn tạo giống lúa - Hoạt động chào mừng năm quốc tế lúa gạo 2004. Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long 4. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2003). Cơ sở di truyền tính chống chịu đối
với thiệt hạt do môi trường của cây lúa, NXB. Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. 5. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Duy Bảy, Phùng Bá Tạo, Đỗ Xuân Trường và Nguyễn
Thị Lang (2000) Chọn tạo giống lúa cho vùng bị nhiễm mặn ở đồng bằng song Cửu Long OMon Rice 8:16-26.
6. Đào Xuân Học, TS Hoàng Thái Đại Sử dụng và cải tạo đất phèn, đất mặn NXB Nông nghiệp tháng 3 năm 2005 Tr.12-28.
7. Đỗ Khắc Thịnh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Dưõng Kư (1995). Báo cáo kết quả đề tài tuyển chọn giống lúa mùa cho vùng nhiễm mặn, phèn, ảnh hưởng thủy triều năm 1992-1995, Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.
8. http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=146617. 9. http://www.camnangcaytrong.com/acid-abscisic-dd21.html.
10. http://www.haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=HKT&MenuID= 741&ContentID=3311Điều kiện tự nhiên Kiến Thụy, Hải Phòng.
11. http://www.tiengiang.gov.vn .
12. Lê Sâm (2003).Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, NXB Nông nghiệp. 13. Ngô Đình Thức (2006). Nghiên cứu phát triển giống lúa chống chịu mặn cho
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, trường đại học Nông Lâm TP. HCM.
14. Nguyễn Ngọc Anh (2005). Chiến lược bảo vệ và sử dụng hợp lý dòng chảy kiệt đồng bằng sông Cửu Long, Báo cáo hội thảo Khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên nước khu vực đồng bằng sông Cửu Long Cần Thơ, ngày 21/4/2005. 15. Nguyễn Tấn Hinh và cs., 2006. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài:
Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật canh tác lúa cho những vùng có điều kiện khó khăn. Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
16. Nguyễn Văn Hoan, 2006. Cẩm nang Cây lúa, NXB Lao động, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Hoan, 2010. Cẩm nang Phát triển kinh tế Nông nghiệp quy mô hộ gia đình.NXB Tài Chính, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Luật (chủ biên). 2008. Cây lúa Việt Nam (tập I). NXB Nông nghiệp Hà Nội.
19. Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh, Vũ Văn Liết, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề (2015). Giáo trình cây lúa.
20. S. Yoshida, 1981. Những kiến thức cơ bản ngành trồng lúa (tài liệu dịch). NXB KH Tp. Hồ Chí Minh.
21. Trần Thanh Cảnh (1998). Ðồng bằng sông Cửu Long miền đất giàu tiềm năng và lợi thế phát triển qua 2 năm thực hiện quyết định 99/TTg, Ðồng bằng sông Cửu Long xây dựng và phát triển, Ban tổ chức hội chợ quốc tế Cần Thơ, tr. 72-76. 22. Trường Đại học Cần Thơ (1997). Báo cáo kết quả thanh lọc các giống lúa mùa
địa phương chống chịu mặn, Tài liệu Hội nghị khoa học tháng 7/1997.
23. Vương Đình Tuấn, Fukutu Y, Yano M và Ban T (2000) Lập bản đồ xác định vị