Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3. Các chỉ tiêu theo dõi chung cho cả hai thí nghiệm
*) Chỉ tiêu nông sinh học
+ Chiều cao cây (cm): Đo chiều cao cây tính từ gốc cho đến mút lá dài nhất khi lúa chưa trỗ, hoặc đến đầu bông kể cả râu khi lúa đã trỗ.
+Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính số ngày từ khi gieo đến khi 85 % số hạt trên bông chín.
*) Chỉ tiêu sinh lý ( phân tích tại phòng thí nghiệm, khoa Nông Học, học viện nông nghiệp Việt Nam)
+ Chỉ số diện tích lá (LAI): m2 lá/m2 đất
Dùng phương pháp cân nhanh. Cắt lá dàn đều trên tấm kính 1 dm2. Sau đó cân khối lượng 1dm2 và cân toàn bộ khối lượng lá tươi rồi tính theo công thức: P1 x Số khóm/m2 đất
LAI = (m2 lá/ m2 đất) P2
Trong đó: P1 là khối lượng toàn bộ lá tươi (g) P2 là khối lượng 1dm2 lá tươi (g) + Khối lượng chất khô tích luỹ (DM): g/m2 đất
Những cây sau khi đo diện tích lá được đem sấy ở nhiệt độ 800C đến khối lượng không đổi. Sau đó cân riêng thân lá.
*) Chỉ tiêu sâu bệnh hại
Theo dõi đánh giá một số loại sâu bệnh hại chính thường gặp ở vụ mùa trên đồng ruộng như: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh bạc lá, khô vằn và bệnh đạo ôn (đạo ôn cổ bông) theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa của IRRI, quy chuẩn QCVN 01 - 55: 2011/Bộ NNPTNT. (theo phụ lục 2).
nông nghiệp việt nam).
+ Lấy mẫu đất: Dùng ống lấy mẫu đất ở độ sâu 10-15cm ở 3 điểm ngẫu nhiên trong 1 ô thí nghiệm, sau đó trộn lại với nhau và lấy vào lọ khoảng 500g
+ Chỉ tiêu pHkcl : Cân 10g đất, thêm 10ml dd KCl 1M, pHkcl 5,6, lắc đều trong 1h rồi đem đo pHkcl trong dịch thu được.
+ Chỉ tiêu OM: Cân 1 g đất cho vào bình tam giác 500ml, sau đó thêm 10ml K2Cr2O7 và 20 ml H2SO4 đặc, lắc nhẹ rồi để yên 30 phút. Sau đó thêm 200ml nước cất và thêm 1ml H3PO4 và 10 giọt chỉ thị màu diphenylamine. Chuẩn độ bằng muối Ferrous Ammonium Sulfate cho dung dịch chuyển từ màu đen sang màu xanh lá cây
+ Chỉ tiêuN tổng số (phương pháp Kjeldahl): Công phá 1g mẫu đất bằng H2SO4 đặc, CuSO4 và K2SO4, sau đó chưng cất dịch thu được trong NaOH đặc và H3BO3. Chuẩn độ để tính kết quả bằng H2SO4 chuẩn 0,1N
+ Chỉ tiêu K tổng số (phương pháp Quang kế ngọn lửa): Công phá mẫu bằng 1g đất bằng HNO3 và HClO4. Dịch mẫu thu được đo bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS ở bước sóng 766nm.
+ Chỉ tiêu P tổng số (phương pháp so mầu): Công phá mẫu 1g đất bằng HNO3 và HClO4. Dịch mẫu thu được đem lên màu bằng dung dịch tạo màu antimoan tartrat. Kết quả được tính bằng cách so màu dung dịch với dung dịch chuẩn ở bước sóng 882 nm bằng máy phân tích quang phổ.
+ Chỉ tiêu N dễ tiêu (phương pháp Kjeldahl): Cân 10g đất được hòa tan bằng H2SO4 0,5N. Dịch chiết được đem hòa lẫn với 0,25g hỗn hợp (Zn+Fe), H2SO4
đặc và K2CR2O7 20%. Chưng cất dịch thu được trong NaOH đặc và H3BO3. Sau đó chuẩn độ để tính kết quả bằng H2SO4 chuẩn 0,1N.
+ Chỉ tiêu K dễ tiêu (phương pháp quang kế ngọn lửa): Chiết dịch mẫu bằng cách cho 2g đất lắc trong 1h với 40ml amon acetate pH = 7,0. Dịch mẫu thu được đo bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS ở bước sóng 766nm.
+ Chỉ tiêu P dễ tiêu (phương pháp so màu): Chiết dịch mẫu của 2g đất và 100ml H2SO4 0.1N. Dịch mẫu thu được đem lên màu bằng dung dịch tạo màu antimoan tartrat. Kết quả được tính bằng cách so màu dung dịch với dung dịch
chuẩn ở bước sóng 882 nm bằng máy phân tích quang phổ. *) Chỉ tiêu năng suất
Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 khóm (những khóm đã theo dõi trước đó) để theo dõi các chỉ tiêu sau:
+ Số bông/khóm (bông): Đếm tổng số bông /khóm. + Số bông/ m2 (A): Tính tất cả các bông có trong 1m2
+ Số hạt/bông (B): Tính tất cả số hạt của các bông/khóm, sau đó lấy trung bình
+ Tỷ lệ hạt chắc % (C): Bằng số hạt chắc/ tổng số hạt trên bông
+ Khối lượng 1000 hạt (D): lấy hạt đã khô (độ ẩm 13%), đếm 200 hạt đem cân, lặp lại 5 lần, khối lượng 1000 hạt được tính bằng tổng của 5 lần cân.
+ Năng suất lý thuyết:
Năng suất lý thuyết = A x B x C x D x 10-4 (tạ/ha)
+ Năng suất thực thu: Thu hoạch riêng từng ô thí nghiệm, tuốt và quạt sạch, cân khối lượng tươi. Lấy mỗi ô 2 kg tươi, phơi khô, cân khối lượng khô rồi tính năng suất thực thu của mỗi ô thí nghiệm.