1 .5.5 Tôn trọng các giá trị văn hóa
2.1.5. Kỹ năng lắng nghe có hiệu quả
Để lắng nghe có hiệu quả, cần phải nghe chăm chú v à đặc biệt là phải thấu cảm. Muốn vậy, cần chú ý rèn luyện các kỹ năng sau:
- Kỹ năng tạo không khí b ình đẳng, cởi mở giữa người nói với người nghe
Để tạo không khí bình đẳng, cởi mở, cần chú ý đến khoảng cách giữa ng ười nói với người nghe và vị trí, tư thế, động tác, cử chỉ của m ình. Khoảng cách không nên quá xa. Tư thế nên ngang tầm, đối diện nhau. Không khoanh tay hoặc đút tay trong túi quần.
- Kỹ năng bộc lộ sự quan tâm qua t ư thế, điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt “Chúng ta không chỉ nghe bằng tai mà còn phải nghe bằng cả cơ thể”
Mắt: Tập trung vào người nói một cách nhẹ nh àng, thỉnh thoảng chuyển cái nh ìn từ mặt người nói sang bộ phận khác của c ơ thể, ví dụ nhìn vào tay, quần áo...
Không nên: nhìn tr ừng trừng vào người nói, hoặc không nh ìn vào người nói, quay chỗ khác, nhắm mắt.
Nét mặt: Biểu hiện theo chủ đề câu chuyện, theo tâm trạng ng ười nói... ví dụ, khi người nói thông báo chuyện buồn th ì nét mặt bạn phải tỏ ra cảm thông, chia sẻ. Nụ cười: Tự nhiên, chân thành, cởi mở và phải tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Cử chỉ, điệu bộ: Tay không n ên khoanh tay trước ngực khi nói chuyện, không nên làm việc riêng. Nếu vấn đề quan trọng, bạn n ên có một cái bút và quyển sổ để ghi lại những gì người nói. Những cái lắc đầu, gật đầu đúng chỗ sẽ l àm người nói nhận thấy bạn tập trung v ào câu chuyện của họ.
Tư thế: Có vai trò quan trọng trong giao tiếp. Có 3 t ư thế chủ yếu: đi, đứng, ngồi. Hạn chế vừa đi vừa nghe. Trong tr ường hợp vừa đi vừa nghe thì phải có biểu hiện là bạn vẫn nghe họ nói. N ên hơi nghiêng người về phía người nói để thể hiện sự quan tâm.
- Kỹ năng gợi mở
Muốn nghe được nhiều, cần biết cách khuyến khích ng ười đối thoại trút bầu tâm sự bằng cách: dùng lời nói, ánh mắt nét mặt, nụ cười, cử chỉ... bày tỏ sự am hiểu vấn đề, hiểu và thông cảm với người đối thoại. Chú ý lắng nghe v à phản hồi một cách thích hợp bằng cả lời nói v à cử chỉ, điệu bộ; thỉnh thoảng đặt câu hỏi: “rồi sau đó ra sao?”, “Lúc đó ch ị đang làm gì?”. Cũng có thể giữ sự im lặng đầy vẻ quan tâm để người đối thoại lấp đầy khoảng trống bằng những lời giải thích, bổ sung...