Chủ trương của Đảng bộ huyện Chợ Đồn về xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện chợ đồn (tỉnh bắc kạn) lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2013 (Trang 41 - 64)

7. Bố cục của luận văn

2.1 Đảng bộ huyện Chợ Đồn lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm

2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ huyện Chợ Đồn về xóa đói, giảm nghèo

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chợ Đồn lần thứ XVIII được tiến hành vào tháng 10 năm 2005, Đại hội đã đề ra một số chỉ tiêu cơ bản cần đạt được đến năm 2010 là: Tổng sản lượng lương thực đạt từ 22.000 – 23.000 tấn, tăng trưởng bình quân từ 3 – 3,5% mỗi năm, bình quân lương thực đầu người trên 450 kg/người/năm; duy trì hệ số sử dụng đất là 1,8 lần, nâng độ che phủ rừng lên 70%, trồng mới 500ha chè tuyết; 85% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia, 100% số xã có bưu điện văn hóa xã, trên 90% phòng học từ cấp bốn trở lên; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20% (theo tiêu chí mới)….[42, tr.12]

Ngày 10 tháng 10 năm 2006, Ban chấp hành Đảng bộ huyện ra nghị quyết 04-NQ/HU “về công tác giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010”.

Ngày 28 tháng 2 năm 2007 Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành quyết định số 1249/QĐ – UBND “phê duyệt chương trình giảm nghèo huyện Chợ Đồn giai đoạn 2006 – 2010”. Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Chợ Đồn ( Ban hành kèm quyết định số 1249/QĐ-UBND huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã nêu rõ quan điểm khi xây dựng chương trình :

Xóa đói, giảm nghèo là một mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó cũng là mục tiêu và là chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả phát triển của nền kinh tế và đời sống nhân dân trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ huyện Chợ Đồn.

Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác phải hướng tới mục tiêu giảm nghèo, xóa nghèo, tạo điều kiện, tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu của chương trình, khơi dậy động lực vươn lên thoát nghèo và từng bước làm giàu của người dân.

Để việc triển khai, thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, chương trình phải được cụ thể hóa bằng các chính sách, cơ chế, kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng nghèo của địa phương; phải huy động được sự tham gia của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội; phải huy động được nhiều nguồn lực từ nhiều lĩnh vực để đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn của chương trình; trong đầu tư, phân bổ phải ưu tiên nguồn lực cho các khu vực, các đối tượng khó khăn nhất.

Để tổ chức thực hiện các mục tiêu của chương trình giảm nghèo thì sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, của cộng đồng là cơ bản; song cần tuyên truyền động viên ý thức tự vươn lên của người dân.”[79, tr.1]

Ngày 23 tháng 11 năm 2007 Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghị quyết số 09/2007/NQ-HĐND nhất trí “thông qua chương trình giảm nghèo của huyện giai đoạn 2006 – 2010”.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo; kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo và việc làm của huyện khi có sự thay đổi thành viên; phân công thành viên phụ trách các xã, thị trấn theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chương trình triển khai tại địa bàn, đồng thời phản ánh những vướng mắc, kiến nghị, báo cáo kết quả về thường trực Ban chỉ đạo để thống nhất chỉ đạo giải quyết…

Đảng bộ huyện bám sát chủ trương, nghị quyết của Chính phủ và Nhà nước chỉ đạo thực hiện các chương trình 135, 134..

Từ những chủ trương, nghị quyết trên cho thấy, trong giai đoạn (2006 – 2010) các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở luôn coi xóa đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong chương trình hành động của mình.

2.1.3 Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện về thực hiện xóa đói, giảm nghèo

Tổng hợp trong các văn bản gồm, nghị quyết 02-NQ/HU “về phát triển nông – lâm nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu nông thôn giai đoạn 2006 – 2010” ngày 21-7-2006, nghị quyết 04-NQ/HU “về công tác giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010” ngày 10-10-2006 và các nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVIII về nhiệm vụ các năm 2006, 2007, 2008,2009, 2010…thấy rõ rằng sự chỉ đạo của về thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện tập trung vào những mặt chủ yếu sau:

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về công tác giảm nghèo:

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp, sự chỉ đạo và hướng dẫn sâu sát của chính quyền, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể và sự nỗ lực vươn lên của người dân.

Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo. Kết hợp đa dạng các hình thức truyền thông để truyền tải đến người dân đầy đủ, chính xác các chính sách về chương trình giảm nghèo.

Thiết lập kênh thông tin hai chiều về chương trình giảm nghèo từ cấp tỉnh đến cơ sở và ngược lại; đồng thời vận động tổ chức thiết lập mạng lưới tổ chức xã hội tự nguyện của người nghèo như: nhóm tiết kiệm, nhóm trợ giúp, xây dựng mô hình kinh tế hộ hoặc nhóm hộ…để giúp nhau thoát nghèo.

Trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành đối với công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đã có sự chuyển biến lớn lao. Các cấp, các ngành và nhân dân toàn huyện đã nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, tích cực triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo an sinh xã hội, đời sống nhân dân đặc biệt là hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện và từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đề ra.

Tập trung thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo lớn:

Chương trình 135: Để chỉ đạo thực hiện chương trình 135 giai đoạn (2006 - 2010), Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành 02 nghị quyết số 38/2006 phê chuẩn nội dung thực hiện chương trình 135 và nghị quyết số 10/2007 phê chuẩn chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn II của huyện Chợ Đồn.

Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, chương trình 135 (giai đoạn II) đã được triển khai một cách quyết liệt các dự án chủ yếu là về:

Phát triển cơ sở hạ tầng.

Hỗ trợ phát triển sản xuất, hướng dẫn hộ nghèo kiến thức về tổ chức sản xuất và thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng.

Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức pháp luật.

Chính sách 134: Tiếp tục thực hiện chính sách 134 trong giai đoạn (2006 – 2010), Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành quyết định số 274/QĐ – UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung đề án thực hiện quyết định 134.

Mặt khác, tăng cường công tác vận động, tuyên truyền nhân dân cùng thực hiện, tránh trông chờ, ỷ lại hoàn toàn vào nhà nước.

Nhờ sự nỗ lực lớn của tất cả các cấp ủy, ban ngành và nhân dân tham gia, chính sách 134 đã được triển khai sâu rộng trên các mặt:

Đất sản xuất. Nước sinh hoạt. Nhà ở.

Những kết quả đạt được đã nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn, từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, nhất là điều kiện về nhà ở và nước sinh hoạt. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được củng cố, ổn định.

Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nghèo:

Chính sách hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo: trong 5 năm, huyện đã tạo điều kiện cho 9.716 lượt hộ nghèo vay vốn với tổng số tiền là 113.829 triệu đồng, đạt 408,87% kế hoạch.

Thực hiện Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg và Quyết định 126/2008/QĐ- TTG, số hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn là 11.854 triệu đồng với 2.384 hộ, tối đa là 5 triệu đồng/hộ.

Ngoài ra, Đảng bộ huyện còn chú trọng các hình thức khác để huy động vốn thực hiện chính sách tín dụng cho người nghèo.

Thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ vốn sản xuất cho người nghèo đã trở thành một nguồn lực quan trọng giúp hàng ngàn hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh.

Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế: Từ năm 2006 - 2010 có 100% người nghèo và các đối tượng chính sách được cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh.

Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục: Huyện đã tăng cường nhiều chính sách giáo dục như: miễn giảm học phí và các khoản đóng góp; hỗ trợ sách giáo khoa, giấy vở học sinh con hộ nghèo; hỗ trợ học bổng...

Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế: Thực hiện trợ giúp đột xuất cho các hộ nghèo, gặp rủi ro do thiên tai bão lụt...

Thực hiện dự án đào tạo cán bộ làm công tác giảm nghèo và dạy nghề cho người lao động, giải quyết công ăn việc làm và nhân rộng mô hình giảm nghèo:

Để trang bị kiến thức quản lý, phương pháp xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu cụ thể thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo gắn với tình hình thực tiễn tại cơ sở cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, thị trấn và thôn bản. Từ năm 2005 đến năm 2010, phòng Lao động TB&XH và UBND huyện, các xã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho hàng nghìn lượt người cán bộ làm công tác giảm nghèo với những nội dung cơ bản về theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động giảm nghèo; Hướng

dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; Hướng dẫn truyền thông về giảm nghèo cấp xã; Hướng dẫn xây dựng, thực hiện và nhân rộng mô hình giảm nghèo; Hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và giảm nghèo, từ các lớp tập huấn, học viên đã nắm vững được định hướng, quy trình xây dựng triển khai thực hiện công tác giảm nghèo tại cấp cơ sở.

Vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được Huyện ủy đặc biệt nhấn mạnh trong các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết được phần nào nhu cầu đối với công ăn việc làm cho người nghèo. Từ năm 2005 - 2010 trên địa bàn huyện đã tổ chức được 144 lớp dạy nghề cho 4.100 người nghèo, đây là các chương trình đào tạo được hỗ trợ kinh phí và nguyen vật liệu thực hành, được hỗ trợ bằng tiền đã tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tham gia các lớp học nghề, cải thiện chất lượng việc làm và tăng thu nhập, giảm nghèo. Các học viên đã được theo học sẽ là những tuyên truyền viên trực tiếp, tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong sản xuất cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất của hộ gia đình và địa phương.

Mô hình xóa đói giảm nghèo cũng được xây dựng tạo điều kiện để giúp đỡ các hộ nghèo vượt khó tự vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói bằng chính nội lực bản thân.

Vận động nhân dân, xã hội tham gia thực hiện Chương trình giảm nghèo, giúp đỡ người nghèo:

Các đoàn thể nhân dân đã xây dựng và thực hiện chương trình giúp nhau làm kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo bằng nhiều hình thức, việc làm thiết thực có hiệu quả.

Huyện ủy Chợ Đồn đã chú trọng phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, phát huy đầy đủ các lực lượng thực hiện đồng thời nhiều chương trình, dự án nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác xóa đói, giảm nghèo.

Việc phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là người nghèo làm cho công tác xóa đói, giảm nghèo thực sự mang tính xã hội hóa.

Năm năm qua, cùng với sự chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống các cơ quan chính quyền được kiện toàn theo các quy định của Chính phủ, đẩy mạnh cải cách hành chính, hoạt động quản lý không ngừng được đổi mới và phát huy; mối quan hệ của cơ quan hành chính với nhân dân ngày càng gắn bó hơn. Ủy ban nhân dân từ cấp huyện đến cơ sở đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tổ chức thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình xóa đói, giảm nghèo.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần tạo nên những thành tựu của tỉnh trong công tác xóa đói, giảm nghèo nói riêng và phát triển kinh tế -xã hội nói chung.

2.1.4 Kết quả lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện

Trong 5 năm (2006 - 2010) mặc dù còn có nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là sự tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành tập trung quyết liệt của các cấp chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, có hiệu quả của các ban nghành, đoàn thể, chương trình xóa đói giảm nghèo đã đạt được một số thành tựu như sau:

* Về nhận thức:

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Chợ Đồn luôn làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi

các nhiệm vụ kinh tế của địa phương. Mặt trận Tổ quốc đã phối hợp với các đoàn thể, tham gia chỉ đạo sản xuất nông – lâm nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện. Thực tế cho thấy các chỉ tiêu kinh tế mỗi năm một tăng, sản lương lương thực cây có hạt năm sau cao hơn năm trước, bình quân lương thực trên đầu người năm 2008 đã đạt 440kg/người/năm, an ninh lương thực trong huyện được đảm bảo, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, không còn hộ đói. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc tích cự vận động nhân dân tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, từ năm 2006 – 2009 làm 89 nhà Đại đoàn kết (mỗi nhà 5-10 triệu đồng) từ quỹ “Vì người nghèo”,theo chương trình 134 đã giúp làm 711 nhà trong 2 năm 2006 – 2007… Vận động nhân dân tham gia các cuộc vận động quyên góp ủng hộ “Tương thân, tương ái”, quỹ “Vì người nghèo” được 237.038 triệu đồng, vận động nhân dân ủng hộ hiện vật như chăn, quần áo ấm cho người nghèo..[68, tr.6]

Từ 2006 đến 2010, thông qua việc thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo đã huy động được các nguồn lực của cộng đồng xã hội, gia đình và dòng họ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp đoàn kết quan tâm nỗ lực tổ chức thực hiện. Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được triển khai hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Từ đó, cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo, cán bộ cấp xã và người dân nắm vững được mục đích, ý nghĩa của xóa đói, giảm nghèo. Nhiều người dân được tuyên truyền đã tự xác định được mục tiêu và lập kế hoạch sản xuất, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình mình. Ý chí vươn lên thoát nghèo và làm giàu ngày càng thấm sâu trong cộng đồng dân cư. Một số tấm gương về thoát nghèo và làm giàu đã xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện chợ đồn (tỉnh bắc kạn) lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2013 (Trang 41 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)