7. Bố cục của luận văn
2.2 Đảng bộ huyện Chợ Đồn lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 2011 đến
2.2.4 Kết quả việc thực hiện xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Chợ
Đồn
Trong ba năm từ 2011 đến 2013, công tác giảm nghèo luôn được các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện và đạt kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/HU ngày 9 tháng 4 năm 2011 của Ban chấp hành Đảng bộ huyến khóa XIX về công tác giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015, đời sống người nghèo từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cạn nghèo đều giảm qua các năm, người nghèo được hưởng lợi, tiếp cận kịp thời các chính sách an sinh xã hội; kết cấu hạ tầng của huyện được quan tâm đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội ở địa phương.
* Sự phối hợp của các Ban, ngành, đoàn thể:
Mặt trận Tổ quốc tích cực vận động nhân dân tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, từ năm 2011 đến 2013 làm được 164 nhà Đại đoàn kết (mỗi nhà được hỗ trợ từ 5 đến 13,4 triệu đồng) từ quỹ “Vì người nghèo” của Trung ương, Tỉnh, Huyện và phối hợp theo chương trình 134 của Chính phủ; các tổ chức thành viên của Mặt trận đã phối hợp cùng nhau làm nhà cho hộ nghèo đều đạt theo tiêu chí quy định… Vận động nhân dân tham gia các cuộc quyên góp ủng hộ tương thân tương ái như ủng hộ quỹ “vì người nghèo” đến
năm 2013 thu được 84.352.000đ, quỹ “vì Trường Sa thân yêu” là 193.954.850đ, ủng hộ đồng bào Miền trung lũ lụt được 81.111.000đ. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc còn phối hợp với các ngành liên quan vận động, tiếp nhận các loại quỹ thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng quỹ khuyến học, quỹ vì trẻ thơ, quỹ cao tuổi, hàng cứu trợ, ủng hộ chăn màn quần áo cho người nghèo trên địa bàn huyện…[68, tr.6-8]
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Chợ Đồn góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo với các phong trào xung kích phát triển xã hội, tình nguyện vì cuộc sống, thanh niên lập thân, lập nghiệp. Nhiều cơ sở Đoàn đã xây dựng được các mô hình kinh tế vườn – ao – rừng, tăng hiệu quả cánh đồng 50 – 70 triệu đồng/ ha. Thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Bắc Kạn chung tay xây dựng nông thôn mới, Ban thường vụ huyện đoàn đã phối hợp với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Đông Viên tổ chức lễ phát động thành công và huy động được 150 đoàn viên khối cơ quan và 40 đoàn viên công an tình nguyện đổ bê tông nâng cấp đường tại thôn Nà Kham xã Đông Viên với chiều dài 168m, rộng 3m. Các hoạt động tình nguyện khác cũng được các cấp Đoàn quan tâm thực hiện, đến cuối năm 2013 tặng 300 chiếc chăn ấm, 800 chiếc quần áo ấm cho hộ nghèo, thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong huyện. Ngoài ra, tổ chức Đoàn có phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, các ngành, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức và tham gia trên 50 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật với hơn 2000 đoàn viên tham gia; phối hợp với Trung tâm khuyến nông của tỉnh mở lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp cho 35 đoàn viên. Phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn của Trung ương Đoàn triển khai dự án trồng quýt cho 42 hộ đoàn viên tại Làng thanh niên thôn Khuổi Dả (Rã Bản) với 10ha, hiện nay dự án đang triển khai và được các hộ chăm sóc tốt. Hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho thanh niên
với 5 dự án có tổng dư nợ là 354 triệu đồng, thu hút 14 đoàn viên tham gia.. góp phần tích cực vào xây dựng các mô hình kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và phát triển xã hội.[38, tr.10]
Phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi đoàn kết và giúp đỡ nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa đã thu hút hàng nghìn hộ tham gia tích cực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại. phong trào đã khích lệ, dộng viên nông dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng, giảm bớt được tư tưởng trông chờ, ỉ lại; đổi mới được cách nghĩ, cách làm, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của hội viên trong lao động, sản xuất. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều hộ sản xuất giỏi điển hình tiên tiến: Ông Nguyễn Văn Thuận, Hà Văn Cẩn ở thị trấn Bằng Lũng; ông Mai Tiến Đình ở Yên Thịnh, hộ Liêu Văn Giang, Hoàng Thị Xuân xã Rã Bản, Hoàng Văn Tiệp ở Xuân Lạc… Hội nông dân cũng vận động hội viên tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn,từ 2011 đến 2013 đóng góp được hơn 8.000 ngày công, tham gia tu sửa và làm mới hơn 100km đường nông thôn; tham gia tu sửa hệ thống điện,nước sinh hoạt, các công trình y tế, trường học và nhiều công trình phúc lợi khác. Tích cực vận động hội viên, nông dân giúp đỡ nhau xóa nhà tranh tre dột nát theo chương trình 167 và các chương trình xóa đói, giảm nghèo…[7, tr.12]
* Đẩy mạnh phát triển kinh tế:
Huyện hỗ trợ thực hiện đề án phát triển trồng cây cam, quýt, hồng không hạt, cây dong riềng; mô hình chăn nuôi gà thả đồi, lợn móng cái. Qua hai năm 2012 và 2013 đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Trồng cây cam quýt được 115,92 ha tại các xã Rã Bản, Đông Viên, Đại Sảo, Phương Viên, Ngọc Phái; trồng cây hồng không hạt được 77,888ha tại các xã Quảng Bạch, Đồng
Lạc, Xuân Lạc, Nam Cường, Ngọc Phái, Phương Viên, Rã Bản; diện tích trồng cây rong riềng tăng từ 94,6 ha năm 2012 lên 256 ha năm 2013. Thực hiện hỗ trợ 50% cho 02 máy chế biến dong riềng cho 02 cơ sở đầu tư lắp máy chế biến tinh bột, tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Thực hiện mô hình chăn nuôi gà thả đồi với quy mô 5000 con/ 20 hộ tại xã Ngọc Phái, Đại Sảo, Nam Cường, Yên Thượng, Bản Thi, Yên Nhuận, Phương Viên và thị trấn Bằng Lũng. Mô hình chăn nuôi lợn nái Móng Cái cũng thực hiện trong 03 năm, quy mô 100 con/năm, đến cuối năm 2013 thực hiện được 200 con/63 hộ/14 xã. Từ việc hỗ trợ phát triển sản xuất đã tạo điều kiện cho nông dân có điều kiện phát triển sản xuất tập trung, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa, nông dân được tập huấn về khoa học kỹ thuật, nâng cao về nhận thức trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao…[83, tr.1]
Năm 2013, Tổng diện tích gieo trồng lúa riêng được 4.317,17ha, tăng 79,67ha năm 2012, sản lượng đạt 19.909 tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 28.527 tấn, đạt 104,16% kê hoạch, tăng 996 tấn so với năm 2012; lương thực bình quân đầu người ước đạt 565kg/người/năm, tăng 8kg so với năm 2012. Tổng đàn trâu bò có 10.467 con tăng 22 con so với năm 2012, đàn lợn gần 40.000 con, tăng 2299 con so với năm 2012, đàn gia cầm là 236.708 con tăng hơn 15.000 con so với năm 2012…Các cấp Đảng ủy, chính quyền chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các mô hình thuộc phương án chính sách hỗ trợ sản xuất. Phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho 2 xã Đông Viên, Rã Bản.
Công tác bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm chỉ đạo, với việc triển khai các dự án 661 và 147 trên địa bàn được nhân dân ủng hộ, tích cực tham gia phát triển trồng rừng; đồng thời luôn làm tốt công tác quản lý, khai thác bảo vệ rừng, chăm sóc rừng trồng, nhiều hộ đã có thu nhập cao, làm giàu từ rừng.
Hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ sản xuất nông nghiệp được quan tâm. Hiện nay 21/21 xã đã có cán bộ Nông lâm, thú y viên, các dịch vụ cung ứng vật tư phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật tại các xã đã tạo điều kiện cho người sản xuất.
Giá trị sản xuất công nghiệp được 129.674 triệu đồng, trong đó: khu vực quốc doanh là 111.893 triệu đồng, khu vực ngoài quốc doanh ước được 17.781 triệu đồng. Sản phẩm chủ yếu là quặng kẽm, khai thác đá, nước máy, điện thương phẩm và gỗ xẻ.[83, tr.3]
* Triển khai các chính sách giảm nghèo chung với công tác dạy nghề, tạo việc làm
Chính sách tín dụng: Số dự án cho vay nguồn quỹ Quốc gia giải quyết việc làm từ 2011-2013 là 1.000 dự án, kinh phí 41.592 triệu đồng, số lao động thu hút là 2.048 người;
Tổng dư nợ đến 31/10/2013 là 184.216/ 185.114 triệu đồng kế hoạch. Trong đó, cho vay hộ nghèo dư nợ 63.253 triệu đồng; vay giải quyết việc làm dư nợ 6.892 triệu đồng; vay xuất khẩu lao động dư nợ 165,8 triệu đồng; vay hộ nghèo về nhà ở dư nợ 1.200 triệu đồng; vay hộ cận nghèo dư nợ 5.000 triệu đồng; vay các chương trình khác dư nợ 107.706 triệu đồng.
Công tác dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động: Dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn được 1.719 lao động; Số dự án vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm tạo việc làm cho 2.048 lao động; số người đi lao động xuất khẩu là 98 người.
Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chương trình 135: Số hộ tham gia 56 hộ, kinh phí thực hiện trên 291.392 nghìn đồng. Trong đó ngân sách Trung ương là 281.787 nghìn đồng; cộng đồng tham gia 9.605 nghìn đồng.
Giáo dục - đào tạo: Số học sinh được miễn giảm học phí là 4.369 lượt học sinh, kinh phí 1.867,830 triệu đồng; Số học sinh người dân tộc thiểu số được trợ cấp tiền ăn bán trú là 2.787 lượt, kinh phí 9.109.251 nghìn đồng.
Chính sách về Y tế: Số người nghèo, dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế là 119.333 lượt người. Số người nghèo, dân tộc thiểu số khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế là 67.901 lượt người, kinh phí thực hiện 8.921.071 nghìn đồng.
Hỗ trợ các đối tượng Bảo trợ xã hội: Chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng theo Nghị định 67 và nghị định 13 là 1.308 lượt đối tượng kịp thời, đúng đối tượng và chế độ quy định.
Hỗ trợ nhà ở: Hỗ trợ theo Quyết định số 167 là 07 hộ, kinh phí 93.800 nghìn đồng; Các chương trình khác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc triển khai là 61 hộ, kinh phí 809.200 nghìn đồng;
Trợ giúp pháp lý: Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ 06 buổi, với trên 820 người tham gia; tư vấn, hỗ trợ cho người nghèo, dân tộc thiểu số được 91 lượt người.[81, tr.3-5]
* Duy trì thực hiện tốt các chính sách, dự án thuộc chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
Về xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo:
Giao thông: đến tháng 12 năm 2013, toàn huyện có 19/21 xã có đường nhựa đến trung tâm xã (xã Phong Huân chưa có, Tân Lập đang xây dựng), 90% thôn, bản có đường xe máy và xe cơ giới nhỏ đi lại. Tiếp tục đầu tư, cải tạo các tuyến đường liên thôn; xây dựng đường giao thông nông thôn theo chương trình xây dựng nông thôn mới thực hiện tại 06 xã, đến 2013 đã hoàn thành 5,335km/13,61km.
Thủy lợi: hàng năm quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình thủy lợi, đảm bảo nước tưới phục vụ cho sản xuất; hiện nay toàn huyện có
187 công trình thủy lợi kiên cố, đảm bảo phục vụ tưới nước cho hơn 1.300 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Điện lưới: toàn huyện có tổng số 145 trạm biến áp, dung lượng 31,674 KVA, với 283,3km đường dây 0,4KV; tổng số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia là 11.513 hộ chiến 93,34%.
Xây dựng trường học: cơ sở vật chất trường học luôn được quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố; đến 2013 toàn huyện có 06 trường đạt chuẩn quốc gia.
Cơ sở vật chất văn hóa: toàn huyện hiện có 02 nhà văn hóa cấp xã ở Rã Bản và Bình Trung, 02 nhà văn hóa cấp thôn là Khuổi Dả xã Rã Bản và Nà Dạ xã Xuân Lạc, 233/242 thôn, tổ ,bản có nhà sinh hoạt cộng đồng.
Xây dựng chợ: trong giai đoạn 2012 – 2013, huyện đã đầu tư xây dựng 02 chợ nông thôn tại Phương Viên và Nam Cường, nâng tổng số xã có chợ lên 14/21 xã.
Thông tin liên lạc: toàn huyện có 02 tổng đài, 03 bưu cục, 19 điểm bưu điện văn hóa, đảm bảo 100% xã có thư báo đến trong ngày; mạng lưới dịch vụ Internet và phủ song điện thoại rộng khắp, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt.[83, tr.2]
Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thông qua phát triển đàn trâu, bò sinh sản có 49 hộ tham gia và mô hình nuôi lợn nái Móng Cái hỗ trợ cho 90 hộ đang được triển khai thực hiện;
Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo đã tập huấn cho trên 333 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã; công tác truyền thông đã làm mới và cấp cho cấp xã mỗi đơn vị 1 bộ panô tuyên truyền về nội dung của Nghị quyết số 80/ NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ; Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo huyện đã tiến hành giám sát, đánh giá trực tiếp được 22 lượt xã, thị trấn.[81, tr.6]
Như vậy, trong những năm qua công tác giảm nghèo luôn được các cấp ủy, chính quyền từ cơ sở đến huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 9 tháng 4 năm 2011 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XIX về công tác giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015, đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đều giảm qua các năm, người nghèo được hưởng lợi, tiếp cận các chính sách an sinh xã hội; kết cấu hạ tầng của huyện được quan tâm đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội ở địa phương. Tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm là: năm 2011 có 15,65%, năm 2012 giảm xuống còn 14,53% và năm 2013 giảm còn 14,31%. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xóa đói, giảm nghèo vần còn nhiều mặt tồn tại, hạn chế, nhất là tỷ lệ hộ nghèo giảm được còn rất thấp so với chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra, trong 3 năm chỉ giảm được 1,34%. Tỷ lệ hộ nghèo và nguy cơ tái nghèo vẫn còn cao, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Hàng năm việc xây dựng kế hoạch chưa thực sự bám sát vào điều kiện thực tế của từng cơ sở; một số chính sách, dự án hỗ trợ người nghèo , vùng nghèo hiệu quả còn thấp, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chưa thường xuyên..
Điển hình trong phong trào xóa đói, giảm nghèo từ năm 2006 đến năm 2013
Trong giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo đúng đắn và nhiều kinh nghiệm hơn của các cấp ủy Đảng, nhiều xã trong địa bàn huyện đã có nền kinh tế phát triển cao hơn giai đoạn trước. Đáng chú ý là xã Lương Bằng.
Lương bằng là một xã nằm ở phía nam huyện Chợ Đồn, cách trung tâm huyện 18km, có 15 thôn bản, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông – lâm nghiệp, trình độ canh tác còn lạc, đời sống văn hóa tinh thần gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ
người nghèo, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các xã đặc biệt khó khăn; Đảng bộ, chính quyền địa phương, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể quần chúng đoàn kết nhất trí triển khai tốt các chương trình, được các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ nên những năm gần đây đời sống nhân dân trong xã đã dần được nâng cao.
Bước vào thực hiện chương trình 135 giai đoạn II, Đảng ủy và chính quyền địa phương đã chủ động quán triệt các văn bản của Chính phủ, của các Bộ ngành, của tỉnh, huyện. Xã đã chủ động xây dựng kế hoạch của từng năm