7. Bố cục của luận văn
2.2 Đảng bộ huyện Chợ Đồn lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 2011 đến
2.2.1 Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn về xóa đói, giảm
“Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị”.
Để cụ thể hóa hơn định hướng của Đảng, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cần đạt được trong giảm nghèo từ 2011 đến 2020: Giảm nghèo bền vững là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Cụ thể cần đạt được: Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, trong giai đọan 2011 – 2015 sẽ tiếp tục thực hiện những chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo đã và đang thực hiện: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a của chính phủ và các chương trình phát triển kinh tế xã hôi khác. Nguồn lực đề thực hiện công tác giảm nghèo sẽ được huy động tối đa, không chỉ bằng Ngân sách
Nhà nước mà còn huy động được sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của các tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty nhà nước, Ngân hàng thương mại…và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo. Phối hợp nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ người nghèo trong vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạo điều kiện duy trì với các loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng; về đào tạo nguồn nhân lực…
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ X, nhiệm kỳ 2010- 2015 diễn ra trong các ngày 19 và 20-10-2010. Dự Đại hội có 324 đại biểu ưu tú được bầu từ 11 đảng bộ trực thuộc. Đồng chí Phạm Gia Khiêm, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thay mặt Bộ Chính trị dự và chỉ đạo Đại hội. Với chủ đề “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy mọi nguồn lực, quyết tâm phấn đấu để đến năm 2015 đưa tỉnh Bắc Kạn cơ bản thoát khỏi tình trạng kém phát triển”, nhiệm kỳ tới, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn quyết tâm khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh, phát huy mọi nguồn lực, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010- 2015 đạt 15%/năm. Phấn đấu đến năm 2015, GDP của tỉnh đạt 6.962 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 22 triệu đồng/năm; đưa tỉnh Bắc Kạn cơ bản ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đại hội đã thông qua Nghị quyết với mục tiêu tổng quát là: Khai thác tốt tiềm năng thế mạnh, phát huy mọi nguồn lực tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế xây dựng Bắc Kạn thành một tỉnh có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội vào loại khá, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao. Đại hội đã nhất trí thông qua 9 nhóm mục tiêu cơ bản là: chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế; chỉ tiêu về nông, lâm nghiệp; chỉ tiêu về công nghiệp và bảo vệ môi trường; chỉ tiêu thương mại, dịch vụ, du lịch; chỉ tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới; chỉ tiêu
về tài chính, tiền tệ; chỉ tiêu về văn hoá-xã hội, giảm nghèo và giải quyết việc làm; công tác nội chính, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Riêng về lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo Tỉnh ủy Bắc Kạn có Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 12 tháng 5 năm 2011 về thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015. Nghị quyết đưa ra những mục tiêu, giải pháp thực hiện giảm nghèo một cách cụ thể. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới từ 32,13% năm 2010 xuống 7 – 8% năm 2015 (bình quân giảm 5%/năm); mỗi năm giải quyết việc làm cho 6000 lao động, 31% số xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn. [62, tr.1]
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 37/NQ/TU ngày 24 tháng 9 năm 2010 về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015…
2.2.2 Chủ trương của Đảng bộ huyện Chợ Đồn về xóa đói, giảm nghèo
Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của huyện Chợ Đồn đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010 – 2015 với mục tiêu tổng quát là :
“ Phát huy nội lực, tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư, nỗ lực phấn đấu, xây dựng huyện Chợ Đồn phát triển toàn diện và bền vững, phấn đấu đến 2015 có cơ cấu kinh tế là Lâm – Nông – Công nghiệp – Dịch vụ. Tiếp tục tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, chế biến, sản xuất phi nông nghiệp; đưa lâm nghiệp và chăn nuôi trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế hàng hóa, sớm đưa huyện nhà thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, từng bước rút ngắn khoảng cách thu nhập với các địa phương trong cả nước…”.
Đại hội còn nhấn mạnh, cần thực hiện tốt chế độ chính sách với các đối tượng theo quy định; hàng năm phấn đấu giải quyết việc làm cho 400 người (cả xuất khẩu lao động); giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 8%.[46, tr.5]
Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XIX ra Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 09 tháng 4 năm 2011 về công tác giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, đưa ra mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu thực hiện giảm nghèo giai đoạn này.
Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn ngày 20 tháng 5 năm 2011 xây dựng kế hoạch số 525/ KH-UBND về triển khai kế hoạch giảm nghèo năm 2011 và giai đoạn 2011 – 2013, nêu rõ mục đích, yêu câu, chỉ tiêu cần đạt và những giải pháp để thực hiện.
Cuối năm 2011 Hội đồng nhân dân huyện đã ra nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND về ban hành một số cơ chế chính sách đặc thù, tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương.
Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND của HĐND huyện Chợ Đồn về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2012
Quyết định số 2338/QĐ-UBND của UBND huyện Chợ Đồn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012.
Ngày 28 tháng 4 năm 2012, Huyện ủy Chợ Đồn có chỉ thị số 12-CT/HU về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đến năm 2015.
Ngoài ra, phòng Lao động và Thương binh xã hội huyện còn xây dựng kế hoạch giảm nghèo cụ thể cho từng năm để thực hiện đạt kết quả tối ưu nhất.
Đảng bộ huyện chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa xóa đói, giảm nghèo với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 theo Quyết định 800/2010/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Chợ Đồn sẽ từng
bước hoàn thành các tiêu chí, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với mục tiêu nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao chất lượng đời sống người dân nông thôn, các nội dung chương trình đầu tư xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, công tác quy hoạch được quan tâm chỉ đạo thực hiện, 21/21 xã đã có Đồ án được phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới, công tác đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn được quan tâm, đã xây dựng được 26,32 km đường bê tông nông thôn, các xã tích cực hoàn thiện các tiêu chí như điện nông thôn, chợ nông thôn, bưu điện, thủy lợi, nhà ở...
2.2.3 Sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ huyện Chợ Đồn về xóa đói, giảm nghèo
Với mục tiêu tăng cường phát huy hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư; tập trung thực hiện tốt công tác giảm nhèo, quan tâm phát triển ngành nghề, chú trọng giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, phấn đấu đến 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%, bình quân mỗi năm giảm 5% (Đầu năm 2011 số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 3.037 hộ/11.710 hộ, chiếm tỷ lệ 25,94%)… Trong nghị quyết về nhiệm vụ các năm 2011, 2012 và 2013, Đảng bộ huyện Chợ Đồn tập trung chỉ đạo các vấn đề sau:
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và sự hưởng ứng của toàn xã hội; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện giảm nghèo, thúc đẩy, khuyến khích ý chí quyết tâm vượt nghèo của mọi người dân. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các cấp cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt tư tưởng, quan điểm đại đoàn kết dân tộc của chủ tịch Hồ
Chí Minh và của Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, “Về công tác dân tộc” đến mọi cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức và các cơ quan chức năng của Đảng, Chính quyền thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các bộ và nhân dân hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đặc biệt là học tập, nghiên cứu, thực hành tư tưởng, quan điểm đường lối Đại đoàn kết toàn dân tộc của Bác Hồ, của Đảng trên từng lĩnh vực công tác và hoạt động. Tạo ra sự thống nhất trong nhận thức, về chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng; sự điều hành quản lý của các cấp Chính quyền và việc thực hiện chính sách pháp luật của người dân.
Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, quy hoạch hợp lý trồng các cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản; đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tăng cường đẩy mạnh mạng lưới dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp.
Gắn việc triển khai các chính sách giảm nghèo chung với công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động. Bao gồm các chính sách như : Chính sách tín dụng ; Công tác dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động ; Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chương trình 135 ; Chính sách về giáo dục – đào tạo ; Chính sách về y tế ; Chính sách hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội ; Chính sách hỗ trợ về nhà ở ; Chính sách trợ giúp pháp lý.
Duy trì thực hiện tốt các chính sách, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình 135: điện, đường, trường, trạm, thông tin liên lạc, thủy lợi…, thực hiện tốt dự án mô hình giảm nghèo, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, phấn đấu đến hết năm 2015 có 500 cán bộ được tập huấn nâng cao năng lực.
Huyện ủy có chỉ thị: Gắn công tác giảm nghèo bền vững với chương trình xây dựng nông thôn mới ở từng cơ sở, xây dựng kế hoạch, lộ trình để lồng ghép các đề án, dự án cụ thể, nhằm thống nhất trong tổ chức quản lý, phân bổ nguồn lực đầu tư; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn.
Đầu tư xây mới cơ sở hạ tầng chương trình 135 gồm 44 công trình, duy tu bảo dưỡng 10 công trình; .[81, tr.1]