Về thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện chợ đồn (tỉnh bắc kạn) lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2013 (Trang 84 - 90)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

3.1 Đánh giá chung về sự lãnh đạo, chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của Đảng

3.1.1 Về thành tựu

Có thể nói rằng trong những năm qua cùng với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Chợ Đồn nói riêng, nhiều chính sách xóa đói, giảm nghèo đã được triển khai trong địa bàn và đã giành được những kết quả quan trọng. Thành tựu trong xóa đói, giảm nghèo đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc Chợ Đồn, thực hiện công bằng xã hội.

Trước hết là sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt của Đảng bộ huyện Chợ Đồn và các cấp ủy Đảng cơ sở trong địa bàn huyện. Chương trình xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo và thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc...

Mặt trận tổ quốc Huyện và ở các xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân có ý thức trách nhiệm thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong các Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra. Tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, có ý thức tự giác vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình, từ đó góp phần cho ca huyện thoát nghèo. Huyện ủy cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở luôn tập trung lực lượng lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát để các chương trình, dự án xoa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm đạt hiệu quả cao nhất.

Là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của xóa đói, giảm nghèo, Đảng bộ, Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn đã tự xác định nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, và tất cả các chương trình kinh tế - xã hội khác cũng hướng vào mục tiêu đó. Trong giai đoạn 2001 – 2013, Đảng bộ và Ủy ban nhân dân huyện dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy với việc bám sát các nghị quyết, đường lối của Trung ương đã đề ra nhiều nghị quyết dành riêng cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo như: nghị quyết 06-NQ/HU ngày 20/1/2001 về chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005;

nghị quyết “về nhiệm vụ định canh định cư và xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2003 – 2005” ngày 22/4/2003; Ngày 10/10/2006, Ban chấp hành Đảng bộ huyện ra nghị quyết 04-NQ/HU về công tác giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010; Ngày 28/ 2/ 2007 Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành quyết định số 1249/QĐ – UBND phê duyệt chương trình giảm nghèo huyện Chợ Đồn giai đoạn 2006 – 2010; ngày 23/ 11/ 2007 Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghị quyết số 09/2007/NQ-HĐND nhất trí thông qua chương trình giảm nghèo của huyện giai đoạn 2006 – 2010; Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 09/4/ 2011 về công tác giảm nghèo giai đoạn 2011-2015; kế hoạch số 525/ KH- UBND về triển khai kế hoạch giảm nghèo năm 2011 và giai đoạn 2011 – 2013… Ngoài ra, tất cả các chương trình kinh tế - xã hội được thực hiện trong địa bàn huyện đều được Huyện ủy chỉ đạo hướng vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người dân.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo, Đảng bộ huyện Chợ Đồn trước hết là Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã coi trọng tổng kết thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh, các huyện đã đạt kết quả cao trong xóa đói, giảm nghèo.

Chương trình xóa đói, giảm nghèo đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở chỉ đạo sát sao và triển khai thực hiện tích cực, đã khơi dậy được tiềm năng và nguồn nội lực của nhân dân trong khai thác tiềm năng và thế mạnh về lao động, đất đai...để thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.

Các cấp ủy, chính quyền đã triển khai thực hiện đồng bộ các mô hình xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả vào các vùng khó khăn, đối tượng khó khăn nhất.

Huyện ủy và các cấp ủy cơ sở, chính quyền cở sở luôn coi trọng tổng kết, rút kinh nghiệm và bổ sung những chủ trương, quan điểm mới. Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện luôn xây dựng kế hoạch thực hiện giảm nghèo vào đầu năm và có tổng kết kết quả đạt được vào cuối năm. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm bổ ích để thực hiện tốt hơn vào năm sau. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu để Chợ Đồn đạt được những thành công đáng kể trong công tác xóa đói, giảm nghèo.

Thứ hai, có sự tham gia, phối hợp kết hợp một cách thường xuyên của các sở, ban, ngành trên địa bàn huyện trong công tác xóa đói, giảm nghèo.

Công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ tích cực của các ban, ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp trong huyện... Nhờ đó, đã phát huy cao độ tính tự giác của các phòng, ban, ngành, đoàn thể, nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác xóa đói, giảm nghèo. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các xã thị trấn ngày càng phối hợp chặt chẽ hơn với các đoàn thể thực hiện tốt các phong trào xóa nhà tạm, nhà tranh tre dột nát, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế. Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động huyện, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội Khuyến học, Hội chữ thập đỏ..luôn tích cực tuyên truyền, phát triển hội viên tích cực học tập, tham gia các lớp tập huấn nâng

cao kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ về mọi mặt. Các đoàn thể liên kết chặt chẽ, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo; thực hiện tốt các hoạt động tương thân, tương ái, ủng hộ các quỹ vì người nghèo, xây dưng nhà tình nghĩa…tạo được lòng tin của đồng bào dân tộc với Đảng, Nhà nước, làm cho mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước và nhân dân ngày thêm bền chặt.

Thứ ba, Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm của huyện sau khi đưa vào triển khai thực hiện đã nhận được sự đồng thuận và ủng hộ tích cực của nhân dân, nhất là của người nghèo; hệ thống chính sách, cơ chế, giải pháp xóa đói, giảm nghèo bước đầu được thực hiện và đi vào cuộc sống. Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho xóa đói, giảm nghèo, phát triển vùng sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Chương trình 135, 134 của Chính phủ (Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn ) là cốt lõi của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Chợ Đồn. Chương trình 134 – 135 đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và Chính phủ là không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc phù hợp với điều kiện của đất nước. Hai chương trình quan trọng này đã góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng, giúp cho người nghèo dân tộc thiểu số ở huyện có điều kiện sinh hoạt cơ bản nhất.

Hệ thống chính sách giảm nghèo của nước ta ngày càng mở rộng về quy mô và đối tượng hưởng thụ, bao trùm mọi vấn đề của đời sống người nghèo, điều này đã tạo cơ chế để công tác giảm nghèo phát huy hiệu quả. Các chính sách cơ bản được thực hiện trên địa bàn huyện Chợ Đồn bao gồm: chính sách

tín dụng ưu đãi, hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ hộ nghèo về đất ở và nước sinh hoạt, hỗ trợ đất sản xuất, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo làm nhà ở. Ngoài ra còn có các dự án phát triển sản xuất, giúp người nghèo tiếp thu khoa học kỹ thuật, tạo việc làm như: dự án khuyến nông khuyến lâm, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, dự án dạy nghề cho người nghèo, công tác xuất khẩu lao động cho người nghèo…

Các hệ thống chính sách, cơ chế, giải pháp xóa đói, giảm nghèo đó đã được triển khai thực hiện trong thời gian dài, nó không còn gì xa lạ đối với đồng bào các dân tộc trong huyện, nó là những nhân tố trợ giúp đắc lực cho cuộc sống khó khăn của người nghèo. Và từ các chính sách đó rất nhiều hộ nghèo đã có điều kiện thoát nghèo, cải thiện dần chất lượng cuộc sống, bước đầu có ý chí làm giàu.

Thứ tư, có kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo và việc làm cụ thể cho từng giai đoạn, lập ra Ban chỉ đạo chương trình, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá được thực hiện hàng năm.

Trên cơ sở chương trình giảm nghèo của từng giai đoạn, hàng năm cơ quan thường trực tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo trình Ủy ban nhân dân huyện ký và ban hành kịp thời từ quý 1; thành lập ra Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo và việc làm của huyện. Ban chỉ đạo chương trình xây dựng kế hoạch và phân công các thành viên phụ trách các xã, thị trấn; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của chương trình được triển khai thực hiện tại các địa phương; báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo huyện. Các thành viên phụ trách ở các xã, thị trấn còn có trách nhiệm tiếp nhận những ý kiến vướng mắc, kiến nghị từ cở sở về Ban chỉ đạo huyện để xem xét, thống nhất giải quyết.

Hàng năm, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo giảm nghèo luôn xay dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát; thành lập tổ công tác trực tiếp đến các xã, thị trấn

thực hiện việc kiểm tra, giám sát. Các đơn vị không được kiểm tra, giám sát trực tiếp thì báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản theo hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về cơ quan thường trực Ban chỉ đạo. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá ở cấp huyện được thực hiện thường xuyên mỗi năm.

Thứ năm, năng lực của cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cả cấp huyện và xã ngày càng được nâng cao.

Công tác đào tạo cán bộ giảm nghèo luôn được huyện quan tâm đầu tư. Hàng trăm lớp tập huấn nâng cao năng lực được mở ra cho cán bộ làm công tác giảm nghèo với các nội dung chủ yếu của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững từng giai đoạn cụ thể. Qua các lớp tập huấn, cán bộ cơ sở nắm được những nội dung cơ bản về theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động giảm nghèo; cách truyền thông giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số; các kĩ năng điều hành, đối thoại, hỗ trợ giảm nghèo; hướng dẫn thực hiện và nhân rộng mô hình giảm nghèo, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương, thăm quan mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu… Từ đó nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác giảm nghèo và đưa ra những giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Thứ sáu, xác định đúng đối tượng hưởng thụ, quản lý được đôi tượng và mức độ bao phủ của chính sách với các đối tượng.

Mức độ bao phủ của chính sách đối với đối tượng thụ hưởng là toàn diện, các hộ nghèo, người nghèo trên địa bàn đều được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Chương trình theo đúng quy định của chính phủ.

Nhìn chung việc xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách, dự án của Chương trình được thực hiện công khai, dân chủ. Các cơ quan chịu trách nhiệm về chương trình giảm nghèo đã xác định đúng đối tượng nghèo đói và

nguyên nhân cụ thể dẫn đến đói nghèo của từng nhóm dân cư để triển khai chính sách hỗ trợ giúp đỡ phù hợp. Chẳng hạn, đối với nhóm hộ nghèo do không biết cách làm ăn thì phải vừa cho vay vốn, vừa phải hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn chi tiêu; nghèo do thiếu các tư liệu sản xuất thì triển khai các chính sách hỗ trợ vốn để mua sắm tư liệu sản xuất; còn nhóm hộ đói nghèo do các nguyên nhân thiên tai, dịch bệnh, ốm đau... thì phải có chính sách hỗ trợ đặc biệt hơn,... Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy cùng với hỗ trợ về vật chất, cần triển khai các biện pháp động viên, khích lệ người nghèo tự lực vươn lên, sử dụng vai trò của tập thể và cộng đồng để giúp họ thì kết quả xóa đói, giảm nghèo sẽ cao hơn, bền vững hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện chợ đồn (tỉnh bắc kạn) lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2013 (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)