Nhóm kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện chợ đồn (tỉnh bắc kạn) lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2013 (Trang 97 - 118)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

3.2 Một số kinh nghiệm

3.2.2 Nhóm kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện

Một là, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo ở các cấp và cơ quan giúp việc, đảm bảo đủ năng lực, thẩm quyền triển khai có hiệu quả chính sách chương trình, dự án giảm nghèo. Phân công trách nhiệm cho các phòng, ban ngành, đoàn thể giúp các xã, thị trấn triển khai xây dựng kế hoạch giảm nghèo tại các địa phương; thực hiện tốt chính sách tăng cường cán bộ, trí thức trẻ xuống các xã thực hiện công tác giảm nghèo.

Trong những năm qua, huyện đã thành lập được Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm cho công tác xóa đói, giảm nghèo ở từng giai đoạn cụ thể. Nhưng do các thành viên trong Ban chỉ đạo chỉ là kiêm nhiệm, hạn chế về cả số lượng và chất lượng, nên việc đôn đốc thực hiện, kiểm tra, giám sát chưa đem lại kết quả thực sự mong muốn. Để thời gian tới công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm của huyện đạt hiệu quả hơn cần phải đầu tư, củng cố, kiện toàn Ban

chỉ đạo giảm nghèo, không chỉ ở cấp huyện mà còn ở các xã, thôn, tổ. Phân công cán bộ phụ trách từng xã, tập trung điều tra tình hình đói nghèo và nguyên nhân ở mỗi xã, thôn, tổ từ đó xây dựng kế hoạch giảm nghèo phù hợp với từng địa phương.

Ngoài ra, huyện cần có chế độ phù hợp cho các cán bộ là thành viên trong Ban chỉ đạo, thành viên phụ trách các xã để họ có điều kiện tập trung công tác, phấn đấu cho mục tiêu xóa hết đói nghèo ở địa phương. Xây dưng các chế độ ưu đãi thu hút trí thức trẻ, cán bộ có năng lực xuống các xã nghèo.

Hai là, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện mục tiêu giảm nghèo như các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình dự án, huy động từ các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, của các tổ chức nước ngoài, từ cộng đồng và từ chính người nghèo. Tăng cường thực hiện phân cấp quản lý và sử dụng kinh phí cho cấp xã theo hình thức hỗ trợ kinh phí trọn gói có mục tiêu, địa phương tự quyết định, chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan quản lý cấp trên. Xây dựng cơ chế phối hợp, thực hiện quy trình lồng ghép, gắn kết với các chương trình, dự án khác trên địa bàn để tập trung nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo, tránh trùng lặp, chồng chéo.

Ba là, lồng ghép các dự án, chương trình, chính sách giải quyết đồng bộ các vấn đề liên quan đến xóa đói, giảm nghèo.

Chợ Đồn đã rất chú trọng việc thực hiện lồng ghép nhiều dự án, chính sách kinh tế - xã hội để giúp đỡ người nghèo. Góp phần ổn định đời sống hộ nghèo trước mắt và giải quyết nguyên nhân của tình trạng đói nghèo, đảm bảo cho công tác xóa đói giảm nghèo mang tính bền vững. Huyện đã hỗ trợ nông dân và những hộ nghèo tham gia các dự án trồng trọt, chăn nuôi mang lại lợi nhuận cao như: trồng cây cam, quýt, hồng không hạt, cây dong riềng, chăn nuôi lợn Móng Cái, các loài chim quý..

Trong giai đoạn cách mạng tiếp theo, kinh nghiệm này có nhiều các điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát huy. Vì vậy, quán triệt và vận dụng kinh nghiệm này trong những năm tới sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn trong công tác xóa đói, giảm nghèo.

Bốn là, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo.

Các ngành và địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 7 chính sách hỗ trợ người nghèo về tín dụng, trợ giúp pháp lý, đất sản xuất, nhà ở, y tế, giáo dục và nước sinh hoạt; triển khai 5 dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến nông-lâm-ngư, nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo, dạy nghề và chuyển giao kỹ thuật, xây dựng quỹ phát triển cộng đồng cho xã nghèo. Bên cạnh đó, cũng cần tạo điều kiện để người dân thực sự tham gia vào mọihoạt động của Chương trình bảo đảm tính công khai, dân chủ và minh bạch. Cụ thể như là:

Hỗ trợ sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lao động nghèo, thâm canh tăng năng suất lao động. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa; xây dựng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả.Tiếp tục tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật nông – lâm nghiệp cho nông dân, đoàn viên, hội viên nghèo của các Hội với nội dung chủ yếu về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi..

Vận dụng các kỹ thuật canh tác hiệu quả để nhân rộng mô hình trồng trọt chuyên canh như: trồng cam, quýt tại các xã Đông Viên, Rã Bản, Phương Viên; trồng chè tuyết tại Bằng Phúc; trồng cây hồng không hạt tại các xã Quảng Bạch, Đồng Lạc, Xuân Lạc, Nam Cường, Ngọc Phái, Phương Viên, Rã Bản; gần đây huyện mới cho trồng thử giống quả thanh long cho năng suất khá cao tại Đông Viên..

Các mô hình giảm nghèo có hiệu quả như vườn – ao – chuồng – rừng, cánh đồng 30, 50 triệu/ ha cần được nhân rộng tại nhiều địa phương hơn nữa…

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đường giao thông từ huyện đến trung tâm xã, từ xã đến các thôn, bản, đảm bảo lưu thông bốn mùa và mạng lưới giao thông trên địa bàn xã đi lại thuận lợi. Hoàn thiện hệ thống các công trình cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phục vụ nhu cầu về y tế, giáo dục, hoạt động văn hóa, thể thao; hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

Tổ chức giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề, chú trọng công tác xuất khẩu lao động. Gắn việc triển khai các dự án với tạo việc làm cho người lao động tại địa phương.

Năm là, phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện xóa đói, giảm nghèo hiệu quả và bền vững.

Xã hội hóa các hoạt động xóa đói giảm nghèo, huy động sự tham gia của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự chia sẻ trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng xã hội trong việc trợ giúp người nghèo. Động viên và khuyến khích sự nỗ lực vươn lên của chính bản thân người nghèo là một trong những động lực lớn của công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Các Chương trình mục tiêu của huyện Chợ Đồn đã khẳng định: Xóa đói, giảm nghèo là một chương trình kinh tế - xã hội mang tính toàn diện, không một cấp, một ngành nào có thể đảm đương được mà đòi hỏi phải có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội và sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là sự quyết tâm vươn lên của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo. Đây được coi là chỉ đạo nhất quán của Đảng bộ tỉnh, huyện nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào thực hiện công

tác xóa đói, giảm nghèo.

Sáu là, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát và định kì báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ chương trình giảm nghèo theo hệ thống chỉ tiêu giám sát đánh giá hiện hành. Tạo điều kiện để các tổ chức đoàn thể, nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn của các chương trình.

Cần cử các cán bộ chuyên ngành đến địa phương kiểm tra trực tiếp các chương trình giảm nghèo và báo cáo kết quả đến cơ quan thẩm quyền, hạn chế tối đa nhất việc chỉ báo cáo kết quả qua văn bản mà không được kiểm tra giám sát.

Số lượng vốn đầu tư, kết quả sử dụng vốn để thực hiện các chương trình cần được thông báo cụ thể đến các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân được biết, đảm bảo tính minh bạch và công khai.

Tiểu kết chƣơng 3

Thời gian qua, chính sách xóa đói giảm nghèo được thực hiện khá đa dạng và phong phú, với sự tham gia của nhiều Bộ, ban, ngành, chính quyền các cấp; các tổ chức phi chính phủ... Thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình đặc thù cho vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, các dự án (Chương trình 135, Chương trình 134...), các chính sách cụ thể về trợ giá trợ cước, vay vốn, đào tạo nghề, giải quyết nhà ở, nước sinh hoạt, đất đai... vùng dân tộc và miền núi đã có những biến đổi nhất định trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề đói nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn đang là vấn đề thời sự đặt ra. Hoạt động xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn mới cần được đổi mới từ nhận thức đến hành động, có như vậy mới mong đạt được những mục tiêu chung đề ra.

Các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án Chính phủ và phi chính phủ mặc dù đã có những tác động không nhỏ đến đời sống và tỷ lệ đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số, song nhìn chung cho đến nay việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án... xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta vẫn nổi cộm với hai vấn đề cơ bản: Một là, hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo chưa cao; Hai là, các kết quả từ hoạt động xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa mang tính bền vững. Việc tìm các nguyên nhân của tình hình trên có ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta trong những năm tới. Đó cũng chính là căn cứ để tìm ra các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của hoạt động xóa đói giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số nước ta.

Góp phần trong công tác xóa đói giảm nghèo của đất nước, huyện Chợ Đồn dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy đã không ngững nỗ lực cố gắng nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc trong địa bàn huyện. Huyện ủy đã lãnh đạo các ban, ngành, đoàn hội xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn và sau mỗi giai đoạn luôn có tổng kết đánh giá những thành tựu, hạn chế và rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu cho những giai đoạn tiếp theo.

KẾT LUẬN

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 được đặt ra với mục tiêu: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”, và 10 năm tiếp theo 2011 – 2010 là “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt”,

trong đó công tác xóa đói, giảm nghèo luôn là một trong những vấn đề hàng

đầu được Đảng quan tâm. Giải quyết vấn đề nghèo đói cũng là thể hiện mạnh mẽ cam kết của Đảng, Nhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực thực hiện tốt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Mỗi giai đoạn tuy có những nội dung, giải pháp khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là nâng cao mức sống của người dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ sống dưới ngưỡng nghèo.

Là một huyện miền núi vùng cao với 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, hơn 80% dân số sống bằng nghề nông- lâm nghiệp, do đó xóa đói, giảm nghèo là một trong những chương trình ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chợ Đồn. Thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn và riêng huyện Chợ Đồn đã lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, huyện một cách toàn diện và đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, có sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể và lực lượng xã hội tham gia. Trong 13 năm từ 2001 đến 2013, Đảng bộ huyện Chợ Đồn đã xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua các giai đoạn 2001 – 2005, 2006 – 2010 và 2011 – 2015 (năm 2013 là tổng kết giữa giai đoạn 2011 – 2015).Những năm

qua, bằng các giải pháp quyết liệt của tỉnh Chương trình xóa đói, giảm nghèo được lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình 134, 134 đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện. Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo những nội dung quan trọng: tổ chức huy động mọi nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn; tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, chính sách và dự án xóa đói giảm nghèo, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo; tạo việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động, xuất khẩu lao động; đào tạo cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo và tăng cường cán bộ cho xã đặc biệt khó khăn; phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân trong công tác xóa đói, giảm nghèo để thực hiện xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả ổn định, bền vững.

Đảng bộ huyện Chợ Đồn lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo 2001- 2013 đã giành được những thành tựu to lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 34,47% năm 2001 xuống 16,13% năm 2004; năm 2005 áp dụng theo tiêu chí mới mà chính phủ đưa ra toàn huyện có 47,69% hộ nghèo, đến cuối năm 2010 còn là 8,42% ; như vậy trong 10 năm này kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo của huyện đạt được thành công khá cao. Kết quả rà soát hộ nghèo giai đoạn 2011 – 2015 theo tiêu chí mới vào năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo có 15,65%, năm 2012 giảm xuống còn 14,53% và năm 2013 giảm còn 14,31%.

Bên cạnh đó, việc lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ Chợ Đồn trong 13 năm qua vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm. Đáng chú ý là hạn chế trong nhận thức và năng lực lãnh đạo của một số Ban cán sự đảng, các ngành và các cấp ủy cơ sở. Trước hết là nhận thức về trách nhiệm đối với công tác xoá đói giảm nghèo ở một số địa phương, cơ sở còn chậm và chưa

rõ, thiếu nhất quán nên điều hành, phối hợp còn lúng túng, lúc thì giao cho cơ quan này, lúc thì giao cho cơ quan khác, nên việc phê duyệt chương trình, kế hoạch còn chậm; công tác cán bộ chưa được coi trọng đúng mức, nhất là ở cơ sở nên nhiều địa phương vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế năng lực. Một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của mình, còn trông chờ, ỷ lại, thiếu quyết tâm vươn lên vượt qua đói nghèo.

Từ những thành công và hạn chế đó, luận văn tổng kết, rút ra những kinh nghiệm chủ yếu từ việc xác định chủ trương và chỉ đạo thực hiện: xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội, là mục tiêu hàng đầu trong các mục tiêu phát triển; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác xóa đói, giảm nghèo; đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, tạo sự chuyển biến lớn lao trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về xóa đói, giảm nghèo; lồng ghép các dự án, chương trình, chính sách giải quyết đồng bộ các vấn đề liên quan đến xóa đói, giảm nghèo; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo; tăng cường thực hiện phân cấp quản lý; tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát và định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện chợ đồn (tỉnh bắc kạn) lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2013 (Trang 97 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)