Nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy hoc phần 3 - Sinh học vi sinh vật sinh học 10 - THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Cmap Tools. (Trang 43)

CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3.4. Nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

Chỉ có thể phát huy được tích cực, chủ động của HS thì KN mới được hình thành một cách có hệ thống, vững chắc. Do đó, GV phải xác định được lộ trình hình thành và phát triển KN đó như thế nào trên cơ sở kiến thức HS đã biết. Từ đó kết hợp với các phương pháp, kỹ thuật DH phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động cho HS.

Theo nguyên tắc này, ta có thể biến đổi các loại BĐKN thành các kiểu bản đồ khuyết khái niệm, khuyết các từ nối, khuyết hỗn hợp hay bản đồ câm được ứng dụng vào tất cả các khâu của QTDH.

- Bản đồ khuyết từ nối: Bản đồ có cấu trúc cho sẵn, chỉ có những khái niệm chìa khóa nhưng khuyết từ nối.

- Bản đồ khuyết khái niệm: Bản đồ có cấu trúc cho sẵn, có các từ nối nhưng khuyết khái niệm.

- Bản đồ khuyết hỗn hợp: Bản đồ có cấu trúc cho sẵn nhưng khuyết một số khái niệm hoặc từ nối.

34

Ví dụ, khi dạy bài “Sinh trưởng của VSV”, GV cho học nghiên cứu BĐKN câm về khái niệm “Sinh trưởng ở VSV”

Hình 3.2: BĐKN câm về khái niệm “Sinh trƣởng ở VSV”

Rồi GV cung cấp một số từ nối và yêu cầu HS nghiên cứu sách giáo khoa tự làm việc, hoàn chỉnh từng phần của bản đồ. Dựa vào kết quả thu được khi tự hoàn thiện bản đồ học sinh sẽ tự mình rút ra được kiến thức của bài cũng như thấy được khái niệm, đặc điểm chung của VSV. Sau đó GV chỉnh sửa và đưa ra bản đồ hoàn chỉnh.

Hình 3.3: BĐKN hoàn chỉnh về “Sinh trƣởng VSV” 3.3.5. Nguyên tắc dạy học phù hợp với nhận thức của học sinh

Quán triệt nguyên tắc này khi dạy học Sinh học ở cấp độ tế bào (SH 10), GV có thể tiến hành theo lôgic nhận thức Tổng – Phân – Hợp bằng 2 con đường quy nạp hoặc diễn dịch dựa trên mối quan hệ giữa cái chung (dấu hiệu tương đồng) và cái riêng (các dấu hiệu mang tính chất bộ phận và hay thay đổi của VSV trong các cơ chế thực hiện các đặc trưng sống). Nếu tiến hành theo con đường quy nạp, GV cho HS thảo luận khái quát hóa từ các cơ chế thực hiện các quá trình sinh học riêng biệt ở vi khuẩn, vi rut để rút ra những dấu hiệu chung/ tương đồng biểu hiện đặc trưng sống chung cho VSV. Nếu tiến hành theo con đường diễn dịch, GV cho HS thảo luận từ những dấu hiệu chung biểu hiện đặc trưng sống của VSV, rồi yêu cầu HS xác định các cơ chế tương ứng thực hiện các quá trình sinh học riêng biệt ở Vi khuẩn, virut, động vật nguyên sinh,...

Ví dụ, khi dạy KN “Quá trình tổng hợp và phân giải”, vì đối tượng học sinh không chuyên nghiên cứu Sinh học nên chúng ta chỉ giúp học sinh tìm hiểu KN và phân biệt giữa hai quá trình chứ không đi sâu vào phân tích cơ chế để suy ra KN.

3.3.6. Nguyên tắc đảm bảo việc đánh giá và tự đánh giá của học sinh

Theo nguyên tắc này, đặc biệt khâu kiểm tra và đánh giá GV yêu cầu học sinh hoàn thiện bản đồ khái niệm ở các dạng đã được biến đổi thành các loại BĐKN : bản đồ khuyết khái niệm khuyết các từ nối, khuyết hỗn hợp hay bản đồ câm, qua đó kiểm tra kiến thức của học sinh một cách chính xác nhất. Thông qua đó, giáo viên sẽ đánh giá được mức độ sáng tạo của học sinh.

Việc đánh giá và tự đánh giá của người học ngày càng được đề cao trong DH hiện đại. Nếu học tập mà không được đánh giá và người học không có khả năng tự đánh giá, thì quá trình dạy và học khó có thể xác định được vị trí của mình trên con đường, đạt được mục tiêu DH. Một trong những mục tiêu lớn của DH à rèn năng lực tự học cho HS, nếu người học không có khả năng tự đánh giá thì sẽ không thể tự học. Vì vậy, trong quá trình hình thành và phát triển KN, chúng ta cũng phải quán triệt việc đánh giá và tự đánh giá.

Ví dụ, khi dạy KN “Miễn dịch”, giáo viên cho học sinh hoàn thành phiếu học tập với các tiêu chí cho trước, trong một khoảng thời gian nhất định, gọi cùng lúc 2 học sinh đại diện của 2 nhóm lên bảng trình bày phần của nhóm mình, gọi học sinh khác nhóm nhận xét, qua đó học sinh có thể nhận xét bài của bạn dựa trên phân chuẩn bị của mình, học sinh lên bảng cũng so sánh được bài của mình và bài của các bạn khác, tức là phần nào đã tự mình kiểm tra và đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao, và giáo viên sẽ giúp học sinh đưa ra những đánh giá, nhận xét cuối cùng.

3.4. Kết quả thiết kế hệ thống BĐKN phần 3 – Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10 CB, THPT học 10 CB, THPT

3.4.1. Qui trình xây dựng BĐKN đa truyền thông, đa chiều

Quy trình xây dựng BĐKN gồm các bước như sau:

- Bước 1: Xác định KN chi phối và KN phụ thuộc.

Xác định KN chi phối bằng cách đặt và trả lời câu hỏi trọng tâm. Trả lời được câu hỏi trọng tâm sẽ xác định được vấn đề cốt lõi của BĐKN. Đây chính à cách tốt nhất để xác định nội dung cho một BĐKN. Câu hỏi trọng tâm cần rõ ràng cho một vấn đề àm cơ sở để xác định các KN phụ thuộc.

36

Các KN phụ thuộc là các KN quan trọng nhất hoặc chung nhất liên quan trực tiếp với KN chi phối. Tốt nhất là liệt kê và định nghĩa các KN phụ thuộc có liên quan, sau đó ựa chọn và sắp xếp các KN vào vị trí phù hợp. KN chi phối sẽ được đặt lên trên, các KN phụ thuộc được đặt phía dưới. Tiếp tục phân chia KN ở các tầng tiếp theo cho đến khi không thể phân chia được nữa. Trong mỗi tầng, cần xem xét tổng ngoại diên của các KN phụ thuộc phải bằng ngoại diên của KN chi phối.

- Bước 2: Phân loại và xác định mối quan hệ giữa các KN.

Phân loại các KN theo mối quan hệ, mối quan hệ theo hàng ngang và theo hàng dọc (cấp độ).

Chỉ ra mối quan hệ và tìm các từ nối phù hợp giữa các khái niệm.

- Bước 3: Sắp xếp các khái niệm theo các thứ bậc.

Các KN được đặt trong các khung hình chữ nhật, hình elip hoặc hình tròn rồi gắn file tranh ảnh, fi e phim video, fi e text. Sau đó xác định mối liên hệ và nối các KN bằng các mũi tên có kèm từ nối mô tả mối quan hệ giữa chúng để tạo ra các mệnh đề. Nối các KN bằng các đường nối ngang chỉ mối quan hệ giữa các mệnh đề để tạo thành bản đồ KN đa truyền thông, đa chiều

- Bước 4: Hoàn chỉnh BĐKN về cả nội dung và hình thức.

Xem xét lại BĐKN về cả nội dung và hình thức, thay đổi những chỗ chưa hợp lý về cả nội dung và cấu trúc.

Các bước trên có thể trình bày trên giấy trước rồi mới nhập liệu thông tin vào phần mềm IHMC CmapToo s, nhưng tốt nhất nên sử dụng ngay phần mềm IHMC CmapTools thì sẽ hiệu quả và nhanh chóng.

Hình 3.4: BĐKN về các bƣớc xây dựng BĐKN đa truyền thông, đa chiều 3.4.2. Xây dựng BĐKN đa truyền thông, đa chiều phần 3 – sinh học vi sinh vật bằng phần mềm Cmap Tools

Chúng tôi tiến hành xây dựng BĐKN tổng quát để cho chúng ta cái nhìn khái quát về hệ thống các KN của chương do trên khổ giấy A4 không thể trình bày một cách chi tiết. Sau đó, từ BĐKN tổng quát tách ra thành các BĐKN chi tiết ở các cấp độ thấp hơn đến mức độ KN không thể phân chia được nữa để thuận lợi cho việc biến dạng và sử dụng trong các bài học.

a. Xây dựng BĐKN tổng quát

Trong khuôn khổ khóa luận này, tôi xây dựng BĐKN hệ thống về phần Sinh học Vi sinh vật:

38

Hình 3.5: BĐKN tổng quát về phần Sinh học VSV

b. Xây dựng BĐKN chi tiết

Dựa trên BĐKN tổng quát, chúng tôi xây dựng hệ thống BĐKN chi tiết cho toàn bộ nội dung phần 3 – Sinh học Vi sinh vật. Các bản đồ này có thể được biến dạng thành BĐKN dạng hoàn chỉnh, dạng khuyết, dạng khuyết hỗn hợp, dạng câm, … để sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học: Dạy kiến thức mới; củng cố, hoàn thiện kiến thức và kiểm tra đánh giá.

Bảng 3.8: Bảng tổng kết các BĐKN đã xây dựng

Tên bài BĐKN đã thiết kế đƣợc Số

lƣợng Chƣơng I: Chuyển hóa vật chất và n ng lƣợng của VSV

Bài 22 – Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng ượng của VSV

- BĐKN hoàn chỉnh và khuyết về “khái niệm và đặc điểm chung của VSV”. - BĐKN hoàn chỉnh và khuyết về “quá trình chuyển hóa vật chất và năng ượng VSV” 4 Bài 23 – Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV BĐKN về “Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV” 1

Chƣơng II : Sinh trƣởng và sinh sản ở VSV

Bài 25 + 27 – Sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến

- Nhánh 1 BĐKN khuyết và hoàn chỉnh về “sự sinh trưởng của VSV” 5

của VSV - Nhánh 2 BĐKN khuyết và hoàn chỉnh về “sự sinh trưởng của VSV”

- BĐKN hoàn chỉnh về “Sự sinh trưởng của VSV”

Bài 26 – Sinh sản của VSV - BĐKN hoàn chỉnh về “Sự sinh sản

VSV” 1

Chƣơng 3: Virut và bệnh truyền nhiễm

Bài 29 – Cấu truc các loại Virut

BĐKN hoàn chỉnh và khuyết về “Khái niệm và cấu trúc của virut” 2 Bài 30+31 – Sự nhân lên của

virut trong tế bào chủ và ứng dụng

- BĐKN về “Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ và ứng dụng”

- BĐKN về “HIV/AIDS”

2

Bài 32 – Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

- BĐKN hoàn chỉnh và khuyết về “Bệnh truyền nhiễm”

- BĐKN hoàn chỉnh và khuyết về “Miễn dịch” - BĐKN về “Interferon” 5 Bài Ôn tập - BĐKN tổng quát về phần “Sinh học VSV” - BĐKN tổng hợp về “Sự sinh trưởng và sinh sản của VSV” - BĐKN tổng hợp về virut 3 Tổng số 23

Ví dụ: Minh họa qui trình xây dựng bản đồ chi tiết KN Miễn dịch

- Bước 1: Xác định KN chi phối và KN phụ thuộc.

+ Nội dung chính của bản đồ KN là gì? - Miễn dịch là gì?

- Miễn dịch gồm mấy loại và được chia theo những hướng nào? - Miễn dịch có vai trò gì đối với cơ thể?

40

- Thế nào là miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu? - Phân biệt miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

+ Liệt kê định nghĩa các khái niệm liên quan.

Miễn dịch: Khả năng tự bảo vệ đặc biệt, Tác nhân gây bệnh, Độc tố VSV, VSV, Phân tử lạ, 2 loại, Miễn dịch đặc hiệu, Miễn dịch không đặc hiệu, Kháng nguyên xâm nhập, Miễn dịch dịch thể, Miễn dịch tế bào, Tế bào impho T độc, Sự nhân lên, Yếu tố bảo vệ tự nhiên, Da, Lông rung, Dịch nhầy, Dịch cơ thể.

- Bước 2: Phân loại và xác định mối quan hệ giữa các KN.

+ Phân loại các KN theo mối quan hệ, theo hàng ngang và theo cấp độ. + Chỉ ra mối quan hệ và tìm các từ nối phù hợp giữa các khái niệm.

- Bước 3: Sắp xếp các khái niệm vào vị trí phù hợp.

+ Đặt các KN vào các ô hình chữ nhật, tròn, ô van rồi gắn file tranh ảnh, file phim video, file text

+ Nối các KN bằng các mũi tên và từ nối để tạo thành các mệnh đề.

+ Nối các KN bằng các đường nối ngang chỉ mối quan hệ giữa các mệnh đề để tạo thành bản đồ KN đa truyền thông, đa chiều.

Hình 3.6: BĐKN hoàn chỉnh đa truyền thông, đa chiều bài Miễn dịch

3.5. Đề xuất cách sử dụng BĐKN vào các khâu của quá trình dạy học phần 3 – Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10 CB, THPT phần 3 – Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10 CB, THPT

3.5.1. Sử dụng BĐKN trong khâu dạy kiến thức mới

a. Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh

Quy trình:

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ KN hoàn chỉnh

Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống các hoạt động khai thác bản đồ Bước 3: Học sinh tự làm việc, tìm hiểu các KN trên bản đồ Bước 4: Giáo viên kết luận

* Ví dụ: Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh trong dạy bài miễn dịch. Bước 1: GV cung cấp BĐKN hoàn chỉnh về Miễn dịch.

42

Hình 3.7: BĐKN hoàn chỉnh về miễn dịch

Bước 2: GV yêu cầu học sinh đọc SGK, quan sát hình 3.8 & hình 3.9, quan

sát BĐKN bài ứng động và trả lời câu hỏi:

Hình 3.9: Cơ chế kháng nguyên – kháng thể

- Miễn dịch là gì?

- Miễn dịch được chia làm mấy loại? Nêu tên mỗi loại miễn dịch.

- Hãy phân biệt 2 loại miễn dịch trên? Nêu 1 số ví dụ về miễn dịch không đặc hiệu.

- Miễn dịch đặc hiệu gồm những loại nào?

- Miễn dịch dịch thể khác miễn dịch tế bào như thế nào? - Miễn dịch có vai trò gì đối với cơ thể?

Bước 3: HS tự lực làm việc và hoàn thành các câu hỏi trên.

b. Sử dụng BĐKN dạng khuyết hỗn hợp

Quy trình:

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ KN khuyết hỗn hợp

Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh Bước 3: Học sinh tự làm việc, hoàn chỉnh từng phần của bản đồ

Bước 4: Giáo viên kết luận và đưa ra bản đồ KN hoàn chỉnh

Ví dụ: Bản đồ KN về quá trình sinh trưởng ở VSV

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ KN (dạng khuyết hỗn hợp) Sinh trưởng ở VSV

44

Hình 3.10: BĐKN (dạng khuyết hỗn hợp) Sinh trƣởng ở VSV

Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh

GV cho HS thảo luận nhóm so sánh hai môi trường: nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục, đồng thời cung cấp:

- VSV được nuôi cấy trong những loại môi trường nào? - Thế nào à môi trường nuôi cấy không liên tục?

- Quá trình nuôi cấy không liên tục diễn ra gồm mấy pha?

- Đặc điểm sinh trưởng của VSV trong từng pha của môi trường nuôi cấy không liên tục à như thế nào?

- Thế nào à môi trường nuôi cấy liên tục?

- Trong thực tế người ta ứng dụng nuôi cấy liên tục để làm gì? * Hình ảnh

Hình 3.11: Đƣờng cong sinh trƣởng của vi khuẩn trong môi trƣờng nuôi cấy không liên tục

Bước 3: Học sinh tự làm việc, hoàn chỉnh từng phần của BĐKN Bước 4: Giáo viên kết luận và đưa ra bản đồ KN hoàn chỉnh

46

Hình 3.12: BĐKN hoàn chỉnh Sinh trƣởng ở VSV

c. Sử dụng bản đồ khuyết

* Quy trình:

- Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm khuyết.

- Bước 2: Học sinh nghiên cứu SGK và cấu trúc bản đồ để hoàn thành bản đồ.

* Ví dụ: Sử dụng BĐKN khuyết để củng cố, hoàn thiện hiến thức bài “Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV”.

Bước 1: GV đưa ra BĐKN khuyết về khái niệm và đặc điểm chung của VSV.

Hình 3.13: BĐKN khuyết về Khái niệm và đặc điểm chung của VSV

Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ để tự lực hoàn thiện bản đồ. Bước 3: GV chỉnh sửa và đưa ra bản đồ hoàn thiện.

48

d. Sử dụng BĐKN dạng câm

Quy trình:

Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách KN và từ nối, cấu trúc bản đồ

Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy hoc phần 3 - Sinh học vi sinh vật sinh học 10 - THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Cmap Tools. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)