CHƯƠNG 3 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀO DẠY HỌC
3.5. Đánh giá khả năng khai thác, sử dụng dữ liệu vào dạy học các hoạt động trả
nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
3.5.1. Thuận lợi
Internet đang là một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Internet có mặt khắp mọi nơi, được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong đời sống, trong đó có giáo dục. Hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã khuyến khích triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục. Và hoạt động này đang được triển khai rộng rãi ở mọi loại hình cơ sở đào tạo, bước đầu nhận được sự ủng hộ và kết quả tích cực của thầy cô và học sinh. Thậm chí, thiết bị CNTT đã trở thành vật “bất ly thân”, là trợ thủ đắc lực của rất nhiều thầy cô giáo và học sinh. Bộ giáo dục và Đào tạo đã tăng cường trang bị thiết bị dạy học hiện đại như phần mềm dạy học, máy tính, máy chiếu, bảng tương tác…để nâng cao chất lượng dạy, học đã và đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của các trường học, cơ sở đào tạo.
Hầu hết các môn học đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin để tăng độ hấp dẫn của các bài giảng, khiến học sinh dễ tiếp thu kiến thức. Với xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin – truyền thông, giáo viên dần thay đổi chuyển từ cách dạy học truyền thống với hình thức đọc - chép mà thay vào đó là giáo án điện tử với những hình ảnh minh họa sống động, gây sự tò mò chú ý của các em học sinh giúp cho chất lượng giờ học được nâng cao một cách hiệu quả. Rèn luyện tính chủ động trong học tập của học sinh. Trong mỗi giờ học với giáo án điện tử, các em sẽ được mở rộng hiểu biết hơn thông qua các video, đoạn phim, hình ảnh liên quan đến bài học.
46
chương trình GDPT mới là giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Nhiều gia đình cũng quan tâm đưa con em mình tới những trung tâm đào tạo kỹ năng sống để bổ sung thêm những gì thiếu hụt mà chương trình giáo dục trong nhà trường chưa đề cập đến, đặc biệt là mỗi dịp hè về nhưng hiệu quả của những khóa học này vẫn gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, có chương trình hoạt động trải nghiệm (trong bản dự thảo trước đây gọi là hoạt động trải nghiệm sáng tạo) với thời lượng 105 tiết từ lớp 1 đến lớp 12. Thông qua những hoạt động cụ thể này, có thể giáo dục kỹ năng cần thiết theo từng lớp học, cấp học và sau này phù hợp với thực tiễn với địa phương.
Với sự phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong giáo dục của Internet cùng với việc đưa HĐTNST vào chương trình của HS theo chương trình GDPT mới như vậy, việc ứng dụng WebGIS để xây dựng các bài giảng về HĐTNST cũng là một cách dạy và học tích cực. Đây là một phương pháp học tập hiệu quả nhờ áp dụng công nghệ thông tin. Việc khai thác, sử dụng các dữ liệu vào dạy học các HĐTNST trong chương trình phổ thông mới có rất nhiều lợi ích: Giúp HS hiểu hơn về điều kiện tự nhiên cũng như các đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực nào đó trước khi đi thực tế. Từ đó, các em có thể lên kế hoạch về việc thu thập thông tin, tài liệu để làm bài dự án sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất, đồng thời các em cũng biết cách xây dựng một bài thu hoạch trên Storymaps theo sự hướng dẫn của GV. Ngoài các tài liệu tham khảo trên mạng xã hội, GV cũng có thể đưa vào các thông tin bản thân thu thập được trước đó khi đi thực tế để cung cấp cho HS.
3.5.2. Khó khăn
Đối với các địa điểm xa trường học thì việc đi thực tế sẽ gặp khó khăn, vì vậy khi tổ chức các chuyến thực tế để dạy học các HĐTNST phải đặc biệt chú ý sao cho phù hợp với điều kiện của mỗi nơi, phù hợp với các em HS. Để giúp các em khai thác tốt các thông tin về các đặc điểm chính của nơi được đi thực tế, nó phụ thuộc rất nhiều vào việc người GV truyền đạt các kiến thức trước đó như thế nào, bao gồm các đặc điểm về: kinh tế, văn hóa, dân cư,… Vì vậy, người GV đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác, sử dụng dữ liệu vào dạy học các HĐTNST trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bên cạnh đó, thực tế hiện nay vấn đề sử dụng máy tính trong dạy học ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như:
- Nhận thức của GV và HS: Nhiều GV, HS chưa quan tâm tới việc ứng dụng CNTT vào quá trình giáo dục do đã quen với các PPDH truyền thống.
- Cơ sở hạ tầng CNTT còn thấp: đây là vấn đề nan giải nhất. Ứng dụng CNTT trong giáo dục đi liền với đầu tư hệ thống máy tính, mạng máy tính nội bộ, mạng Internet phục vụ cho GV và HS, các thiết bị ngoại vi như máy chiếu, hệ thống cung cấp điện, phòng máy đạt tiêu chuẩn,… là khó khăn lớn không dễ giải quyết trên diện rộng.
47
- Trình độ tin học của GV và HS còn có những bất cập với các ứng dụng cụ thể của các phần mềm, các thí nghiệm với máy tính…
- Hình thức tổ chức lớp – bài truyền thống sẽ có những điều chỉnh khi đưa CNTT vào dạy học. Thay đổi hình thức tổ chức lớp học, phương thức dạy và học sẽ gây khó khăn cho cả GV, HS và cả các nhà quản lý giáo dục.
- Khó khăn lớn về cơ sở vật chất: Không chỉ khó khăn về GV, cơ sở vật chất cũng đang là bài toán nan giải đối với các trường học trên địa bàn các tỉnh trước thời điểm triển khai chương trình GDPT mới. Không chỉ các trường ở khu vực miền xuôi, điều kiện cơ sở vật chất là vấn đề rất nan giải đối với các địa phương ở khu vực miền núi với nhiều điểm trường lẻ.
48