Hoạt động trải nghiệm văn hóa của người CơT uở Tây Giang

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 28)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.4.4. Hoạt động trải nghiệm văn hóa của người CơT uở Tây Giang

21

Theo số liệu thống kê năm 2018, huyện Tây Giang có 15 thành phần dân tộc; trong đó người Cơ Tu chiếm hơn 92%, còn lại người Kinh, Mường, Tày, Thái, Tà Ôi, Ca Dong, Hre, Giẻ Triêng, Hoa, Vân Kiều, Co… Với phương châm “An cư mới lạc nghiệp”, khi tái lập huyện, Tây Giang đã tiến hành quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư tập trung gắn với sản xuất nông, lâm nghiệp theo đúng với phong tục Cơ Tu. Phát triển kinh tế gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là giá trị văn hóa làng.

1.4.4.2. Đặc điểm kinh tế

Làm rẫy là chính, canh tác theo lối phát cây bằng rìu và dao quắm, rồi đốt, sau đó dùng gậy chọc lỗ để tra hạt giống, làm cỏ bằng cái nạo có lưỡi sắt uốn cong, tuốt lúa bằng tay. Rẫy đa canh, xen canh và cứ sau vài vụ lại bỏ hoá một thời gian dài trước khi canh tác tiếp. Mỗi năm chỉ gieo trồng một vụ. Trong năm chỉ có đúng 1 mùa làm rẫy, gieo vào tháng 3-4 và gặt vào tháng 10-11. Cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô, sắn. Ngoài ra, họ còn thu hái các lâm thổ sản.

Vật nuôi chủ yếu là trâu, lợn, chó, gà. Song, nguồn thực phẩm hàng ngày chủ yếu do hái lượm, săn bắn và đánh bắt cá đưa lại. Nghề thủ công chỉ có dệt vải và làm gốm (đồ đất nung) ở một số nơi phía giáp biên giới Việt - Lào; riêng đan lát phát triển rộng khắp. Kinh tế hàng hoá hạn hẹp, hình thức trao đổi vật đến nay vẫn thông dụng.

1.4.4.3. Các văn hóa đặc trưng

Trong xây dựng đời sống văn hóa: Một trong những lĩnh vực vô cùng quan trọng là bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa dân tộc. Đó là những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng và giàu bản sắc. Điều này thể hiện rõ nhất ở huyện Tây Giang, một huyện có hơn 90% dân số là người Cơ Tu sinh sống, vai trò của già làng, trưởng thôn luôn được phát huy trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào.

Về văn hóa vật thể: Các nghề thủ công truyền thống của người Cơ Tu được đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu khảo sát bảo tồn, phát triển trong cộng đồng dân cư như: nghề dệt thổ cẩm tại xã Tà Lu, xã A Ting, đan mây tre tại xã Sông Kôn. Khôi phục nghề chế biến rượu cần tại thôn A dinh, thị trấn Prao và khôi phục, gìn giữ các loại nhạc cụ dân tộc như: Trống, cồng, chiêng, khèn. Về văn hóa ẩm thực, có các sản phẩm được làm ra từ lao động và có sẵn trong tự nhiên như: Cơm lam, bánh sừng trâu, rượu tà đin đã khuyến khích cho nhân dân tại các địa phương khai thác chế biến để dùng trong các ngày lễ hội, ngày Tết hoặc đãi khách. Đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu cũng tham gia tích cực vào việc xây dựng mô hình Gươl. Đến nay, toàn huyện có 77/95 thôn có Gươl và nhà sinh hoạt cộng đồng.

22

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC DỮ LIỆU VỀ CÁC

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 28)