Kết quả học sinh nhó m2 xây dựng trên Story Maps

Một phần của tài liệu (Trang 46 - 50)

41

Nhóm 3: Tìm hiểu về làng rau Trà Quế

1. Lịch sử hình thành

Truyền thuyết kể rằng, thuở sơ khai, ông bà tổ tiên của cư dân Trà Quế vốn là những ngư dân thực thụ. Họ sinh sống bằng nghề lưới bén, chuyên đánh bắt cá, tôm trên sông Đế Võng kiếm ăn qua ngày. Thế rồi, càng về sau, việc đánh bắt ngày càng khó khăn. Cuộc sống của ngư dân làng vạn rơi vào chỗ lao đao. Nhiều gia đình bữa đói, bữa no. Trong lúc bị dồn vào chân tuờng, một số bà con mới nghĩ đến việc thử khai phá thêm đất, nếu không thể trồng lúa thì trồng thứ khác. Như rau chẳng hạn. Trước mắt là có rau ăn. Dư thừa bán cũng có tiền. Từ suy nghĩ đơn giản ấy, họ bắt tay vào thực hiện.

Những vạt ngò, rau húng rồi đến rau é, hành, cải, hẹ... lần lượt mọc lên trên vùng đất mới khai phá. Và, cũng thật bất ngờ, các loại rau kể trên không những lên xanh tốt mà còn có hương vị đặc biệt thơm ngon, không đâu sánh bằng. Thế là một đồn mười, mười đồn trăm, cây rau Trà Quế từng bước nổi danh dần. Chẳng mấy chốc, các chợ lớn, chợ nhỏ trong vùng Hội An và lân cận trở thành thị trường tiêu thụ chính của rau Trà Quế. Thấy có thể sống được từ nghề mới mẻ này, những hộ còn lại bắt chước làm theo. Chẳng ai đủ sức trụ lại với nghề đánh bắt cá tôm bấp bênh, bữa đực bữa cái nữa. Từ một làng vạn thuở ban đầu, Trà Quế dần dần biến thành một làng rau.

Cũng theo truyền thuyết, thuở sơ khai, khi mới đến lập làng, Trà Quế có tên là Nhự Quế. Một số cụ già cao tuổi trong làng giảng nghĩa rằng hai chữ Nhự Quế ý nói nhà nhà ở đây đều trồng rau thơm và đắt như quế.

Thế rồi, hồi đầu thập niên 1800, sau khi vua Gia Long lên ngôi, nhân một lần đến Hội An, nghe các quan địa phương giới thiệu ở đây có một ngôi làng nhỏ bốn bề sông nước, chuyên trồng rau làm kế sinh nhai, lại nghe nói rau ở đây hương vị rất thơm ngon tuyệt vời, không đâu sánh kịp, vua lấy làm lạ. Thế là ngài mới ngự đến xem. Được tin, các bô lão trong làng hớn hở chọn những loại rau ngon nhất, thơm nhất để dâng lên, gọi là rau “tiến vua”. Vua dùng qua, tấm tắc khen. Rồi ngài hỏi tên làng. Các bô lão bẩm rằng tên làng là Nhự Quế. Vua Gia Long trầm ngâm trong chốc lát. Rồi ngài phán tên Nhự Quế cũng hay. Thế nhưng, tên Trà Quế hay hơn. Vì “trà” chỉ một loại thức uống không kém phần thơm ngon, quen thuộc của người Việt.

Theo lời ông Nguyễn Chấn, sinh năm 1937, một trong những bô lão làng Trà Quế, từ đó làng rau đổi tên thành Trà Quế và danh xưng này tồn tại mãi đến ngày nay.

Truyền thuyết vẫn là truyền thuyết, thực hư thế nào khó mà đoán định nổi. Điều chắc chắn là xưa nay, người Trà Quế luôn lấy nghề trồng rau làm nghề sinh sống chính. Xưa, cư dân Trà Quế thường thức dậy từ lúc hai, ba giờ sáng, ăn uống qua loa rồi gánh gánh rau nặng ì ra tận Đà Nẵng. Khi tới An Hải, họ qua đò Hà Thân rồi bán sỉ ngay tại chợ Hàn. Xong, lại men theo đường biển mà về, khứ hồi mất ngót năm sáu chục cây số chứ đâu ít ỏi gì. Mãi đến những năm 60 thế kỷ trước, khi tuyến đường Đà Nẵng - Hội An có xe đò chạy thường xuyên, họ mới giải phóng được đôi chân. Hiện nay, phương tiện giao thông phát triển, rau Trà Quế là loại rau được thị trường trong

42

và ngoài tỉnh ưa chuộng. Nhờ vậy, nó có mặt ở nhiều nơi, từ Hội An, Tam Kỳ đến Đà Nẵng, có lúc còn vươn ra cả Huế.

2.Tình hình phát triển

Làng rau Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà với tuổi đời hơn 400 năm được ngành du lịch thành phố Hội An khai trương vào ngày đầu tiên của năm 2020.

Nằm cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía Đông Bắc, Trà Quế là làng nghề trồng rau truyền thống với vị trí địa lý thuận lợi được bao bọc bởi sông Đế Võng và đầm Trà Quế, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, cùng diễn trình lịch sử - văn hóa lâu đời và người dân thuần hậu, chất phác. UBND Thành phố Hội An (Quảng Nam) cho biết sẽ chính thức đưa vào khai thác điểm tham quan làng rau Trà Quế, với giá vé 35.000 đồng/người từ 1.1.2020.

Từ xưa đến nay, làng rau Trà Quế nổi tiếng vì có trên 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị, đặc biệt là có nhiều loại rau không nơi nào thơm ngon bằng như húng, é, tía tô... Khi trộn lẫn các loại rau vào nhau sẽ hội đủ 5 vị cay, chua, ngọt, đắng, chát. Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần làm nổi tiếng các món ăn dân dã riêng có ở Hội An và Quảng Nam. Rau hành, ngò thì kết hợp với món gỏi sứa, canh chua; cải bằng, ngổ điếc... dùng để nấu lẩu; rau răm, húng, hành lá dùng trong món hến trộn khoái khẩu ở vùng Cẩm Nam. Còn món mì Quảng thì phải ăn với rau sống Trà Quế mới thấy được cái ngon của sự phối hợp hương vị của thiên nhiên. Ngoài rau, Làng Rau Trà Quế còn nổi danh với tư cách là một làng du lịch sinh thái. Rất nhiều người nước ngoài có sở thích thuê xe đạp rồi tự mình đi qua chặng đường khoảng 4km từ khu phố cổ Hội An đến đây chỉ để cùng bà con Trà Quế lao động dưới nắng mưa, tự tay gieo trồng từng cây rau, rồi sau đó thưởng thức những đặc sản dân quê… Nhiều công ty du lịch – lữ hành đã tổ chức các tour tham quan làng rau, cùng nông dân canh tác, trải nghiệm một ngày làm nông dân… thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.

Làng Rau Trà Quế còn nổi danh với tư cách là một làng du lịch sinh thái. Rất nhiều người nước ngoài có sở thích thuê xe đạp rồi tự mình đi qua chặng đường khoảng 4km từ khu phố cổ Hội An đến đây chỉ để cùng bà con Trà Quế lao động dưới nắng mưa, tự tay gieo trồng từng cây rau, rồi sau đó thưởng thức những đặc sản dân quê… Sau khoảng thời gian chuẩn bị, TP. Hội An chính thức đưa vào khai thác du lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế, dựa trên sự đồng thuận và hợp tác từ chính những người dân tại làng Trà Quế. Với giá 35.000 đồng/vé, khách tham quan sẽ có được những trải nghiệm về quy trình trồng rau lâu đời của người dân Trà Quế, tham quan các điểm di tích trong làng và thưởng thức ly nước hạt é dân dã giúp xua tan đi mọi mệt mỏi.

Tuy nhiên, lãnh đạo TP Hội An cho biết, sự phát triển các loại hình du lịch - dịch vụ tại làng rau Trà Quế đến nay vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của làng; cũng như chưa đảm bảo sự ổn định trong phát triển kinh tế và thiếu gắn kết với cộng đồng địa phương. Thêm vào đó, sự phát triển ồ ạt, tự phát và thiếu

43

kiểm soát của các công ty du lịch cũng đi kèm với nguy cơ phá vỡ cảnh quan môi trường, không gian sinh thái của làng rau và gặp nhiều hạn chế trong việc giới thiệu các giá trị lịch sử - văn hóa đến với du khách. Tháng 9/2019, thành phố Hội An đã chính thức phê duyệt phương án "Phát triển du lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế" dựa trên sự đồng thuận và hợp tác trước hết từ chính những người dân tại làng Trà Quế. Theo đó, Hội An sẽ đưa vào khai trương điểm tham quan làng rau Trà Quế từ đầu năm 2020 với nhiều bước chuẩn bị kỹ lưỡng trong quy hoạch, chỉnh trang không gian làng rau, bổ sung thêm các hoạt động trải nghiệm gắn với sinh hoạt cộng đồng dành cho du khách, đưa vào chương trình tham quan các di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với quá trình phát triển của làng và tăng cường công tác quản lý các hoạt động trong làng theo hướng thân thiện với môi trường.

Sau khoảng thời gian chuẩn bị, TP.Hội An chính thức đưa vào khai thác du lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế, dựa trên sự đồng thuận và hợp tác từ chính những người dân tại làng Trà Quế. Với giá 35.000 đồng/vé, khách tham quan sẽ có được những trải nghiệm về quy trình trồng rau lâu đời của người dân Trà Quế, tham quan các điểm di tích trong làng và thưởng thức ly nước hạt é dân dã giúp xua tan đi mọi mệt mỏi.

3. Định hướng

Đẩy nhanh quá trình xây dựng thương hiệu chung cho làng nghề. Chính quyền thành phố chủ trì cùng với hiệp hội làng nghề được thành lập để quản lý điều hành chung. Kinh phí sẽ lấy từ nguồn đầu tư phát triển của thành phố cộng với sự đóng góp của các làng nghề và sự tài trợ của các cơ sở du lịch. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đi kèm để kiểm tra chất lượng cho sản phẩm làng nghề mang thương hiệu chung. Yêu cầu tất các các cơ sở muốn khai thác và sử dụng thương hiệu chung phải cam kết chấp hành các tiêu chuẩn được đề ra. Chú trọng công tác xúc tiến thương mại cho hoạt động làng nghề. Chủ động trong khâu thiết kế mẫu mã, chào hàng. Đầu tư phát triển thương mại điện tử, nâng cao năng lực sử dụng thương mại điện tử trong kinh doanh.

Thành phố cần có chính sách đầu tư tập trung theo quy hoạch để đảm bảo tính hiệu quả của các nguồn vốn. UBND thành phố phân bổ các nguồn vốn huy động đầu tư từ ngân sách cho làng nghề. Kiến nghị nhà nước tăng mức cho vay hơn nữa và có chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay cũng như thời gian cho vay. Ưu đãi về thuế, áp dụng chế độ ưu đãi cho cơ sở sản xuất làng nghề được miễn giảm thuế thuê đất trong thời gian 5 tới 10 năm. Kiến nghị tỉnh cho phép mở rộng sử dụng quỹ hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp với cả các cơ sở sản xuất làng nghề. Đa dạng hố nguồn vốn đầu tư phát triển làng nghề. Khuyến khích hiệp hội làng nghề xây dựng một quỹ tín dụng phát triển làng nghề Hội An.

Kết quả chi tiết trên Story Maps có thể xem ở địa chỉ:

44

Một phần của tài liệu (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)