Đặc trưng nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) (Trang 50 - 56)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.5 Một số yếu tố tác động tới hoạt động truyền thông chăm sóc sức khỏe

2.5.1. Đặc trưng nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số là nhóm công chúng của truyền thông, nên đặc trưng của nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số quyết định đến hiệu quả của truyền thông hay nói cách khác là hiệu quả của việc tiếp nhận thông tin về

truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đặc trưng nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số trong nghiên cứu này muốn bàn đến gốm 3 vấn đề chắnh : Trình độ học vấn, nghề nghiệp và mức sống.

Thứ nhất, trình độ học vấn cao thường gắn liền với ý muốn kết hôn,

độ tuổi lấy chồng lần đầu của phụ nữ có chiều hướng cao hơn, sức khỏe tốt hơn, thời gian cho con bú ngắn hơn, có nhiều khả năng là những kiêng kỵ truyền thống trong hành động tắnh dục được từ bỏ nhiều hơn. Trình độ học vấn cao còn tạo nhiều thuận lợi trong quá trình truyền thông, cũng như việc tiếp cận thông tin truyền thông dễ dàng, hiệu quả hơn hay nói cách khác nó là yếu tố tác động đến việc tiếp nhận thông tin của đối tượng truyền thông, mà ở đây chắnh là phụ nữ dân tộc thiểu số.

Trình độ học vấn cao thì càng thuận lợi cho việc kiểm soát sinh đẻ và việc trao đổi bàn bạc giữa hai vợ chồng về điều tiết mức sinh cũng nhiều hơn.

Những người có trình độ văn hóa thấp cũng gặp những cản trở, ảnh hưởng tới việc tiếp thu những thông tin và kiến thức từ quá trình truyền thông. Họ cũng bị hạn chế về quan hệ xã hội. Từ chỗ đó họ dễ bị rơi vào tình trạng lệ thuộc trong việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Trong nghiên cứu tử vong mẹ 2002- Bộ y tế, nhóm mù chữ có tỉ lệ tử vong mẹ cao nhất 17,3%.

Qua khảo sát phụ nữ dân tộc thiểu số về trình độ học vấn t ạ i huyện Anh Sơn rất thấp, trong 200 phụ nữ có: 08 người có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 4,0%; 12 người có trình độ học vấn Trung học phổ thông chiếm 8,0%; 37 người có trình độ học vấn Trung học cơ sở chiếm 18,5 %; 136 người có trình độ học vấn Tiểu học chiếm 68,0 %; 3 người không biết đọc và biết viết chiếm 1,5%. Như vậy trình độ học vấn thấp là nguyên nhân hạn chế sự hiểu biết cần thiết của phụ nữ trong việc truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản và là một trong rào cản trong việc

tiếp cận thông tin truyền thông về chăm sóc SKSS.

ỘTrình độ học vấn của phụ nữ dân tộc thiểu số tương đối thấp, rất ắt chị em có trình độ phổ thông trung học; chủ yếu là chị em có trình độ tiểu học và trung học cơ sở, c ò n v à i t r ư ờ n g h ợ p k h ô n g b i ế t v i ế t v à b i ế t đọc, điều này gây nhiều khó khăn trong việc truyền thông, cũng như gây khó khăn khi tiếp cận thông tin về sức khỏe sinh sảnỢ(PVS, số 11,nam 47 tuổi, cán bộ DS/KHHGĐ huyện).

Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể, trước hết đó là trình độ học vấn, học vấn giúp cho việc nhận thức các phương pháp hữu hiệu cho việc phòng bệnh, phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng bệnh tật, xử lý tình huống trong chăm sóc sức khỏe sinh sản. Học vấn cũng là phương tiện quan trọng để tìm hiểu và tiếp thu tri thức về sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản từ quá trình truyền thông. Vì vậy, Phụ nữ có trình độ học vấn thấp là nguyên nhân chắnh của tình trạng thờ ơ, thiếu hụt về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản.

ỘTrong hoạt động truyền thông, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động bởi vì trình độ học vấn của họ thấp, đôi người còn chưa hiểu rõ về tiếng phổ thông, nên chúng tôi tốn rất nhiều thời gian, nhưng khả năng tiếp thu của họ thì nhiều hạn chếỢ. (PVS, số 10, nữ 34 tuổi, cán bộ dân số xã Tường Sơn).

Phụ nữ dân tộc thiểu số có trình độ thấp khiến cho quá trình truyền thông và khă năng tiếp nhận những kiến thức mới, phương pháp mới trong khi đó chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản gặ p nhi ề u k hó k hă n , h ạ n c hế hơn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản yêu cầu phải có những phương pháp, hình thức truyền thông mới phù hợp với phụ nữ dân tộc thiểu số.

nhiều đến hoạ t đ ộng truyề n t hông chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ dân tộc thiểu số, nghề nghiệp quyết định về thu nhập, cường độ lao động, ảnh hưởng của nhóm bạn và cơ hội thu nhận thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bảng 2.5. Cơ cấu nghề nghiệp của phụ nữ dân tộc thiểu số tại hai xã Phúc Sơn, xã Tƣờng Sơn.

STT Nghề nghiệp Số

lƣợng

Tỷ lệ %

1 Nhóm làm công ăn lương (Cán bộ, viên chức, nhân viên..)

6 3,0

2 Nhóm tự làm ở nhà (nông dân, thợ thủ công, buôn bán nhỏ..)

155 77,5

3 Nhóm chưa có việc làm (học sinh, sinh viên, thất nghiệp..)

28 14,0

4 Nhóm không lao động (Nghỉ hưu, nghỉ mất sức, không có việc làmẦ.)

11 5,5

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Qua bảng số liệu cho thấy, đa số phụ nữ dân tộc thiểu số đều năm nhóm tự làm ở nhà, chủ yếu là nông dân, thợ thủ công, buốn bán nhỏ chiếm 77,5%, nhóm chưa có việc làm chiếm 14,0%, nhóm làm công ăn lương chỉ chiếm 3,0% và nhóm không lao động chiếm 5,5 %. Qua kết quả này chúng ta có thể thấy nghề nghiệp chủ yếu của phụ nữ dân tộc thiểu số ở đây là nông dân, thợ thủ công, buốn bán nên việc tiếp nhận thông tin truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản có nhiều hạn chế. Điều này đòi hỏi phương pháp truyền thông cần có phương pháp phù hợp đối với phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu để các chương trình sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số có hiệu quả hơn.

Ở hai xã Phúc Sơn, xã Tường Sơn, nghề nghiệp và mức sống của người mẹ, trong nghiên cứu tôi đã tìm hiểu được nghề nghiệp cũng như phần nào về mức sống của các bà mẹ. Nghề nghiệp của bà mẹ có liên quan nhiều đến điều kiện lao động của họ đặc biệt khi họ mang thai nhưng chưa có trường hợp tử vong mẹ khi mang thai và sinh con. Với phụ nữ dân tộc thiểu số là nhóm làm công ăn lương thì điều kiện lao động phần nào có nhẹ nhàng hơn trong khi đó phụ nữ dân tộc thiểu số không có việc làm, nhóm không lao đông.

Thứ ba, theo sau yếu tố tác động của yếu tố nghề nghiệp, một trong

những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản là điều kiện kinh tế của gia đình c ủa phụ nữ dân tộc thiể u số.

Bảng 2.6: Tự đánh giá về mức sống của gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số hai xã Tƣờng Sơn, Phúc Sơn huyện Anh sơn

STT Mức sống Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Giàu 0 0 2 Khá giả 14 7,0 3 Trung bình 129 64,5 3 Nghèo 57 28,5

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Qua bảng số liệu, mức sống gia đình phụ nữ vùng dân tộc thiểu số có mức số trung bình chiếm 64,5%, mức sống nghèo chiếm 28,5 %, còn mức sống khả giả chỉ chiếm 7% và mức sống giàu không có hộ gia đình nào. Điều này chứng tỏ mức sống của phụ nữ dân tộc thiểu số khó khăn, cho nên việc tiếp cận truyền thông, tiếp cận thông tin, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn.

chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng trong các cộng đồng, đặc biệt là đối với huyện vùng xa, vùng sâu, vùng có đông dân tộc thiể u số. Yếu tố địa lý- xã hội trong nghiên cứu trước hết tôi tập trung vào địa bàn cư trú của chị em phụ nữ, cấu trúc xã hội thắch ứng, Khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế là các yếu tố khách quan tác động tới việc truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Hai xã Phúc Sơn, Tường Sơn huyện Anh Sơn là huyện miền múi, có vị trắ địa lý không thuận lợi cho việc giao thông đi lại của người dân và phụ nữ dân tộc thiểu số các thôn bản hạn chế việc giao tiếp xã hội, khó khăn trong việc tiếp cận, tìm hiểu những thông tin mới, hạn chế việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nội dung truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản.

ỘChúng tối phải đi mấy chụcKm vào tận bản, đường thì khó đi, ngày nắng còn đỡ, ngày mưa thì vất vả lắm, nên quá trình đi truyền thông cho chị em dân tộc thiểu số ắt hơn so với vùng có giao thông thuận lợiiỢ (PVS, số 9,nữ 28 tuổi, cán bộ dân số xã Tường Sơn).

Đối vớắ các bản hai xã Phúc Sơn, xã Tường Sơn, phụ nữ cư trú ở khu vực khó khăn về giao thông, khó tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đồng thời gây ảnh hưởng tới quá trình truyền thông và tiếp cận truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Qua phân tắch ở trên chúng ta có thể thấy, yếu tố học vấn là rào ảnh hưởng đến truyền thông về chăm sóc SKSS cũng như tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số, nếu học vấn cao thì khả năng tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ cao, ngược lại trình độ học vấn thấp khả năng tiếp cận thông tin về sức khỏe sinh sản sẽ có nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)