Hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản trong thời gian mang thai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) (Trang 71 - 78)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Hành vi chăm sóc SKSS của phụ nữ dân tộc thiểu số

3.2.1. Hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản trong thời gian mang thai

Hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản trong khi mang thai của phụ nữ dân tộc thiểu số thể hiện hành vi khám thai, tiêm phòng vacxin và chế độ dinh dưỡng khi mang thai.

Thứ nhất, thể hiện việc khám thai, theo quy định của Bộ Ytế, khi người phụ nữ mang thai thì phải được khám thai ắt nhất là 03 lần; lần thứ nhất vào 3 tháng đầu; lần thứ hai vào 3 tháng giữa; lần thứ ba vào 3 tháng cuối của kỳ

thai nghén. Việc khám thai ở 03 giai đoạn thai kỳ đều rất quan trọng và cần thiết, giai đoạn đầu nhằm mục đắch xác định người phụ nữ đã mang thai, qua đó các nhân viên y tế có dịp hướng dẫn các thai phụ biết cách giữ gìn, chăm sóc thai nghén được tốt; giai đoạn thứ 02 nhằm kiểm tra sự phát triển của thai nhi; còn giai đoạn 03 sẽ xác định ngôi thai cũng như các bất thường khác xảy ra với thai phụ và thai nhi.

Theo tổng hợp số liệu từ trạm y tế 2 xã, trong năm 2010, trên 50% phụ nữ có thai đi khám thai 3 lần và 95% phụ nữ có thai đã tiêm vắc xin phòng uốn ván. Số ca đẻ do nhân viên y tế trạm đỡ đã tăng trong những năm vừa qua và tỷ lệ đẻ tại nhà chiế m tỷ lệ ắt. Nhưng ở một số bản xa xôi, tỷ lệ đẻ tại nhà vẫn có thể đạt tới mức 30%. Văn hóa và khoảng cách địa lý là những trở ngại để phụ nữ đến đẻ tại trạm y tế xã.

Thời kỳ này, về chăm sóc y tế, bà mẹ cần được khám thai ắt nhất 3 lần vào 3 quắ của thai kỳ, được tiêm vắc xin phòng uốn ván, uống bổ sung viên sắt phòng thiếu máu.

Việc khám và quản lý thai nghén là rất cần thiết để phát hiện kịp thời các nguy cơ như thể trạng mẹ không đảm bảo, các bệnh lý của người mẹ có sẵn cũng như mới xuất hiện do thai nghén lần này như thiếu máu, nhiễm độc thai nghén.

Qua điều tra nghiên cứu về tình hình khám thai trong thời gian mang thai của chị em phụ nữ qua khảo sát thu được kết quả như sau:

Bảng 3.3: Tình hình khám thai trƣớc khi sinh của phụ nữ dân tộc thiểu số năm 2011 (Đơn vị %)

Số lần mang thai

0-1 lần 2-3 lần 4 lần Không khám

Tỷ lệ % 40,0 49,0 3,0 8,0

(Nguồn:Trung tâm y tế huyện)

Sơn có 82,0% được khám thai trước sinh con. Số phụ nữ khám thai 01 có 40,0% lựa chọn; Số phụ nữ khám thai 02 đến 03 lần chiếm 49,0% Số phụ nữ khám thai trên 04 lần chiếm 3,0% phụ nữ lựa chọn . Phần lớn phụ nữ đều đi khám thai lần đầu tiên khi thai nhi được 3 tháng tuổi. Điều này, có thể do phụ nữ của huỵện nhận thức được sự cần thiết phải khám thai, đ ả m b ả o s ứ c k h ỏ e c h o s ả n p h ụ .

Một số chị em phụ nữ lại quan niệm rằng: Họ không có nhu cầu đi khám thai vì họ cho rằng việc có thai là bình thường, họ cảm thấy sức khỏe của họ khỏe mạnh, lao động bình thường khi mang thai và họ coi việc sinh đẻ là dễ dàng

Cũng có chị không đi khám thai lần nào, lại đưa ra lý do như bận làm vì vào vụ mùa hoặc là ngại đi khám thai.

Theo số liệu báo cáo năm của Trung tâm y tế huyện thì các năm 2009;2010; 2011 tỷ lệ bà mẹ khi mang thai được tiêm phòng uốn ván đạt tỷ lệ 90,0%. Tuy nhiên, nhờ công tác truyền thông chăm sóc SKSS nên số phụ nữ dân tộc thiểu số khám thai, tiêm vanxin chiếm tỷ lệ cao, điều này thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.4: Tỷ lệ khám thai trong thời gian mang thai của phụ nữ dân tộc thiểu số xă Phúc Sơn và xã Tƣờng Sơn (Đơn vị %).

Số lần khám thai Không khám lần nào 1 lần 2 lần 3 lần 4 lần Tỷ lệ % 1,1 14,1 39,8 44,0 1,0

(Nguồn: Xử lý phiếu điều tra) Qua kết quả khảo sát, chúng ta có thể thấy, số phụ nữ dân tộc thiểu số tại hai xã Phúc Sơn và Tường Sơn, có 14,1% số người trả lời cho biết khám thai 1 lần, có 39,8% lựa chọn 2 lần, khám thái 3 lần có 44,0% lựa chọn, khám thai 4 lần chỉ chiếm 1,0% và có 1,1% ý kiến trả lời không khám thai lần nào. Qua

kết quả đó chúng ta có thấy được 98,9 % phụ nữ dân tộc thiểu số tại hai xã khám thai trong thời gian mang thai, điều này chứng tỏ nhận thức của phụ nữ tại hai xã khá cao và phần nào đó đánh giá được công tác truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại địa phương về sự cần thiết khám thai đình kỳ hiệu quả cao.

ỘTrước đây các nội dung về khám thai đình kỳ cho các bà mẹ không được chú tâm tuyên truyền, nhưng được sự hướng dẫn của cấp trên về tầm quan trong nội dung tuyên truyền này, nên chúng tôi tắch cực truyền thông để giúp các phụ nữ thiểu số thấy được vài trò việc khám thai đình kỳ, từ đó giúp họ nhận thức rõ hơn về vấn đề này, từ đó có hành vi chăm sóc sức khỏe cho bản thân được tốt hơnỢ (PVS, số 10, cán bộ dân số xã Phúc Sơn).

Như vậy, qua khảo sát, phân tắch tài liệu và phỏng vấn sâu các đối tượng chúng ta thấy chị em phụ nữ ở huyện và phụ nữ dân tộc thiểu số tại hại xã có chuyển biến trong hành vi chăm sóc thai nghén từ việc khám thai định kỳ đến việc tiêm phòng uốn ván trong thời gian mang thai.Tuy nhiên, trong công tác chăm sóc thai nghén của chị em phụ nữ huyện còn nhiều bất cập và khó khăn.

Số liệu cho thấy, trong số 200 phụ nữ dân tộc thiểu số, tỷ lệ khám thai đứa con đâu tiên và đứa con gần nhất, tỷ lệ khám thai đứa con đầu tiên, không khám lần nào chiếm 1,0 %, khám 1 lần 14,1%, khám 2 lần chiếm 39,8%, khám 3 lần chiếm 44,0 % và khám 4 lần chiếm 1.0%. Điều này cho thấy phụ nữ dân tộc thiểu số khám thai ba lần trở lên chiếm tỷ lệ khá thấp, điều này phần nào đó phản ánh công tác truyền thông cho phụ nữ tại thôn bản chưa thật sự có hiệu quả.

Qua điều tra khảo sát cho hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số tại hai xã Phúc Sơn, xã Tường Sơn có sự chuyển biến tắch cực, điều đó thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.5: Tỷ lệ khám thai lần sinh đầu tiên và gần nhất của phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Phúc Sơn và xã Tƣờng Sơn (Đơn vị %)

Số lần khám thai Sinh đứa con đầu tiên

Sinh đứa con gần nhất 1. Không khám lần nào 5,5 1,3 2. Khám 1 lần 13,5 1,3 3. Khám 2 lần 38,5 29,4 4. Khám 3 lần 42,0 67,5 5. Khám 4 lần 1,0 0,6

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Những số liệu này cho thấy, những năm gần đây phụ nữ dân tộc thiểu số đa số đã đi khám thai đầy đủ, đây là một trong những hành vi được khuyến khắch trong công tác truyền thông về làm mẹ an toàn. Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy được sự chuyến biến tắch cực trong hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số dưới tác động của công tác truyền thông tại hai xã Phúc sơn, xã Tường Sơn. Khảo sát phụ nữ dân tộc thiểu số khi mang thai đứa con đầu tiên số phụ nữ không khám thai lần nào chiếm 5.5 % đến khi mang thai đứa con gần nhất giảm xuống 1.3%, số phụ nữ khám thai 3 lần trở lên lần sinh đầu tiên chiếm 42,0 %, khi sinh đứa con gần nhất tăng lên 67,5 %.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, là quá trình xã hội hóa y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, cùng với sự phát triển đó là sự gia tăng các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Việc sinh đẻ của phụ nữ ngày nay được chăm sóc và quan tâm hơn trước, tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em xu hướng giảm so với những năm trước đây rất nhiều. Người dân cũng nhận thức được rằng để vợ con họ sinh đẻ tại các cơ sở y tế thì sẽ bảo đảm và an toàn hơn.

Trong những năm qua công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe tập trung vào các nội dung khám thai, vận động phụ nữ sinh đẻ tại cơ sở y tế, cung cấp các kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho sản phụ, chế độ nghỉ ngơi sau khi sinhẦbằng nhiều hình thức như hội nghị, nói chuyện chuyên đề, thăm tại nhà và tăng cường truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chung như phát thanh thôn bản.

Thứ hai, hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản trong thời gian mang thai còn thể hiện ở việc tiêm vacxin và uống viêm sắt phòng ngừa thiếu máu.

Về nội dung uống bổ sung viên sắt phòng thiếu máu:

- Bà mẹ mang thai cần uống 1 viên/ ngày trong suốt thời gian có thai đến hết 6 tuần sau đẻ. Tối thiểu phải uống ắt nhất trước đẻ 90 ngày.

- Việc cung cấp viên sắt cần được thực hiện ngay từ lần khám thai đầu. Để phòng uốn ván cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, có 2 nội dung phải làm : - Tiêm vắc xin phòng uốn ván: mũi thứ nhất từ tháng thứ tư trở đi, mũi thứ hai cách mũi đầu ắt nhất 1 tháng và chậm nhất là trước khi đẻ 1 tháng.

Bảng 3.6: Tình hình tiêm vacxin của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Anh Sơn năm 2012 (Đơn vị %)

Tiêm 2 mũi Tiêm 1 mũi Không tiêm Không nhớ

90,0 5,5 3,0 1,5

(Nguồn Trung tâm DS/KHHGĐ huyện) Qua bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ bà mẹ mang thai được tiêm phòng chiếm tỷ lệ khá cao chiếm trên 95,0 %, tuy nhiên vẫn còn trường hợp không tiêm và không nhớ để tiêm uống ván.

Khi hỏi các trường hợp không tiêm và không nhớ tiêm phòng uốn ván, đa số cho biết rằng do không đi khám thai không đầy đủ nên chưa tiêm được.

còn thể hiện qua chế độ dĩnh dưỡng bà mẹ mang thai

Theo kết quả khảo sát, phụ nữ dân tộc thiểu số đều hiểu cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho bản thân và thai nhi trong thời gian mang thai điều đó thể hiện qua số liệu sau đây:

Bảng 3.7: Tỷ lệ hiểu biết về chế độ dinh dƣỡng phụ nữ khi mang thai của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Anh Sơn (Đơn vị %).

STT Chế độ dinh dƣỡng Hoàn toàn không cần thiết

Rất cần thiết

1 Bổ sung cân đối chất bột, chất đạm và chất béo

5,5 94,5

2 Ăn thực phẩm nhiều chất xơ

7,0 93,0

3 Uống nhiều nước 7,5 92,5

4 Bổ sung sắt. axitfolic 9,0 91,0 5 Bổ sung canxi 10,0 90,0 6 Tăng khẩu phần hàng ngày 10,0 90,0 7 Tránh ăn mặn 25,5 74,5

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)

94,5% phụ nữ nhận thức sự cần thiết bổ sung các chất bột, chất đạm, chất béo, chỉ có 5,5% trả lời không cần thiết bổ sung các chất trên; 93,0% phụ nữ trả lời rất cần thiết bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, 7,0% trả lời hoàn toàn không cần thiết; 92,0% phụ nữ trả lời rất cần thiết uống nhiều nước, 7,5% phụ nữ trả lời hoàn toàn không cần thiết uống nước; còn đối với việc bổ sung sắt, can xi, tăng khẩu phần ăn hàng ngày có trên 91% phụ nữ trả lời rất cần thiết, chỉ có dưới 10% phụ nữ trả lời hoàn toàn không cần thiết.

chất dinh dưỡng cho sản phụ, thai nhi nhưng do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên có gì ăn nấy.

ỘKhi có thai đứa đầu thì còn có điều kiện ăn uống bồi dưỡng thêm chứ

có đến đứa thứ hai rồi thì chẳng bồi dưỡng được mấy.Ợ( P V S s ố 3 , n ữ 3 4 t u ổ i , b ả n V ề u , x ã P h ú c S ơ n ) .

Bà mẹ khác cho biết:ỘCũng biết là phải ăn đủ chất đấy nhưng ngoài làm ruộng, l à m n ư ơn g , lấy đâu tiền mà ăn mà bồi dưỡngỢ (PVS, số 2, phụ nữ bản Tiến xã Phúc Sơn, 40 tuổi).

Hầu hết các bà mẹ nói rằng họ không kiêng cữ gì đặc biệt. Một số ắt bà mẹ kiêng ăn những đồ cay nóng như thịt chó, tiêu ớt, kiêng ăn thịt lợn nái...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)