Hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản khi sinh con

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) (Trang 78 - 81)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Hành vi chăm sóc SKSS của phụ nữ dân tộc thiểu số

3.2.2. Hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản khi sinh con

Nơi đẻ và người đỡ đẻ có liên quan tới nhau vì thông thường đã đẻ tại các cơ sở y tế thì sản phụ sẽ được các nhân viên y tế có chuyên môn đỡ đẻ, cũng có trường hợp đẻ ở nhà thì người nhà gọi nhân viên y tế tới nhà. Hiện nay, do điều kiện kinh tế- xã hội đã tác động tới nhận thức của phụ nữ nên phần lớn phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Anh Sơn sinh đẻ tại các cơ sở y tế, có nhân viên y tế đỡ đẻ.

Bảng 3.8: Nơi sinh con phụ nữ dân tộc thiểu số tại hai xã Phúc sơn, xã Tƣờng Sơn (Đơn vị %)

STT Nơi sinh con Tỷ lệ %

1 Sinh tại nhà 26,2

2 Sinh tại trạm xã 22,5

3 Sinh tại bệnh viên 51,3

(Nguồn: Kết qua xử lý phiếu điều tra)

Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy, 73,8% phụ nữ dân tộc thiểu số ở hai xã sinh con tại trạm y tế xã và bệnh viện huyện, chỉ có 26,2% sinh tại nhà. Qua đây chúng ta thấy được phụ nữ dân tộc thiểu số nhận thức rõ việc sinh đẻ

tại trạm y tế, bệnh viện để đảm bảo an toàn cho sản phụ lẫn thai nhi vì ở đây có sự giúp đỡ của đội ngũ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao .

ỘTôi sinh con hai lần đều ở trạm xã, được chị chuyên trách tuyên truyền về vấn đề sinh đẻ, tôi nhận thức được đẻ tại trạm y tế tốt hơn, ở đó có bác sỹ, ý tá giúp đỡ, tôi an tâm sinh con hơnỢ (PVS, số 2, nữ 40 tuổi, bản Tiến, xã Phúc Sơn).

Tuy nhiên tỷ lệ sinh tại nhà vẫn chiếm 26,2% điều này xuất phát từ nguyên nhân do tập quán, địa hình khó khăn và công tác truyền thông còn có những hạn chế nhất định.

ỘMặc dù những năm gần đây công tác truyền thông được tăng cường

song con nhiều hạn chế bởi vì kỹ năng truyền thông của đội ngũ công tác viên, cán bộ chuyên trách còn nhiều hạn chế, một phần do tập quán sinh hoạt, địa hình đi lại khó khăn nên phụ nữ sinh tại nhà vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, trong những năm tới chúng tôi sẽ có giải pháp khắc phục vấn đề này, bởi vì những nguyên nhân này không thể giải quyết ngày một ngày hai, mà cần có giải pháp lâu dàiỢ (PVS, số 11, nam 47 tuổi, cán bộ dân số huyệnỢ.

Sinh con là việc hệ trọng nhất trong đời người, chắnh vì vậy hiện nay trong các gia đình nhiều người chồng đã có trách nhiệm trong việc chăm sóc quan tâm đến vợ khi mang thai và sinh đẻ. Tuy nhiên điều này chỉ thường có trong những gia đình trắ thức hoặc trong những gia đình người chồng là người biết cảm thông yêu thương vợ thực sự. Vấn đề này, ở vùng dân tộc thiểu số vẫn còn là trông chờ vào sự biết điều và tử tế của người chồng chứ không phải là trách nhiệm của người đàn ông. Mặt khác, cũng do điều kiện sinh sống và thói quen, một số chị em đã không nghỉ ngơi trước khi đẻ, trừ khi sức khỏe của họ quá yếu không cho phép họ tiếp tục công việc công việc được nữa, 2/3 số phụ nữ ở hai xã Phúc Sơn, Tường Sơn được phỏng vấn nói rằng họ không được nghỉ ngơi ngày nào trước đẻ. Từ khi mang thai đến

lúc đẻ, cuộc sống của những người phụ nữ dân tộc thiểu số vất vả, phải lao động nặng nhọc cho dù họ đang mang thai. Chị em thấy cuộc sống vất vả là như vậy nhưng không làm thì lúc nghỉ đẻ không có cái mà ăn. Trong đó, có 1/3 số phụ nữ được phỏng vấn nói họ nghỉ trước sinh từ 1 đến 2 tháng do sức khỏe cơ thể yếu, khi bụng to không làm được công việc.

ỘTôi không nghỉ ngày nào, khi nào đến ngày sinh thì đẻ thôi, nếu ngh ỉ không làm lấy gì mà ăn h ả chịỢ (PVS, số 1, 20 tuổi, bản Tiến, xã Phúc Sơn).

Trong năm qua, công tác truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sả n đã được tăng cườ ng, đặc biệt vùng dân tộc thiể u số, tuy nhiên do cuộc sống c ủa đa số gia đình c ủa phụ nữ dân tộc khó khăn, đa số làm nông nghiệp, làm rẫy, nên công tác truyền thông gặ p nhiề u khó khăn.

ỘTrong truyền thông chúng tôi đã tuyên truyền các kiến thức nghỉ ngơi cho phụ nữ khi mang thai trước khi sinh song do cuộc sống của chị em vất vả quá, dù họ nhận thức rõ vấn đề này song cái nghèo buộc họ làm việc nuôi sống bản thân và gia đình họỢ (PVS số 2, nữ bản Ồ Ồ, 40 tuổi, xã Tường Sơn).

Như vậy, nhờ có công tác truyền thông mà hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản trước khi sinh đã được tuyên truyền, phụ nữ dân tộc thiểu số ý thức được sự cần thiết nghỉ ngơi trước sinh song do khó khăn về kinh tế nên vấn đề nghỉ ngơi trước sinh đối với họ là một điều khó khăn.

Tó m lai, phụ nữ dân tộc thiể u số tạ i hai xã Phúc sơ n, Tườ ng Sơn đều có hành vi chăm sóc s ức khỏe sinh sản khi sinh thể hiện qua việc chọn nơ i s inh và nghỉ ngơ i trước khi s inh con.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)