Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.5 Một số yếu tố tác động tới hoạt động truyền thông chăm sóc sức khỏe
2.5.2. Đặc điểm đội ngũ cán bộ DS/KHHGĐ
Khi nói đến các yếu tố ảnh hưởng đến công tác truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản ngoài yếu tố trình độ học vấn, thì yếu tố đặc điểm đội ngũ đội ngũ công tác dân số cũng ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Khi nói đến đặc điểm đội ngũ cán bộ dân số ở đây chắnh là nói đến trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng truyền thôngẦ
Công tác truyên thông về DS/KHHGĐ là một lĩnh vực đòi hỏi người cán bộ làm công tác này phải có tri thức tổng hợp liên ngành. Vì thể bên cạnh sự nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết và chủ động trong công việc của đội ngũ làm công tác làm truyên thông ở cơ sở cần phải có trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng tuyên truyền, vận động, hay nói cách khác trình độ chuyên môn, năng lực kỹ năng tuyên truyền vận động của đội ngũ cán bộ dân số quyết định hiệu quả của hoạt động truyền thông.
Tắnh theo số liệu báo cáo thống kê của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình huyện Anh Sơn thì hiện nay nguồn cộng tác viên có đến 236 người làm việc trên 21 xã và Thị Trấn. Tùy theo đặc điểm và tình hình của từng thôn/bản/khối/xóm mà có lượng cán bộ cộng tác viên khác nhau. Trong đó chỉ có 3 cộng tác viên là Nam giới chiếm 1.3% trong tổng số, còn lại là nữ giới chiếm 98.7% có 233 người.
Biểu đồ 2.1: Giới tắnh cán bộ CTV DS-KHHGĐ Huyện Anh Sơn
(Nguồn: thống kê số lượng cán bộ biên chế và chuyên trách 20 xã và Thị
Trấn của trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Anh Sơn)
Thể hiện cơ cấu giới tắnh của cán bộ chuyên trách TTGD về DS-KHHGĐ của riêng trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện của Huyên Anh Sơn bao gồm 9 cán bộ chủ chốt trong trung tâm va 20 cán bộ chuyên trách ở 20 xã và 1 cán bộ chuyên trách Thị Trấn. Đây là những cán bộ được trực tiếp hưởng lương từ ngân sách của nhà nước theo sự quản lý của Chi cục dân số kế hoạch hóa Gia đình. Có 9 đồng chắ được biên chế chắnh thức và 21 đồng chắ đang làm cán bộ chuyên trách ở các xã hưởng trợ cấp của chi cục dân số.
Thứ nhất, trình độ học vấn, cho biết tương quan trình độ phát triển về chất của lực lượng cán bộ dân số kế hoạch hóa gia đình, đây cũng là một trong yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động truyền thông
Biểu đồ 2.2. Trình độ học vấn của cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số huyện Anh sơn.
(Nguồn: thống kê số lượng cán bộ biên chế và chuyên trách 20 xã và Thị
Trấn của trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Anh Sơn)
Nhìn chung thì trình độ học vấn của các cán bộ làm công tác dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Anh Sơn có sự phân bố không đồng đều giữa các trình độ. Hầu hết cán bộ dân số ở đây đều đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Số người có trình độ cao đẳng trở lên của cán bộ chuyên trách chỉ đạt 26.7% và cộng tác viên là 12.7%. Cán bộ chuyên trách đạt trình độ Đại học chỉ chiếm 2.4% và cán bộ cộng tác viên cũng tương tự. Cộng tác viên dân số đa số là trình độ Trung cấp chiếm 84.7% trong tổng số cộng tác viên. Riêng hai xã Phúc Sơn và Tường Sơn có 2 cán bộ chuyên trách, có 38 cộng tác viên dân số, trong đó có xã Phúc sơn có trình độ đại học chiếm 10,5 %, còn xã Tường sơn chiếm 14,3 %, trình độ cao đẳng xã Phúc Sơn chiếm 21,1 %, Tường sơn chiếm 14,3 %, còn trình độ phổ thông trung học xã Tường sơn chiếm tới 38,1 %, xã Phúc Sơn chiếm 47,3%.
Bảng 2.7. Trình độ học vấn của cán bộ làm công tác DS/KHHGĐ tại hai xã Phúc Sơn và xã Tƣờng Sơn.
Đối tượng
Trình độ
Xã Phúc Sơn Xã Tường Sơn
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ(%) Tốt nghiệp PTTH 9 47,3 8 38,1 Trung cấp 4 21,1 7 33,3 Cao đẳng 4 21,1 3 14,3 Đại học 2 10,5 3 14,3 Tổng số 19 100,0 21 100,0 .
(Nguồn: Trung tâm DS/KHHGĐ huyện) Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ trong việc tuyên truyền, vận động truyền tải thông tin truyền thông đến đối tượng tiếp nhận, có thể làm sai lệch thông tin, thông tin không có tắnh xác cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác truyền thông.
Thứ hai, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ dân số, trong quá trình tìm hiểu thì được biết cán bộ chuyên trách làm công tác TTGD dân số trong trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Anh Sơn thì được biết hầu như các cán bộ ở đầy đều làm việc trái ngành và lúc vào chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Khi phỏng vân sâu các đối tượng tác giả biết được các cán bộ ở đây có những người xuất phát từ ngành kế toán, giáo viên, tin học, viễn thông, đo đạc về làm công tác dân số. Chưa kể đến đội ngũ công tác
viên trong 21 xã và Thị Trấn họ chắnh là người trực tiếp có ảnh hướng đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình và là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền giáo dục người dân. Nhưng họ lại chưa được đào tạo bài bản về công tác truyền thông dân số, nên kiến thức của họ về lĩnh vực dân số/KHHGĐ có nhiều hạn chế, nên làm giảm hiệu quả việc tuyên truyền, vận động cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số làm tốt công tác dân số.
ỘĐội ngũ chuyên trách dân số, cộng tác viên ở huyện đều học trái nghề như giáo viên, luật, tin họcẦ về làm dân số nên kỹ năng truyền thông của họ có nhiều hạn chế, làm giảm hiệu quả truyền thôngỢ (PVS, số 11, nam 47 tuổi, cán bộ DS/KHHGGD huyện).
Thứ ba, một yếu tố cũng ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông chăm
sóc sức khỏe sinh sản chắnh là đội ngũ cộng tác viên bên cạnh làm nhiệm vụ về dân số, họ còn kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác như y tế, phụ nữ, nông dânẦvì thế thời gian và sự tập trung đầu tư cho công tác truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng, công tác DS/KHHGĐ nói chung của đội ngũ này cũng có những hạn chế.
ỘLương công tác viên dân số thấp quá, mỗi tháng phụ cấp có 300 nghìn đồng, nên họ phải kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác để có thêm thu nhập, vì vậy thời gian dành cho truyền thông về chắm sóc sức khoẻ sinh sản của họ khá hạn hẹp, song biết làm sao đượcỢ. (PVS, số 10i, cán bộ dân số, xã Phúc sơn).
Như vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, kỹ năng truyền thông của đội ngũ cán bộ dân số ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, chắnh vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ công tác tuyên truyền, vận động về DS/KHHGĐ.