Nhận thức về hệ quả nạo phá thai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) (Trang 67 - 71)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số về chăm sóc sức khỏe sinh sản

3.1.2. Nhận thức về hệ quả nạo phá thai

Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 đã quy định ỘPhụ nữ được quyền nạo phá thai theo nguyện vọngỢ. Người có nhu cầu nạo thai, hút điều

hòa kinh nguyệt không cần phải có các thủ tục bắt buộc như trước đây và được tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng. Chắnh sách không khuyến khắch nạo phá thai mà tập trung vào tuyên truyền và tư vấn để ngăn chặn có thai ngoài ý muốn.

Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam là một trong ba nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới, 1,2- 1,6 triệu ca mỗi năm trong đó 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên và tỷ lệ này đang có khuynh hướng ngày một tăng cao. Cũng theo thống kê của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) riêng lứa tuổi vị thành niên, tỷ lệ nạo phá thai chiếm 25% trong tổng số hơn 300.000 ca nạo phá thai mỗi năm.

Theo nguồn báo cao công tác chăm sóc SKSS năm 2005-2008, trong 3 tháng đầu năm toàn quốc có 400.805 trường hợp phá thai trong tổng số 318.009 trường hợp đẻ. Tuy nhiên số liệu này chỉ thống kê những trường hợp phá thai tại cơ sở y tế nhà nước, con số liệu của hệ thông y tế tư nhân chưa quản lý thu thập đươc hết con số thực tế có thể cao hơn.

các biện pháp tránh thai, không được tư vấn kỹ trước khi sử dụng (Hoàng Bá Thịnh,1999: 18); Cặp vợ chồng chưa dứt khoát quyết định thực hiện gia đình 02 con nhưng vì áp lực họ phải đi phá thai. Hoặc có sử dụng biện pháp tránh thai để kế hoạch hóa gia đình nhưng miễn cưỡng vì không thắch áp dụng một trong các biện pháp tránh thai đang được phổ biến; nguồn cung cấp không được thường xuyên liên tục; cán bộ kỹ thuật làm chưa đúng (Hoàng Bá Thịnh, 1999:118)

Nạo hút thai là một biện pháp để giải quyết có thai ngoài ý muốn chứ nó không được coi là một phương tiện để giảm mức sinh trong các chương trình về kế hoạch hóa gia đình. Vấn đề nạo hút thai liên quan nhiều tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ, chẳng hạn các hậu quả có thể dẫn đến như vô sinh, băng huyết, viêm nhiễm và tai biến khi nạo, hút thai.

Ở Việt Nam, vấn đề này đã được các nhà kế hoạch hóa gia đình thực hiện. Gần đây, dịch vụ nạo hút thai không còn được miễn phắ . Song tỷ lệ nạo hút thai vẫn không giảm mà luôn luôn có số lượng cao hơn số sinh.

Một nguyên nhân của nạo, hút thai ngoài ý muốn là do rủi ro của các biện pháp tránh thai.

Một trong những nguyên nhân nữa là do lối sống truyền thống của người Á Đông và do nhận thức chưa được đầy đủ về quy mô gia đình nhỏ, đồng thời cũng do chưa tuyên truyền, phổ biến rộng khắp về tác dụng, tắnh ưu việt của các biện pháp tránh thai như là một phương pháp kế hoạch hóa gia đình, cho nên hiện nay Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nạo, hút thai cao nhất châu Á và là một trong 10 quốc gia có số phụ nữ nạo hút thai cao nhất thế giới.

Trong 3 năm trở lại đây, theo con số thống kê của Trung tâm y tế huyện thì số ca đến Trung tâm thực hiện nạo, hút thai không nhiều nhưng có chiều hướng gia tăng hơn những năm trước đây:

Bảng 3.1: Thống kê số liệu các ca nạo, hút thai giai đoạn 2008 -2010

2008 2009 2010

Số ca nạo, hút thai

22 29 52

Nguồn: Báo cáo công tác kế hoạch hóa gia đình của Trung tâm y tế

huyện năm 2008; 2009; 2010.

Bảng thống kê trên cho thấy (năm 2008 có 22 ca hút thai; năm 2009 có 29 ca nạo, hút thai; năm 2010 có 52 ca nạo, hút thai) con số thống kê không nhiều nhưng cũng cho thấy tình hình nạo hút thai ngày càng có xu hướng tăng lên nhiều hơn. Mặc dù, Trung tâm mới chỉ thực hiện thủ thuật hút điều hòa kinh nguyệt cho đối tượng chị em mới chậm kinh không quá 14 ngày, còn những đối tượng trên 14 ngày phải chuyển tuyến về bệnh viện huyện giải quyết.

Thực tế, qua phỏng vấn sâu tôi thấy tỷ lệ chị em phụ nữ bị vỡ kế hoạch do sử dụng các biện pháp tránh thai thất bại tương đối nhiều, có chị phải đến bệnh viện nạo, hút thai từ 2 đến 3 lần trong năm, như vậy với tình trạng này rất ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.

ỘĐối tượng đến Trung tâm y tế mua và sử dụng các phương tiện tránh

thai, thực hiện nạo, hút thai chủ yếu là phụ nữ đã có gia đình, sử dụng các biện pháp tránh thai chưa đúng phương phápẦ Chị cũng cho biết tỷ lệ chị em biết ắt nhất một biện pháp tránh thai hiện đại tương đối cao nhưng không tương xứng với tỷ lệ chị em sử dụng biện pháp tránh thai, nói chung tỷ lệ chị em phụ nữ d â n t ộ c t h i ể u s ố tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai tương đối thấp so với mặt bằng chung của huyện, cho nên số chị có thai ngoài ý muốn cũng tương đối nhiều, một số chị em đến trung tâm thai đã 3 hoặc 4 tuần tuổi, cho nên phải chuyển chị em về bệnh viện chuyên khoaỢ (PVS, số 10,nữ 34 tuổi cán bộ dân số xã Tường Sơn).

chưa đầy đủ đã nâng tỷ lệ phụ nữ có thai ngoài ý muốn tăng cao.

Khi nghiên cứu hai xã Phúc Sơn, Tường Sơn vùng có đông phụ nữ dân tộc thiểu số, nhưng năm gần đây nhờ công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ về các nội dung về sức khỏe sinh sản, đặc biệt về các hậu quả của việc nạo hút thai, chắnh vì vậy nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số về nạo hút thai nâng lên rõ rệt nhất là về hậu quả của việc nạo hút thai.

Qua khảo sát 200 phụ nữ dân tộc thiểu số thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2: Nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số về hệ quả nào hút thai tại hai xã Phúc Sơn và xã Tƣờng Sơn.

STT Tác động nạo hút thai Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Ứ máu trong buồng tử cung 142 71,0

2 Nhiễm khuẩn tử cung 158 79,0

3 Rách cổ tử cung 146 74,0

4 Băng huyết 131 65,5

5 Sót rau thai 92 46,0

6 Dễ gây sẩy thai ở lần sau mang thai

143 71,5

7 Dắnh buồng tử cung 137 68,5

8 Gây vô sinh 131 65,5

9 Chấn thương tâm lý 109 54,5

10 Không có tai biến nào 4 2,0

11 Không biết 17 8,5

. (Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy, đa số phụ nữ dân tộc thiểu số đều nhận thức được hậu quả của việc nạo, hút thai như gây nhiễm khuẩn tử cung có 79,0% lựa chọn, gây vô sinh có 65,5% lựa chọn, nạo hút thai gây băng huyết có 65,5 % ý kiến lựa chọn, số phụ trả lời không có tai biến nào chỉ

chiếm 2,0%, tỷ lệ trả lời không biết chiếm 8,5%. Điều này chứng tỏ công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản thật sự hiệu quả, tác động đến nhận thức của phụ nữ trên địa bàn nghiên cứu, nên nhưng năm gần đây tỷ lệ nạo phá thai của phụ nữ bản chỉ còn vài trường hợp.

ỘTại bản Gia hóp năm 2010 có 3 trường hợp nạo hút thai, nhưng đến năm 2012 thì không còn trường hợp nàoỢ (PVS, số 8, CTV bản Vều xã Phúc Sơn)

ỘNhững năm gần đây công tác truyền thông ở xã được tăng cường đẩy mạnh đến từng nhà, từng ngõ ở hai bản Tiến, bản Vều, tuyên truyền các nội dung về sức khỏe sinh sản, đặc biệt quan tâm đến tác hại nạo phá thai, năm 2009 tại hai bản còn 5 -6 trường hợp nhưng đến nay không còn trường hợp nào nữaỢ (PVS, số 10,, cán bộ dân số xã Phúc Sơn).

Tóm lai, nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số về hậu quả nạo phá thai khá cao, song số ca nạo hút thai lại tăng lên, điều này đặt ra công tác DS/KHHGĐ cần có những giải pháp nâng cao hơn nữa nhận thức phụ nữ dân tộc thiểu số, để giảm thiểu số ca nạo hút thai trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)