Tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh hiện đại trong tƣơng quan với thính giả và ngƣời làm phát thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương đồng và dị biệt giữa tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh hiện đại (Trang 49 - 54)

quan với thính giả và ngƣời làm phát thanh

2.4.1 Với thính giả

Theo kết quả điều tra năm 2005 của Ban bạn nghe đài - Đài TNVN, số người nghe hệ Thời sự chính trị tổng hợp tới 66,9% (trong tổng số 1468 người trả lời qua phiếu hỏi). Về độ tuổi có tới 62% thính giả từ 45 tuổi trở lên thường xuyên nghe, đối tượng từ 36-45 chiếm 17%, từ 21 đến 35 chiếm 13% và đáng lo ngại là dưới 20 tuổi chỉ có 8% thường xuyên nghe đài. Thực tế người nghe đài họ chỉ biết mở đài ra nghe thấy chương trình, bản tin hay hoặc không hay, sinh động hay không sinh động, thông tin có bổ ích hay không bổ ích… mà ít chú ý (hoặc không hiểu) nghiệp vụ của nhà Đài. Do đây là nghiên cứu chuyên sâu về tin phát thanh nên chúng tôi chỉ có thể tiến hành khảo sát đối tượng thính giả là sinh viên báo chí và chính những phóng viên của Đài TNVN, những người thường xuyên nghe đài và hiểu biết về nghiệp vụ làm tin.

Chúng tôi đã phát ra 250 phiếu điều tra và thu về được 213 phiếu. Kết quả với tư cách là người nghe đài, họ nhận xét về tin phát thanh hiện đại như sau: (Bảng 2) ‹ 35 36-50 › 50 Tổng % Khó nghe 5 17 27 49 23 Dễ nghe 67 82 15 164 77 Tổng 72 99 42 213

Có 77% số người được khảo sát trả lời tin phát hiện đại dễ nghe. Số người trả lời tin phát thanh hiện đại khó nghe là 23%. Ở các nhóm tuổi, tỷ lệ người nhận xét tin phát thanh hiện đại dễ nghe cũng khác nhau. Ở nhóm tuổi dưới 35, có tới 93% cho rằng nghe tin phát thanh hiện đại họ dễ tiếp nhận thông tin hơn. Ở nhóm tuổi từ 36-50, tỷ lệ này là 82%. Riêng nhóm tuổi trên 50, chỉ có 35% cho rằng tin phát thanh hiện đại dễ nghe. Như vậy, thính giả ở độ tuổi càng thấp thì càng có xu hướng thích tin phát thanh hiện đại hơn tin phát thanh truyền thống. Đó cũng là tâm lý thông thường vì ở lứa tuổi trẻ, họ dễ tiếp nhận với cái mới, họ sống trong nhịp sống khẩn trương hơn nên kết cấu cùng ngôn ngữ, cách thể hiện của tin phát thanh hiện đại phù hợp với họ hơn. Khi ở độ tuổi cao, người ta thường chậm thích nghi với cái mới. Xu hướng bảo thủ, quen với nếp cũ là nguyên nhân khiến nhiều người trên 50 tuổi vẫn thích gắn bó với tin phát thanh truyền thống hơn là tin phát thanh hiện đại.

Về tin phát thanh truyền thống, kết quả nhận xét như sau:

‹ 35 36-50 › 50 Tổng % Dễ nghe 5 17 27 49 23 - Quen 0 5 18 - Giọng đọc tốt 5 12 13 Khó nhớ 67 82 15 164 77 - Nhiều số 32 52 15 - Không ấn tượng 52 45 13 - Câu phức tạp 43 65 8

Như vậy có thể thấy, tỷ lệ người cho rằng tin phát thanh truyền thống dễ nghe chỉ chiếm 23%, còn tỷ lệ người cho rằng tin phát thanh truyền thống khó nghe chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều (77%). Những người nhận xét tin phát thanh truyền thống dễ nghe phần lớn là ở độ tuổi trên 50 và lý do mà họ cho rằng dễ nghe là đã quen thuộc với loại tin này do đã gắn bó một thời gian dài và cách thể hiện tốt qua giọng đọc của phát thanh viên cũng là lý do khiến do người nghe nghĩ rằng việc tiếp nhận thông tin qua tin phát thanh truyền thống vẫn được. Ngược lại, với lớp dưới 35 tuổi, gần như tuyệt đại đa số cho rằng tin phát thanh truyền thống gây cho họ nhiều khó khăn khi tiếp nhận thông tin. Lý do mà họ đưa ra là cách viết tin không ấn tượng, không tạo được điểm nhấn đâu là thông tin quan trọng nhất, thông tin cốt lõi trong tin. Tiếp đến là những lỗi về ngôn ngữ như tin sử dụng nhiều câu phức và có nhiều con số, diễn đạt không rõ ràng gây nhiều khó khăn khi nghe qua radio.

2.4.2 Với người làm phát thanh

Kết quả khảo sát về tin phát thanh hiện đại

‹ 35 36-50 › 50 Tổng %

Khó viết 39 52 42 133 62

- Không biết viết câu mở đầu 24 45 37

- Làm tiếng động khó 20 36 32

- Chưa được đào tạo 19 35 40

Dễ viết 33 47 0 80 38

213

Có điều trái ngược với lý thuyết cho rằng viết tin phát thanh theo lối truyền thống khó hơn viết tin phát thanh theo lối hiện đại vì cách viết hiện đại dễ giúp cho phóng viên hình thành ý tưởng, kết cấu và dễ dàng diễn đạt hơn, khi có tới 62% những người làm phát thanh được khảo sát đều cho rằng viết tin theo lối hiện đại khó viết. Số người cho rằng viết tin theo lối hiện đại dễ chỉ có 38%. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ tin phát thanh truyền thống ở Đài TNVN vẫn chiếm tỷ lệ cao (hơn 54%) như khảo sát trên bảng 1.

Việc có nhiều người làm phát thanh hiện vẫn thấy tin phát thanh truyền thống dễ viết hơn tin phát thanh hiện đại có thể được lý giải như sau:

- Số lượng phóng viên trên 35 tuổi chiếm số đông. Những người này phần lớn đã gắn bó, quen thuộc với cách viết tin truyền thống từ lúc bắt đầu khởi nghiệp. Trong suốt quá trình công tác, họ ít được đào tạo nâng cao kiến thức, tiếp nhận cách viết tin mới qua các khoá đào tạo của nước ngoài do những hạn chế về trình độ, ngoại ngữ. Vì vậy, phong cách viết, lối suy nghĩ viết tin kiểu truyền thống đã trở thành thói quen nghề nghiệp và việc thay đổi thói quen này không dễ dàng.

- Phóng viên tuổi dưới 35 chiếm thiểu số hơn. Tuy có điều kiện tiếp nhận lối viết tin hiện đại nhưng ở trong một môi trường có đông người viết tin theo lối truyền thống nên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi lối viết cổ điển này.

Số lượng phóng viên dưới 35 tuổi nắm giữ cương vị lãnh đạo chưa nhiều, chưa có ai nắm giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt cấp ban biên tập nên những tư duy về lối viết tin hiện đại vẫn chưa thể áp đặt trên thành phong cách chủ đạo ở Đài TNVN, đành nhường ưu thế cho lối viết tin truyền thống.

Qua khảo sát, đáng chú ý là lớp phóng viên trên 50 tuổi, tất cả đều cho rằng viết tin phát thanh hiện đại khó hơn viết tin phát thanh truyền thống. Số phóng viên trẻ phần lớn đều thấy rằng viết tin phát thanh hiện đại dễ. Trong 3 lý do được nêu ra về nguyên nhân dẫn đến khó viết tin phát thanh hiện đại gần tương đương nhau

Khó khăn lớn nhất với người viết tin phát thanh hiện đại là không biết

viết câu mở đầu như thế nào (36%). Điều cốt yếu trong tin phát thanh hiện đại

- Chưa được đào tạo

33%

- Không biết viết câu mở đầu

36%

- Làm tiếng động khó

là câu mở đầu và góc tiếp cận. Một số phóng viên qua các lớp tập huấn về viết tin do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy đã bắt đầu chú ý áp dụng cách viết mới. Song có thể chưa hiểu rõ, áp dụng máy móc hoặc chưa chuyển tải được ngôn ngữ của phương Tây sang ngôn ngữ của người Việt nên viết câu mở đầu chưa đáp ứng được yêu cầu.

Do tạm thời vẫn được nhiều thính giả chấp nhận và vẫn chiếm tỷ lệ cao trên làn sóng của Đài TNVN, những phóng viên có thói quen viết tin phát thanh theo kiểu truyền thống vẫn được chấp nhận. Nhưng với xu thế phát triển tất yếu của phát thanh hiện đại và yêu cầu của cuộc sống, nếu những người viết không tự đổi mới mình, đổi mới cách viết tin, học hỏi áp dụng công nghệ phát thanh hiện đại thì họ sẽ bị loại thải ra khỏi guồng máy, nhường chỗ cho cái mới phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương đồng và dị biệt giữa tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh hiện đại (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)