Nhóm giải pháp nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương đồng và dị biệt giữa tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh hiện đại (Trang 72 - 90)

3.1.1 Kỹ năng viết câu mở đầu của tin

Như đã phân tích ở trên, một trong những điểm mấy chốt của tin phát

thanh hiện đại chính là tìm được góc tiếp cận và viết câu mở đầu của tin. Đây

cũng là một trong những khó khăn lớn nhất đối với những người làm phát thanh khi viết tin phát thanh hiện đại. Khác với đọc báo, xem truyền hình, người nghe đài luôn có xu hướng không tập trung, vừa nghe vừa làm một việc gì đó. Độ dài của tin phát thanh thường được tính bằng giây. Vì vậy, chỉ cần thính giả lơ đãng đi 10-15 giây vì tin không thu hút được sự chú ý của họ thì nhìn chung là thông điệp hay thông tin mà người viết muốn chuyển tải đến người nghe sẽ không còn trọn vẹn hoặc là bằng không. Đây là một cản trở lớn nhất mà những người viết tin phát thanh hiện đại cần lưu ý. Các nghiên cứu cho thấy, một yêu cầu hay nói cách khác là một đặc trưng căn bản của viết cho phát thanh hiện đại hay làm chương trình phát thanh là phải hấp dẫn thính giả ngay từ đầu. Chính sự hấp dẫn ngay từ đầu sẽ cuốn hút người nghe đón nhận thông tin từ đầu đến cuối.

Vậy viết câu mở đầu như thế nào cho hấp dẫn thính giả? Thực tế cho thấy viết câu mở đầu cho tin phát thanh hiện đại là một công việc không hề đơn giản và dường như nó là phần khó nhất trong viết tin. Nhưng một khi đã viết được câu mở đầu chính xác và hấp dẫn coi như tin đã hoàn thành được một nửa bởi vì nó sẽ quyết định những thông tin còn lại ở trong tin đó. Câu mở đầu trong tin phát thanh hiện đại phải đóng vai trò tương tự như "tít" của tin trong báo in, là thông tin quan trọng nhất, hấp dẫn nhất nhằm cuốn hút, gợi trí tò mò của người nghe đồng thời ngay lập tức đề cập chủ đề và góc tiếp

câu hỏi (5W+ H). Đó là: Cái gì xảy ra (What), Ai gây ra hoặc liên quan (Who), Sự việc xảy ra ở đâu (Where), Xảy ra khi nào (When), Vì sao lại xảy ra (Why) và Xảy ra như thế nào (How). Thực tế có thể viết câu mở đầu nhấn mạnh vào từng thành tố trên được. Nhưng với tin phát thanh, câu mở đầu thường nhấn vào "what", "when", "where". Trong đó thành tố "what" thường được sử dụng nhất bởi vì hầu như tất cả mọi người đều tò mò muốn biết ngay "cái gì xảy ra" trước khi muốn biết thêm những chi tiết khác. Chính "cái gì xảy ra" là tin hay nói cách khác tin là cái gì xảy ra. Do vậy "cái gì xảy ra" luôn là thông tin quan trọng nhất của tin.

Ví dụ: Một vụ tai nạn xe khách thảm khốc vừa xảy ra trưa nay tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Xe khách mang biển số 11K-1367 đi từ Bắc vào Nam đã đâm vào xe khách mang biển số 69K-4107 đi chiều ngược lại. Vụ tai nạn làm 11 người chết tại chỗ và hơn 40 người bị thương, trong đó có nhiều người bị thương rất nặng. Trên đường đi cấp cứu có thêm 2 người nữa bị chết. Theo xác định ban đầu của cảnh sát giao thông Quảng Trị, nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn thảm khốc này là lái xe khách 69K-4107 uống rượu, phóng nhanh quá tốc độ cho phép.

Câu mở đầu "một vụ tai nạn xe khách thảm khốc..." chắc chắn ngay lập tức sẽ gợi trí tò mò cho người nghe ngay từ đầu buộc họ phải tiếp tục theo dõi xem diễn biến của vụ tai nạn, hậu quả ra sao và nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn.

Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh một lần nữa rằng, viết câu mở đầu không đơn giản vì nó không thể cứ dập khuôn theo công thức trên. Nó phụ thuộc vào sự kiện và góc tiếp cận, hay thông điệp mà người viết tin muốn nhấn mạnh đến người nghe. Cũng với tin tai nạn giao thông trên, nếu trước đó đã có một tin tai nạn giao thông mà nguyên nhân cũng do lái xe uống rượu và phóng nhanh vượt ẩu thì câu mở đầu có thể nhấn vào nguyên nhân. Chẳng

tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị". Nếu trên xe khách có những người nổi tiếng bị chết hoặc thoát chết do tai nạn thì câu mở đầu cũng có thể nhấn vào đây, như "Ca sĩ X đã bị chết (may mắn thoát chết) trong một vụ tai nạn giao

thông xảy ra trưa nay tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị"...

Tóm lại, yêu cầu với viết câu mở đầu của tin phát thanh không chỉ là thông tin quan trọng mà còn phải hấp dẫn, cuốn hút người nghe. Trong một mớ thông tin, lựa chọn thông tin nào là quan trọng nhất, hấp dẫn nhất để viết câu mở đầu của tin điều đó tuỳ thuộc vào sự nhạy cảm, kinh nghiệm và góc độ tiếp cận của người viết. Cái này không thể tự nhiên mà có, đòi hỏi người phóng viên phải không ngừng trau dồi kiến thức, không ngừng mày mò tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm.

Dƣới đây là một số điểm cần chú ý khi viết câu mở đầu:

- Không đưa quá nhiều thông tin vào câu mở đầu vì nó vừa làm cho

khó đọc vừa gây khó nhớ cho thính giả. Về độ dài, câu mở đầu chỉ nên tối đa là 20 từ hoặc chỉ giới hạn trong 2 dòng. Cấu trúc câu mở đầu càng đơn giản, dễ hiểu càng tốt.

- Không viết câu mở đầu bằng những trạng ngữ hay mệnh đề điều kiện

như "nhân dịp...", "nhân kỷ niệm...", "nếu....", "mặc dù...", "nhằm...", "để...". Hạn chế bắt đầu câu mở đầu bằng những từ chỉ thời gian như "hôm qua", "tuần trước"..., hoặc những từ trích dẫn "theo..."

- Không bao giờ được bắt đầu câu mở đầu với một cái tên xa lạ với

người nghe mà thay vào đó nên mở đầu bằng chức vụ của họ. Chẳng hạn

"Giám đốc Sở Công an tỉnh Thái Bình Nguyễn Văn A..."

- Tránh bắt đầu câu mở đầu bằng những con số hoặc dữ liệu thống kê

vì người nghe khó nhớ nó ngay từ đầu mà thay vào đó nên gợi mở vấn đề cho người nghe trước khi thông báo con số quan trọng cho họ. Ví dụ: không viết ngay "0,3% là tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9, thấp hơn một

nửa so với tháng 8", mà có thể thay bằng "Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9 đã chững lại, chỉ còn 0,3%, thấp hơn một nửa so với tháng 8"

- Tránh mở đầu bằng trích dẫn nguyên văn lời phát biểu của ai đó với

những đại từ nhân xưng vì nó có thể gây lúng túng cho thính giả. Tốt nhất là tóm lược ý và diễn đạt lại thông điệp cho thính giả. Trong những tin lễ tân, tránh mở đầu bằng ai tham dự mà nên bắt đầu bằng thông tin đáng chú ý nhất trong hoạt động lễ tân đó. Chẳng hạn: không nên mở đầu bằng "Chiều nay, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã tiếp ngài Ben Chapman,

Chủ tịch nhóm nghị sĩ hữu nghị Anh- Việt đang ở thăm nước ta" mà thay bằng

một thông tin quan trọng ẩn chứa trong buổi tiếp này, chẳng hạn như "Việt Nam mong Anh cử đoàn đại biểu cấp cao sang dự hội nghị ASEM 5. Phó thủ tướng Vũ Khoan nhắc lại đề nghị này trong buổi tiếp ngài Ben Chapman, Chủ tịch nhóm nghị sĩ hữu nghị Anh- Việt chiều nay tại Văn phòng Chính phủ".

3.1.2 Viết lời dẫn cho tin

Tin phát thanh nói chung và tin phát thanh hiện đại nói riêng không đứng một mình, đơn lẻ mà phải đứng trong một bản tin hay một chương trình tin tức- thời sự. Trong sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại, người ta đã bỏ hình thức một hoặc hai phát thanh viên thay nhau đọc hết tin này đến khác, các phần tin rời rạc, không gây ấn tượng cho người nghe. Để khắc phục nhược điểm này, cũng như báo in, giờ đây bản tin hay chương trình thời sự đều phải được tổ chức theo mô hình "cửa sổ". Có nghĩa là, trong những chỗ cần thiết, một tin phát thanh cần có lời mào đầu (hoặc lời giới thiệu) cho một giọng đọc khác trình bày nội dung tin. Ở một góc độ nào đó, đây là sự phát triển của tin có tiếng động. Tiếng động giờ đây không chỉ còn là phát biểu của nhân vật mà còn là lời đọc của chính phóng viên. Trong tiếng động có thể gồm cả phát biểu của nhân chứng và lời đọc của phóng viên.

Những tin nào thì cần có lời dẫn? Nhìn chung những tin có độ dài từ 40 giây trở lên đều cần viết lời dẫn. Song việc có viết lời dẫn cho tin hay không còn tuỳ thuộc vào vị trí của nó trong bản tin hay chương trình thời sự. Về mặt tính chất, viết lời dẫn cho tin phát thanh hiện đại cũng tương tự như viết câu mở đầu cho tin. Tức là lời dẫn phải thu hút, lôi kéo sự chú ý của người nghe ngay từ đầu. Cũng cần phải coi lời dẫn là một bộ phận của tin phát thanh chứ không phải là kho chứa những chi tiết bỏ đi. Khác với câu mở đầu của tin, lời dẫn cho tin có thể dài hơn 1 câu.

Sau đây là yêu cầu đối với lời dẫn của tin phát thanh hiện đại:

- Gợi hứng thú cho người nghe về nội dung chi tiết của tin - Xác định được chủ đề và góc tiếp cận của tin

- Nêu bật được tính thời sự của tin

- Cung cấp thông tin chính hoặc xác định hoàn cảnh của sự kiện.

- Không nên viết lời dẫn quá dài. Lời dẫn cần nhanh chóng nhường chỗ cho phóng viên trình bày tin.

Ví dụ: Lời dẫn "Một nét mới trong tiến trình cổ phần hoá ở nước ta. 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được phép chuyển đổi thành cổ ty cổ phần. Phóng viên A đưa tin:

Phần thân tin (phóng viên A trình bày): Theo ông Phan Hữu Thắng, Cục trƣởng Cục đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch đầu tƣ), 6 doanh nghiệp có vốn đấu tƣ nƣớc ngoài đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ đồng ý cho chuyển thành công ty cổ phần là: công ty dây và cáp điện Taya Việt Nam, công ty TNHH Ausnam, công ty công nghiệp chế biến thực phẩm quốc tế, công ty công nghiệp gốm sứ Taicera, công ty công nghiệp TNHH Tungkuang và công ty liên doanh quốc tế Hoàng Gia. Về qui trình chuyển đổi các doanh nghiệp này thành công ty cổ phần, ông Phan Hữu Thắng cho biết:

Tuy nhiên, để tiến trình chuyển đổi nhanh chóng, các doanh nghiệp đề nghị Bộ KHĐT hƣớng dẫn họ hoàn chỉnh hồ sơ và thực hiện chuyển đổi đúng qui định của Chính phủ./.

(Nguồn: Chương trình Thời sự 18 giờ 6/7/2005)

Khi viết lời dẫn cho tin phát thanh không nên dùng những cụm từ sáo mòn hoặc quá chung chung như "Tình hình I-rắc tiếp tục căng thẳng. Sau đây

là tin tổng hợp..." Liên tục xuất hiện cụm từ này trong các bản tin và chương

trình thời sự sẽ làm cho người nghe cảm thấy không hấp dẫn với tin này nữa dù thông tin chi tiết rất hay. Chữa lỗi này bằng cách bổ sung thêm những chi tiết đắt, cụ thể vào lời dẫn, tạo hứng thú, tính thời sự cho lời dẫn. Ví dụ, cũng với lời dẫn trên có thể sửa thành "Hôm qua được coi là ngày thứ sáu đẫm máu nhất tại I-rắc kể từ khi chính phủ lâm thời của thủ tướng A-la-uy lên nắm quyền. Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Cai-rô đưa tin chi tiết".

Hiện nay, người ta thường dùng 2 cách viết lời dẫn cho tin. Đó là cách "kể chuyện" và cách "gợi mở". Đài TNVN thường có xu hướng dùng cách viết lời dẫn "kể chuyện", tức là thông tin hết những nét cơ bản của tin trong lời dẫn. Chẳng hạn "Hôm nay, trong ngày thứ hai thăm Vương quốc Anh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã hội đàm với Thủ tướng Tôni Ble, gặp Chủ tịch Hạ viện Mác-tin và thăm sinh viên Việt Nam đang học tại đại học

Cambridge... Sau đây là phản ánh của phóng viên Đài TNVN". Cách viết này

tạo cho người nghe định hình thông tin, an toàn nhưng rất dễ gây nhằm chán. Cách viết lời dẫn "gợi mở" hiện được nhiều đài phát thanh trên thế giới dùng nhằm để "quảng cáo" cho câu chuyện, kích thích tính tò mò của người nghe. Ví dụ "Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới đã vượt mức 50 đôla một thùng, ngưỡng được Chính phủ cho phép điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường trong nước. Liệu rằng giá xăng sẽ tăng? Phóng sự sau sẽ giúp quí vị và các bạn có câu trả lời".

3.1.3 Kỹ năng biên tập cấu trúc câu để chuyển từ tin phát thanh truyền thống sang tin phát thanh hiện đại

Như đã khảo sát ở chương 2 (bảng 1), tỷ lệ tin khai thác từ báo tin hay báo điện tử để dùng làm tin phát thanh vẫn chiếm tỷ lệ rất cao (50,4%). Đó chính là tin phát thanh truyền thống. Nếu như các phóng viên, biên tập viên của Đài TNVN xử lý tốt việc dịch chuyển từ văn bản phi phát thanh thành văn bản phát thanh thì có thể đáp ứng được tiêu chí của tin phát thanh hiện đại, vì thực chất tin phát thanh hiện đại khác biệt chính với tin phát thanh truyền thống ở cấu trúc viết tin và ngôn ngữ thể hiện. Nếu giải quyết tốt hai vấn đề này trên cơ sở chất liệu thông tin của tin trên báo in, báo điện tử là có thể tạo thành một tin phát thanh hiện đại

Sau đây là một số thao tác để sửa lỗi cấu trúc câu trong tin để trở thành ngôn ngữ nói:

- Chia tách một câu dài thành hai hay nhiều câu ngắn hoặc lược bỏ những yếu tố rườm rà. Câu trong tin phát thanh không dài quá 30 âm tiết. Đối với câu dài hơn số âm tiết này, phải chia câu dài thành các câu ngắn. Có một số cách tách câu như sau:

- Cách thứ nhất: Tách mệnh đề phụ của câu phức thành câu đặc biệt do trong cách nói thường ngày, người Việt quan tâm nhiều tới ngữ nghĩa mà có thể chấp nhận ngữ pháp không chuẩn. Có thể tách câu bằng cách dùng dấu chấm, dấu chấm phảy, dấy hai chấm ngăn cách giữa các mệnh đề. Trong câu phức tiếng Việt, những mệnh đề phụ chỉ nguyên nhân, mục đích, điều kiện, giả thiết... thường được viết liền với vế chính. Đó là những mệnh đề phụ trạng ngữ. Kết quả khảo sát một số văn bản phát thanh cho thấy, có khoảng 5% số câu có mệnh đề phụ loại này. Nếu tách chúng thành câu riêng biệt, chúng sẽ mang tính chất là câu rút gọn

Ví dụ: “Từ nay đến năm 2030, dân số thế giới sẽ tăng từ 5 tỷ rưỡi lên 8 tỷ 900 triệu người, nếu như tốc độ tăng dân số vẫn như hiện nay”

Đây là một câu phức, có mệnh đề phụ chỉ điều kiện, gồm 38 âm tiết. Nếu muốn có câu ngắn hơn, ta có thể tách thành hai câu, trong đó có một câu có thêm sắc thái ngăn ngừa, báo động: “Từ nay đến năm 2030, dân số thế giới sẽ tăng từ 5 tỷ rưỡi lên 8 tỷ 900 triệu người. Nếu tốc độ tăng dân số vẫn như hiện nay.”

Có trường hợp, khi tách mệnh đề phụ thành câu riêng, phải bổ sung một vài yếu tố ngôn ngữ để tránh những câu cụt.

Ví dụ: “Các đơn vị biệt kích của Ô-xtrâylia sẽ cùng với các đơn vị quân đội Mỹ đóng tại Ca-ta tiến hành cuộc tập trận bí mật bắt đầu từ ngày 9/12 nhằm kiểm tra hệ thống chỉ huy sẽ được sử dụng trong cuộc chiến tranh với I-rắc”

(Nguồn TTXVN ngày 1/12/2002)

Đây là một câu phức gồm 52 âm tiết, có mệnh đề phụ chỉ mục đích. Câu này được biên tập như sau: “Các đơn vị biệt kích của Ô-xtrâylia sẽ cùng với các đơn vị quân đội Mỹ đóng tại Ca-ta tiến hành cuộc tập trận bí mật. Cuộc tập trận này bắt đầu từ ngày 9/12 nhằm kiểm tra hệ thống chỉ huy sẽ được sử dụng trong cuộc chiến tranh với I-rắc”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương đồng và dị biệt giữa tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh hiện đại (Trang 72 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)