Một số vấn đề rút ra qua khảo sát tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh hiện đại trong tƣơng quan với thính giả và ngƣời làm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương đồng và dị biệt giữa tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh hiện đại (Trang 54 - 72)

phát thanh hiện đại trong tƣơng quan với thính giả và ngƣời làm phát thanh

2.5.1 Tỷ lệ tin phát thanh hiện đại ở Đài TNVN còn thấp:

Thính giả là người tiếp nhận, thụ hưởng, đánh giá chất lượng của thông tin qua radio, là người quyết định đến vai trò, ảnh hưởng xã hội của đài phát thanh. Thông tin trên đài không được thính giả tiếp nhận, hoặc tiếp nhận không đầy đủ có nghĩa là đài không mang lại hiệu quả xã hội. Trong xã hội tràn ngập thông tin và đầy đủ các nguồn thông tin như hiện nay, nếu Đài TNVN không đáp ứng được nhu cầu thông tin của thính giả, họ sẽ chuyển sang các phương tiện truyền thông khác.

Kết quả khảo sát trong một phạm vi hẹp như trên đã cho thấy rằng, người nghe đài TNVN thích nghe tin phát thanh được viết theo lối hiện đại hơn là tin được viết theo lối truyền thống (77%). Tuy nhiên, tỷ lệ tin phát thanh hiện đại trên Đài TNVN mới chiếm 48,5%. Như vậy là tỷ lệ tin phát

thanh hiện đại trên Đài TNVN còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu của thính giả.

Theo số liệu thống kê năm 2005 của Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam có cơ cấu trẻ với tỷ lệ người dưới 15 tuổi chiếm 1/3 tổng số dân cả nước, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm 61% dân số. Tỷ lệ tin phát thanh hiện đại trên Đài TNVN đang thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thính giả độ tuổi dưới 45 thường xuyên nghe đài thấp, chỉ có 38% (theo kết quả điều tra năm 2005 của Ban Bạn nghe đài- Đài TNVN). Hiện tại, với tỷ lệ người nghe đài TNVN có độ tuổi từ 36 trở lên chiếm tỷ lệ cao, việc còn tồn tại một số lượng lớn tin phát thanh truyền thống ở thời điểm hiện tại là có thể chấp nhận được do phần nào vẫn đáp ứng được nhu cầu nghe và tiếp nhận thông tin của lớp người này. Với cơ cấu dân số trẻ, trong tương lai không xa tỷ lệ thính giả trẻ sẽ tăng lên nhanh chóng. Trong thời đại bùng nổ thông tin, trong cuộc cạnh tranh quyết liệt với các loại hình truyền thông khác như truyền hình, báo điện tử, nếu không có biện pháp hạn chế dần tỷ lệ tin phát

thanh truyền thống thì Đài TNVN sẽ mất dần đi công chúng của mình. Đây là

một nguy cơ lớn đang hiện hữu trước mắt những người làm phát thanh ở Việt Nam mà những con số khảo sát trên đã nói lên điều đó. Nếu Đài TNVN không có chiến lược tăng mạnh tỷ lệ tin phát thanh được viết theo lối hiện đại trong cơ cấu bản tin và các chương trình thời sự thì chắc chắn sẽ dẫn đến việc công chúng ngày càng xa rời đài để tìm đến các loại hình báo chí khác cũng đang phát triển mạnh mẽ là truyền hình và Internet.

Tuy vậy cũng phải nói thêm trong giai đoạn hiện tại, với một số loại tin tạm thời vẫn nên giữ theo lối viết truyền thống, chưa nên chuyển mạnh sang viết theo kiểu hiện đại, cần phải có lộ trình thời gian thích hợp. Đó là tin hoạt động lễ tân của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Về mặt lý thuyết, những tin này hoàn toàn có thể viết theo lối hiện đại nhưng hiện tại vẫn gặp khó khăn do tâm lý tiếp nhận loại tin này của công chúng, nhất là thính giả lớn tuổi vẫn

chưa sẵn sàng, vẫn quen với cách nghe cũ. Chuyển loại tin về hoạt động lễ tân của lãnh đạo Đảng, Nhà nước sang viết theo kiểu hiện đại đã có ý kiến cho rằng như vậy là không trang trọng. Họ cho rằng với loại tin này cần phải có đầu, có cuối. Chẳng hạn "Sáng nay, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ Mông Cổ đến chào….". Trong giai đoạn trước mắt có thể chấp nhận lối viết tin này được, nhưng sau khi các tin kinh tế, văn hoá, xã hội đã được chuyển đổi mạnh sang lối viết hiện đại, thính giả đã quen kiểu viết tin này thì các tin hoạt động lễ tân của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng cần được mạnh dạn chuyển sang viết theo lối hiện đại.

2.5.2 Hạn chế về ngôn ngữ:

Với phát thanh, ngôn ngữ- lời nói đóng vai trò rất quan trọng trong chuyển tải thông tin đến với người nghe.

PGS.TS Vũ Quang Hào trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” đã chỉ ra 4 chuẩn mực đặc trưng của ngôn ngữ phát thanh.

- Thứ nhất, ngôn ngữ phát thanh là một dạng của ngôn ngữ nói. Cho nên cơ sở ngôn ngữ học để xác định chuẩn mực cho nó là phong cách khẩu ngữ. Những văn bản phát thanh là sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ nói cả về phương diện ngữ điệu, phong cách và cấu trúc. Mặc dù ngôn ngữ phát thanh là một dạng của khẩu ngữ, nhưng lại không thể vận dụng chuẩn mực của ngôn ngữ hội thoại cho ngôn ngữ phát thanh một cách đơn thuần. Bởi lẽ ngôn ngữ hội thoại là ngôn ngữ giao tiếp, đòi hỏi phải có sự hiểu biết chung giữa những người nói chuyện với nhau trong một tình huống giao tiếp nhất định. Mặt khác, ngôn ngữ hội thoại có sự trợ giúp của các yếu tố phi ngôn ngữ như vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ... để diễn tả cảm xúc, bổ sung ý nghĩa cho lời nói. Trong khi đó, những yếu tố phi ngôn ngữ như trên lại bị triệt tiêu hoàn toàn trong ngôn ngữ phát thanh. Nghĩa là ngôn ngữ phát thanh chỉ còn trông cậy vào hiệu quả của thuần tuý ngôn ngữ. Như vậy, ngôn ngữ phát thanh là

một thứ ngôn ngữ kết hợp phức tạp các chuẩn của cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Hai phong cách ngôn ngữ này mặc dù có nhiều điểm chung nhưng cũng có không ít những điểm khác biệt căn bản [4,201].

- Thứ hai, nếu như báo in đến với công chúng để họ đọc bằng mắt thì văn bản phát thanh được soạn thảo để nói cho nhiều người nghe. Theo nhà báo Nguyễn Đình Lương thì ngôn ngữ phát thanh là “viết cho tai nghe chứ không để mắt nhìn, viết để nói chứ không phải để đọc”. Chính vì thế biên tập viên phát thanh phải lựa chọn, sắp đặt các phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp với hình thức “nói” này [4,202].

- Thứ ba là nếu như ngôn ngữ của báo in đến với độc giả hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự tiếp nhận chủ quan của họ thì trái lại ngôn ngữ phát thanh đến với thính giả còn bị lệ thuộc vào hàng loạt nhân tố khác. Đó là việc xác định mục đích, đối tượng của chương trình phát thanh; Cách sắp xếp, dàn dựng chương trình phát thanh; Giờ phát sóng của chương trình phát thanh; Tâm lý và tình cảm của người đọc [4,203].

- Thứ tư là nếu như ngôn ngữ báo in chủ yếu là chữ in cùng với sự trợ giúp của các yếu tố ngôn ngữ phi văn tự thì ngôn ngữ phát thanh muốn đến với thính giả không chỉ có lời nói mà còn có tiếng động và âm nhạc. Đây cũng là một điều cần lưu ý khi soạn hoặc biên tập một văn bản phát thanh [4,204].

Ngôn ngữ trong tin phát thanh phải trong sáng, giản dị, dễ hiểu để hỗ trợ lời nói làm sao để mỗi thông tin thấu đến người nghe. Thực tế bên cạnh những phóng viên được đào tạo bài bản, biết cách sử dụng ngôn ngữ phát thanh trong tin thì vẫn còn nhiều phóng viên, biên tập viên lúng túng trong sử dụng ngôn ngữ.

- Thứ nhất: câu quá dài. Trong tâm lý ngôn ngữ học cho rằng khi chiều sâu của câu càng tăng (tức là độ dài càng lớn) thì câu càng khó nhớ và khó hiểu. Chiều sâu đó là số lượng những đơn vị từ ngữ mà bộ óc con người cần nhớ trong quá trình tạo câu (đối với người viết) và trong quá trình tìm hiểu

câu (đối với người nghe). Chính bởi phục vụ tai nghe nên nhiều người cho rằng câu trong văn bản phát thanh cần thật ngắn gọn. Câu văn dùng cho tin phát thanh không được dài quá 30 âm tiết. Độ dài lý tưởng là từ 15 đến 20

âm tiết. Nhưng nhiều phóng viên ở đài do chịu ảnh hưởng của lối viết tin cho

thông tấn và báo in nên vẫn thường viết những câu văn rất dài. Độ dài của câu có khi lên tới 50 âm tiết và thậm chí còn hơn thế. Việc viết câu văn dài có 2 nhược điểm. Đầu tiên là gây khó khăn cho người nghe trong việc tiếp nhận, ghi nhớ thông tin. Kế đến là gây khó khăn cho phát thanh viên hay những người thể hiện tin đó, dễ dẫn tới ngắt nghỉ không đúng chỗ làm thay đổi ý nghĩa thông tin.

Đây là ví dụ về tin có câu văn dài: "Làm lịch blốc có lợi nhuận lớn, nên năm nào cũng xảy ra một vài vụ in lậu, in nối bản, in dư số lượng, phát hành trái tuyến mà mục đích cuối cùng là phần lớn lợi nhuận kếch xù chạy vào túi những kẻ hám tiềm bất chấp pháp luật"

- Thứ hai: sử nhiều câu phức gồm nhiều mệnh đề chồng chất. Nếu như với báo in câu phức không gây ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp nhận thông tin của độc giả thì với phát thanh, việc sử dụng câu phức sẽ dẫn tới hiểu sai lệch thông tin. Đáng tiếc là tình trạng sử dụng câu phức vẫn tiếp tục diễn ra thường ngày trong tin do các phóng viên đài phát thanh viết.

Ví dụ “Đây là quĩ tín dụng dành riêng cho các hộ nông dân nghèo vay, huy động từ các tổ chức kinh tế với lãi suất vay 0,8% và cho vay 1,2% một tháng, thấp hơn lãi suất ngân hàng đang áp dụng là 1,4%”

Với thính giả khi nghe tin này chẳng khác nào là sự đánh đố. Câu có đến 57 âm tiết, với 5 mệnh đề ghép nhiều bậc. Đôi khi người nghe đến phấn cuối lại quên mất phần đầu của câu. Vế cuối cùng của câu lại mập mờ về ý “thấp hơn lãi suất ngân hàng đang áp dụng là 1,4%”. Người nghe có thể hiểu theo hai ý: Thứ nhất là, thấp hơn lãi suất ngân hàng đang áp dụng mà lãi suất

này là 1,4%. Thứ hai là, thấp hơn lãi suất ngân hàng đang áp dụng mà mức thấp hơn là 1,4%. [3,26]

- Thứ ba: sử dụng nhiều con số, thuật ngữ khoa học, tên riêng tiếng nước ngoài mà không thống nhất cách phiên âm (cách đọc), các từ viết tắt...

Các con số, danh pháp khoa học, tên riêng tiếng nước ngoài, các từ viết tắt không chỉ cản trở tốc độ đọc thành lời mà còn cản trở người nghe ghi nhớ

thông tin. Người nghe đài không thể vừa nghe vừa tra cứu. Khi nghe đài, nêu

gặp phải một từ khó hiểu hoặc từ mới sẽ buộc họ phải dừng lại suy nghĩ làm mất khả năng tiếp nhận các thông tin về sau. Vậy mà hạn chế này vẫn chưa được nhiều phóng viên phát thanh chú ý tới khi viết tin và thường xuyên mắc phải.

Ví dụ về tin có nhiều con số: "Năm nay, số lượng lịch dự kiến phát thanh là 12 triệu 500 nghìn blốc. Trong đó, đợt 1 phát hành 11 triệu 800 nghìn blốc, đợt 2 phát hành 700 nghìn blốc. Cả nước ta có khoảng 20 triệu gia đình, nhu cầu dùng lịch ước tính khoảng 15 triệu blốc. Mỗi năm Nhà nước làm trên dưới 12 triệu blốc, thì như vậy số lượng blốc còn lại là in lậu hoặc in nối bản".

Với tin này, đọc bằng mắt cũng còn khó nhớ chứ chưa nói gì đến nghe bằng tai. Chỉ có chừng 30 giây nhưng tin đã có 8 con số mà hoàn toàn không có sự so sách, liên tưởng nào. Vì vậy khi nghe tin này chắc chắn thính giả sẽ bị rối khi tiếp nhận thông tin.

- Thứ tư là các số liệu: Số liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong thông tin nhất là đối với những thông tin về lượng. Trên báo chí tiếng Việt thông thường số liệu được thể hiện theo nhiều cách khác nhau: dạng số (số tuyệt đối, số tương đối, số thập phân...) và dạng chữ. Riêng đối với số tương đối, báo chí tiếng Việt đã dùng tới năm kiểu. Đó là số tương đối một chữ số (5%), số tương đối hai chữ số (10%), số tương đối ba chữ số (12,5%), số tương đối bốn chữ số (24,15%) và số tương đối năm chữ số

(35,115%). Và có khi số tương đối được viết bằng số, có khi lại được viết bằng chữ [4,158]. Với phát thanh, việc thể hiện số liệu cũng gặp không ít khó khăn không chỉ cho phát thanh viên, biên tập viên mà ngay cả với người nghe. Các số liệu làm giảm tốc độ đọc, nhịp điệu đọc, khó nhớ và khó nhắc lại chính xác khi cần thiết.

2.5.3 Phóng viên chưa chú trọng viết tin hấp dẫn ngay từ đầu

Một trong những yêu cầu của viết tin cho phát thanh là phải tạo được sự hấp dẫn ngay từ đầu. Bởi lẽ, thông thường, người nghe đài hiếm khi chăm chú nghe mà thường vừa nghe vừa làm một việc gì đó. Đây vừa là lợi thế, vừa là bất lợi đối với phát thanh. Nếu không tạo sự hấp dẫn ngay từ đầu tin hay bản tin, chương trình thời sự thì thính giả thường có xu hướng lãng đi để làm việc khác. Khi nào thấy hay, hấp dẫn thì lại dừng lại để nghe. Do vậy, viết tin theo lối hiện đại với sự hấp dẫn ngay từ đầu là cách để lôi cuốn thính giả đến với phát thanh.

Kết quả khảo sát trên đã chỉ ra rằng một trong những lý do khiến thính giả khó tiếp nhận thông tin qua phát thanh là tỷ lệ tin truyền thống nhiều. Đây là cách viết tin không ấn tượng, thông tin quan trọng bị lẩn vào thân tin.

Ví dụ: tin về cuộc họp báo về đại hội 6 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tin do phóng viên của Đài TNVN viết:

"Sáng nay, tại Hà Nội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu về đại hội 6 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông Lê Truyền, Uỷ viên Ban thường trực Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì họp báo. Tham dự họp báo có đông đảo phóng viên các báo Trung ương, Hà Nội và các phóng viên nước ngoài. Tại cuộc họp báo, ông Lê Truyền cho biết, đại hội 6 MTTQVN là một sự kiện trong đại trong việc mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại hội sẽ thảo luận báo cáo công tác nhiệm kỳ 5, quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam trong nhiệm kỳ 6, sửa đổi điều lệ và bầu ban lãnh đạo khóa mới. Chủ đề của Đại hội này là "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nâng cao vai trò MTTQVN, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đại hội sẽ diễn ra trong các ngày từ 21 đến 23/9 tại hội trường Ba Đình, Hà Nội.... Cũng tại họp báo ông Lê Truyền đã trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên trong nước và quốc tế."

Tin viết theo kiểu truyền thống này rất dễ làm cho thính giả khi nghe sẽ khó nhớ được thông tin quan trọng nhất là khi nào đại hội 6 MTTQVN tiến hành mà họ chỉ nhớ được sự kiện có cuộc họp báo. Mà đây chắc chắn không phải là thông tin MTTQVN cũng như thính giả mong muốn. Với những người đã gắn bó lâu năm với làn sóng của Đài TNVN rất có thể đã quen với lối diễn đạt thông tin như trên, cộng với phong cách nghe đài có từ cách đây hàng chục năm là nghe chăm chú nên dường có ít ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin. Nghe chăm chú, họ vẫn có thể nắm bắt được thông tin cốt lõi là "Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 6 MTTQVN sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 23/9 tại hội trường Ba Đình, Hà Nội".

Khảo sát cũng cho thấy khó khăn lớn nhất với người viết tin phát thanh hiện đại là không biết viết câu mở đầu như thế nào (36%). Điều cốt yếu trong tin phát thanh hiện đại là câu mở đầu và góc tiếp cận. Một số phóng viên qua các lớp tập huấn về viết tin do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy đã bắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương đồng và dị biệt giữa tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh hiện đại (Trang 54 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)