Nhóm giải pháp tổ chức, kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương đồng và dị biệt giữa tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh hiện đại (Trang 90 - 105)

3.2.1 Mở các khoá đào tạo về viết tin hiện đại

Con người là yếu tố quyết định cho mọi sự thành công trong công việc. Thực tế hiện nay nhiều phóng viên, biên tập viên của đài phát thanh kỹ năng lấy tin, đưa tin, xử lý, biên tập tin còn yếu. Do vậy, việc đào tạo mới, đào tạo lại kỹ năng làm tin hiện đại cho đội ngũ làm phát thanh là yêu cầu cấp bách. Trong tình hình đang thiếu nhân lực, lại phải xử lý công việc hàng ngày chưa thể tách hẳn đi đào tạo dài hạn tại các trường Đại học hoặc các trung tâm đào tạo được thì trước mắt, việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên có thể thực hiện bằng các khoá đào tạo ngắn hạn tại chỗ.

Để đảm bảo tính hiệu quả của các khoá học, số học viên của mỗi lớp không quá 20 người, mỗi khoá khoảng 7 ngày. Học viên không chỉ là những người đang trực tiếp làm công tác biên tập, viết tin mà cần chứ trọng cả đội ngũ những người làm công tác quản lý. Có thể mở riêng những lớp cho các cán bộ đang nắm giữ cương vị quản lý vì nếu những người này "thông" được vai trò, nghiệp vụ viết tin phát thanh hiện đại thì việc phổ cập đại trà việc viết tin phát thanh hiện đại ở Đài TNVN mới nhanh và triệt để được. Giảng viên

của các khoá đào tạo về viết tin phát thanh hiện đại nên mời chuyên gia nước ngoài có kết hợp với một số phóng viên, biên tập viên giàu kinh nghiệm về viết tin phát thanh hiện đại. Phương pháp đào tạo mang tính truyền nghề là chính, kết hợp giảng lý thuyết với thực hành tại chỗ, có phân tích, nhận xét rút kinh nghiệm sau buổi thực hành.

Mục tiêu của khoá đào tạo: sau khoá đào tạo học viên có thể - Biết kỹ năng viết câu mở đầu cho tin phát thanh

- Biết cách biên tập chuyển từ tin phát thanh truyền thống sang tin phát thanh hiện đại

- Sử dụng thành thạo máy ghi âm

- Sử dụng thành thạo các phần mềm biên tập âm thanh - Thực hiện các cuộc đưa tin trực tiếp từ hiện trường - Gửi tin qua mạng Internet…

3.2.2 Nâng cấp hoạt động của Trung tâm tin

Đây là một khâu tổ chức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tin tức trên hệ Thời sự chính trị tổng hợp của Đài TNVN do đây là nơi thu nhận, biên tập và sản xuất tin phát thanh cho toàn Đài. Trung tâm tin hiện có 11 người, đang làm nhiệm vụ: biên tập tin của cộng tác viên, của phóng viên thường trú, khai thác và biên tập tin của các báo, khai thác tin thế giới của đài nước ngoài và trên intơnét, viết tin, bài. Hiện nay năng lực của trung tâm tin rất yếu. 59% tin khai thác do Trung tâm tin thực hiện vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của tin phát thanh hiện đại.

- Về tổ chức, Trung tâm tin hiện là một bộ phận cấp phòng trong Ban Thời sự. Theo kinh nghiệm của các đài phát thanh trên thế giới để Trung tâm tin hoạt động hiệu quả, cần tách ra khỏi Ban Thời sự và trở thành một bộ phận tương đương một Ban biên tập trong Đài. Khi đó, Trung tâm tin sẽ là một trung tâm biên tập, quản lý toàn bộ tin phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam

dưới dạng văn bản và âm thanh; là đầu mối nhận tin từ các cơ quan thường trú của Đài, cộng tác viên, phóng viên của Đài; là nơi cung cấp tin và nguồn thông tin cho các ban biên tập khác trong Đài, báo điện tử VOVNews và báo Tiếng nói Việt Nam; tham mưu cho lãnh đạo Đài về công tác biên tập, sản xuất tin.

- Trung tâm tin có nhiệm vụ:

+ Khai thác, biên tập tin trong nước và tin thế giới mang đặc điểm phát thanh từ các nguồn (dưới dạng văn bản và âm thanh);

+ Tự tổ chức sản xuất tin phát thanh và phỏng vấn các vấn đề nóng qua mạng viễn thông; quản lý toàn bộ tin phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam;

+ Nhận và biên tập tin của phóng viên trong Đài và các cơ quan thường trú, cộng tác viên;

+ Cung cấp tin, thông tin (dưới dạng văn bản và âm thanh) cho các ban biên tập khác sử dụng;

+ Quản lý và vận hành tốt hệ thống máy móc được trang bị;

+ Phối hợp với các ban biên tập trong Đài để đưa tin nhanh, chính xác; - Về bộ máy: Trung tâm tin khi được nâng cấp gồm Ban lãnh đạo (có 1 Giám đốc và các Phó Giám đốc) và 3 phòng chức năng: Phòng tin trong nước, Phòng tin thế giới, Phòng tư liệu- hành chính.

Phòng tin trong nước: có nhiệm vụ khai thác, biên tập các nguồn tin trong nước (TTXVN, cộng tác viên trong nước, phóng viên thường trú trong nước, phóng viên các ban khác trong Đài, các báo tiếng Việt, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ...) thành tin mang đặc điểm phát thanh; đồng thời trực tiếp sản xuất tin trong nước.

Phòng tin thế giới: có nhiệm vụ khai thác, biên tập, biên dịch các nguồn tin thế giới (TTXVN, các báo tiếng Việt, các báo, đài nước ngoài bằng

tiếng Việt và tiếng nước ngoài, cơ quan thường trú của Đài tại nước ngoài, mạng Internet...) thành tin mang đặc điểm phát thanh.

Phòng tư liệu- hành chính: làm nhiệm vụ quản lý kho tin của Trung tâm tin và hệ thống tin phát thanh của Đài TNVN; làm đầu mối liên hệ, giao dịch, theo dõi chi trả thù lao giữa Trung tâm tin và các cộng tác viên, phóng viên thường trú, các Ban biên tập trong Đài; quản lý hệ thống máy móc và trang thiết bị của Trung tâm tin

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trung tâm tin

Trung tâm tin tổ chức làm việc liên tục 24/24 giờ, đảm bảo xử lý kịp thời và không để sót tin. Tuy nhiên, với mỗi bộ phận trong trung tâm tin việc tổ chức làm việc có khác nhau.

Phòng tin trong nước: tổ chức làm việc theo 3 ca. + Ca 1: từ 5 giờ đến 12 giờ

+ Ca 2: từ 12 giờ đến 18 giờ + Ca 3: từ 18 giờ đến 24 giờ (trực 24/24 giờ khi có yêu cầu đột xuất)

Phòng tin thế giới: tổ chức làm việc theo 4 ca.

+ Ca 4: 23 giờ đêm trước đến 5 giờ sáng hôm sau + Ca 1: từ 5 giờ đến 11 giờ Phòng tư liệu- hành chính Phòng tin thế giới Phòng tin trong nước Ban Giám đốc

+ Ca 2: từ 11 giờ đến 17 giờ + Ca 3: từ 17 giờ đến 23 giờ

Phòng tư liệu- hành chính: làm việc theo qui định đối với công chức Nhà nước; đồng thời đảm bảo trực khi có yêu cầu đột xuất.

- Lộ trình nâng cấp Trung tâm tin: theo 3 bước.

Bước 1: tiến hành biện pháp tổ chức để xây dựng Trung tâm tin gồm: + Tách Trung tâm tin khỏi Ban Thời sự, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Trung tâm tin trở thành một đơn vị tương đương các Ban biên tập khác + Bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm tin và 2 Phó Giám đốc

+ Lập 2 phòng trực thuộc Trung tâm tin gồm: phòng tin trong nước và phòng tin thế giới

+ Bổ sung thêm người cho Trung tâm tin để đưa biên chế lên 20 người. + Xây dựng cơ chế tài chính cho Trung tâm tin

+ Xây dựng qui chế hoạt động của Trung tâm tin

+ Đào tạo nghiệp vụ biên tập và viết tin cho Trung tâm tin

- Bước 2: tiếp tục hoàn thiện tổ chức và cơ sở vật chất cho Trung tâm tin, gồm:

+ Xây dựng hoàn chỉnh mạng máy tính nối Trung tâm tin với các ban biên tập, với các Studio, cơ quan thường trú, TTXVN

+ Đào tạo nghiệp vụ cho các biên tập viên của Trung tâm tin, đào tạo kỹ năng quản lý cho cán bộ của Trung tâm tin

+ Lập phòng tư liệu - hành chính

+ Tuyển thêm lao động cho Trung tâm tin

+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trung tâm tin với các ban biên tập khác

- Bước 3: hoàn thiện cơ bản tổ chức của Trung tâm tin. Trung tâm tin đi vào hoạt động với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Củng cố tổ chức các phòng trong Trung tâm tin

+ Tổ chức đào tạo cho biên tập viên của Trung tâm tin và các ban biên tập khác trong việc khai thác, sử dụng máy móc thiết bị của Trung tâm tin và hệ thống tin phát thanh do Trung tâm tin sản xuất. [6,59-66]

3.2.3 Cải tiến việc lập kế hoạch đưa tin

Càng đi vào sản xuất ở trình độ cao, công tác lập kế hoạch càng cần được coi trọng. Từ nhiều năm nay, Ban Thời sự đã quan tâm và tiến hành lập kế hoạch tổ chức sản xuất và đưa tin, không chỉ cho ngày, tháng mà còn cho cả nửa năm. Không thể phủ nhận, kế hoạch đã góp phần chủ động tổ chức sản xuất, hạn chế việc bỏ sót sự kiện và chí ít là cũng nhắc nhở các phóng viên được phân công theo dõi có trách nhiệm hơn với sự kiện. Thế nhưng trước đòi hỏi cao về đưa tin, nhất là phải đáp ứng được yêu cầu tin phát thanh hiện đại, tin có tiếng động, tin trực tiếp trên hệ Thời sự chính trị tổng hợp, việc lập kế hoạch hiện tại bộc lộ một số hạn chế:

- Việc lập kế hoạch còn chung chung, chủ yếu bám theo ngày kỷ niệm, ngày truyền thống mà nhiều khi đó là những dịp kỷ niệm năm lẻ. Điều này làm cho kế hoạch phát huy tác dụng không cao.

- Thiếu sự giám sát, đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch và đánh giá kế hoạch thực hiện kế hoạch hàng tháng.

- Kế hoạch mới chỉ chú ý đến phần tin mà ít quan tâm đến các vấn đề thời sự dẫn tới các chương trình thời sự ngày thứ Bảy và Chủ nhật do không có tin nóng và lại không có vấn đề thời sự nên thường rơi vào tình trạng tẻ nhạt.

- Kế hoạch đưa tin hàng ngày mới chỉ dừng lại ở các chương trình Thời sự mà chưa với tới các bản tin đầu giờ.

Vì vậy, việc lập kế hoạch cần được cải tiến để đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ Thời sự chính trị tổng hợp. Hướng lâu dài nên có một bộ phân

chuyên trách giúp Trưởng ban Thời sự và Trưởng hệ lập và giám sát thực hiện kế hoạch. Nhưng trong điều kiện thiếu lao động, xu hướng tinh gọn tổ chức thì chưa nên lập bộ phận này mà nên phát huy vai trò và trách nhiệm của lãnh đạo ban biên tập và các phòng. Việc lập kế hoạch là một việc không đơn giản nên cần được thực hiện thông qua các cuộc họp giao ban của ban biên tập. Kế hoạch này nên hạn chế bám theo những ngày kỷ niệm, ngày truyền thống ít quan trọng hoặc vào năm lẻ mà nên đi vào những chủ đề lớn của tháng đó. Từ chủ đề lớn sẽ xác định từng đề tài, vấn đề cụ thể. Nội dung này sẽ được cuộc họp kế hoạch tháng của ban biên tập bổ sung, quyết định và phân công cụ thể từng bộ phận, từng phóng viên thực hiện. Sau khi có kế hoạch tháng, cần có kế hoạch cho từng tuần. Kế hoạch này được xây dựng vào cuộc họp của ban biên tập vào thứ Sáu hàng tuần. Nội dung của nó sẽ là xác định những bài, vấn đề thời sự sẽ phải thực hiện trong tuần tới, người thực hiện, kế hoạch phát sóng. Để có được kế hoạch tuần tốt, Ban thời sự cũng phải làm tốt việc hợp tác với các Ban biên tập khác và các cơ quan thường trú để nắm kế hoạch của họ, từ đó bổ sung cho kế hoạch tuần. Việc này sẽ do Trung tâm tin đảm nhận. Cũng tại cuộc họp kế hoạch tuần sẽ tiến hành kiểm tra, rút kinh nghiệm việc triển khai kế hoạch của tuần qua. Để có được kế hoạch hàng ngày chi tiết thì việc nắm được hoạt động của các phóng viên trong ban cũng như hoạt động của phóng viên các ban biên tập khác và cơ quan thường trú là việc không thể bỏ qua. Lãnh đạo từng phòng phải nắm được hoạt động của nhân viên trong phòng. Lãnh đạo trung tâm tin còn phải có nhiệm vụ lớn hơn là phải nắm được hoạt động của phóng viên các ban khác và các cơ quan thường trú. Vì vậy, trung tâm tin phải có cuộc họp giao ban buổi sáng trước cuộc họp của ban biên tập. Cùng với lãnh đạo các phòng, lãnh đạo ban cũng phải chịu trách nhiệm đề xuất sự kiện, vấn đề thời sự cần làm thuộc lĩnh vực được giao phụ trách, không nên giao mỗi người trực một tuần như hiện tại. Trên cơ sở nắm được sự kiện lãnh đạo phòng chương trình cùng với ban biên tập bàn bạc đưa

ra quyết định nên đưa tin ở mức độ nào, vào những bản tin nào, cách làm ra sao, nuôi vấn đề như thế nào và giao cho ai thực hiện...

3.2.4 Ứng dụng công nghệ số trong việc làm tin và truyền tin

Việc ứng dụng công nghệ số đã làm thay đổi đáng kể qui trình sản xuất các chương trình phát thanh của Đài TNVN. Tuy nhiên, những ứng dụng công nghệ số ở Đài TNVN mới tập trung nhiều ở khâu biên tập âm thanh, truyền dẫn, phát sóng còn ứng dụng trong khu vực biên tập tin tức còn nhiều hạn chế. Mạng máy tính để chia sẻ, khai thác thông tin vẫn chưa được xây dựng gây ra nhiều khó khăn cho các biên tập viên trong quá trình biên tập, xử lý tin tức. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tin phát thanh truyền thống còn cao do không được biên tập, xử lý triệt để những bất cập về ngôn ngữ, số liệu, cấu trúc… Mở rộng được mạng máy tính, đồng thời đưa vào sử dụng các phần mềm biên tập tin văn bản chuyên dụng dùng cho phát thanh sẽ giúp cho các phóng viên, biên tập viên và người quản lý điều hành theo dõi, viết tin một cách qui củ, nền nếp, có hệ thống và nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.

Trong công đoạn thu thanh, biên tập, các nguồn tin khác nhau được thu thanh và đưa vào lưu trữ dưới hình thức là các tệp tin âm thanh, chất lượng âm thanh thu cũng như sao chép bằng phương pháp này cao hơn hẳn so với công nghệ thu thanh tương tự truyền thống. Trên hệ thống máy tính, các nguồn tin âm thanh này có thể được chia sẻ, lưu trữ để nhiều người cùng sử dụng. Đây là cơ hội lớn để ngày càng có nhiều tin phát thanh có tiếng động

Phần mềm biên tập âm thanh cung cấp cho các phóng viên, cộng tác viên của Đài TNVN nên sử dụng các phần mềm đơn giản, thông dụng, có thể cài đặt được vào máy tính xách tay như Fast Edit, Cool Edit, Adobe Audition. Những phần mềm này không đòi hỏi phần cứng đặc biệt như Card âm thanh chuyên dụng. Do đó dễ cài đặt và thay thế khi cần thiết và chi phí cũng không quá cao. Thêm vào đó, các chương trình biên tập âm thanh thông dụng hiện

nay có khả năng tạo ra các tệp âm thanh nén theo tiêu chuẩn MP3, có thể gửi về trung tâm tin bằng thư điện tử. Cần mở rộng việc gửi và nhận tin có tiếng động qua Internet chứ không nên dừng lại ở mức độ thử nghiệm như hiện nay bởi lẽ phương thức gửi và nhận tin này đơn giản, chất lượng tín hiệu tương đối tốt và không phụ thuộc vào chất lượng đường điện thoại, giá thành truyền tín hiệu rẻ. Với công nghệ hiện nay, chúng ta có thể truyền tệp âmthanh với tốc độ rất cao. Với đường truyền Internet băng rộng 128 kb/s, hoàn toàn có thể truyền online luồng âm thanh nén theo tiêu chuẩn Mp3, và với công nghệ này chúng ta có thể tiến hành các cầu phát thanh đưa tin trực tiếp qua đường truyền Internet.

Từ việc triển khai thử nghiệm gửi và nhận tin có tiếng động qua Internet thời gian qua, để có thể ứng dụng rộng rãi cần phải triển khai một số công việc sau:

- Phải tiến hành ngay việc lắp đặt một đường truy cập Intơnét băng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương đồng và dị biệt giữa tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh hiện đại (Trang 90 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)