Hình thức chuyển tải thông tin tuyên truyền Nghị quyết của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn (Trang 39 - 44)

8. Kết cấu Luận văn:

2.2. Hình thức chuyển tải thông tin tuyên truyền Nghị quyết của Đảng

Đảng của đài Phát thanh – Truyền hình Lạng Sơn

Việc chuyển tải thông tin tuyên truyền Nghị quyết của Đảng cho công chúng được Đài PT- TH Lạng Sơn thực hiện bằng cách xây dựng các chuyên trang, chuyên mục như: Đảng trong cuộc sống hôm nay, Phụ nữ Xứ Lạng, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…, các vấn đề về thực hiện Nghị quyết của Đảng, Tìm hiểu Nghị quyết của Đảng, Học Bác mỗi ngày… được phổ biến rộng rãi tới đông đảo cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân. Khi cán bộ, đảng viên và nhân dân đều nắm rõ tinh thần, nội dung Nghị quyết các nghị quyết của Đảng, việc triển khai thuận lợi.

Thông qua các chuyên trang, chuyên mục: hỏi - đáp về Nghị quyết, tìm hiểu văn bản, chính sách mới, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh... đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ,

đảng viên và nhân dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, từ đó tạo sự đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước. Đặc biệt, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ về đổi mới hình thức học tập Nghị quyết, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc tổ chức thành công các đợt truyền hình trực tiếp học tập, quán triệt Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương Đảng đến tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh. Đây là hình thức học tập được cán bộ, đảng viên và nhân dân đón nhận và đánh giá cao, vừa đảm bảo chất lượng truyền đạt nghị quyết vừa tiết kiệm được thời gian, kinh phí cho cơ sở.

Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, Đài PT - TH Lạng Sơn đã chủ động bám sát tình hình, nhiệm vụ của Đất nước, của Tỉnh, thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền; tăng cường các chuyên trang, chuyên mục, nâng cao chất lượng hình ảnh, nội dung các tin, bài, tác phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của các tầng lớp nhân dân trong Tỉnh. Ví dụ như trong Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống hôm nay”, Phóng viên Hoàng Hương có phóng sự “Đồn biên phòng Ba Sơn tăng cường công tác xây dựng Đảng” phát sóng ngày 25/7/2018 và phóng sự “Agribank Hữu Lũng với Nghị quyết 26” phát sóng ngày 29/8/2018. Việc lồng ghép nội dung cơ bản của Nghị quyết 12 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị số 05 về tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết 26 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với các hoạt động thực tế của từng địa phương, đơn vị cơ sở đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc động viên, khuyến khích, ghi

nhận sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và bà con nhân dân trong việc thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng bộ.

Xác định cán bộ cơ sở là một trong những đối tượng khán, thính giả của các chuyên đề, chuyên mục tuyên truyền về Nghị quyết của Đảng, Đài Phát thanh – Truyền hình Lạng Sơn đã chú trọng xây dựng chuyên mục hướng tới các nhóm khán thính giả như: chuyên mục “Phụ nữ Xứ Lạng hôm nay”, “ Thanh niên lập thân, lập nghiệp”….Thông qua các chuyên mục này, các đối tượng cán bộ cơ sở là phụ nữ, thanh niên không chỉ được tiếp cận các thông tin về Nghị quyết của Đảng mà còn trực tiếp tham gia chương trình với vai trò là người trả lời phỏng vấn, chuyển tải thông tin tới khán giả về những kết quả đã dạt được trong quá trình thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ví dụ như trong chuyên mục truyền hình “Phụ nữ xứ Lạng” phát sóng ngày 17/ 12/2018, Phóng viên Hoàng Thư có phóng sự ghi nhận kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện Nghị Quyết đại hội phụ nữ các cấp.

Bên cạnh phản ánh mặt tích cực, Đài PT- TH Lạng Sơn cũng chú trọng phát hiện, phản ánh những vấn đề khó khăn, vướng mắc, bất cập trên tất cả các lĩnh vực như: cải cách thủ tục hành chính, giải quyết việc làm, giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai, ô nhiễm môi trường, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân... giúp cho các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, giải toả những bức xúc và định hướng dư luận trong nhân dân. Trên sóng truyền hình có các Chuyên mục “Vấn đề hôm nay”, “Dân hỏi, cán bộ trả lời”, “Xây dựng đảng”. “Tiếng nói từ thôn bản”, “Pháp luật với cuộc sống” không chỉ chuyển tải văn bản, chính sách mới của trung ương, của tỉnh mà còn phản ánh những vấn đề nóng được dư luận quan tâm, giúp cho nghe, người xem truyền hình có cái nhìn đa chiều, khách quan về cách giải quyết của các cấp uỷ, chính quyền đối với từng vụ việc. Nhiều

vấn đề sau khi phát sóng đã được các cấp, các ngành chức năng và chính quyền địa phương vào cuộc, giải quyết những mâu thuẫn phát sinh, tạo sự đồng thuận và ổn định trong nhân dân.

Việc chuyển tải chương trình truyền hình bằng 3 thứ tiếng: Tiếng Kinh, Tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao đã góp phần rất quan trọng trong việc giúp khán thính giả tiếp cận với thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Từ đó hiểu rõ, hơn và áp dụng tốt hơn vào thực tiễn cuộc sống.

2.2.1. Các thể loại chính được sử dụng

- Phóng sự: Các phóng sự về các cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng. Các tấm gương người tốt, việc hay trong học tập và làm theo tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh… Ngoài ra, thể loại phóng sự cũng được sử dụng để phản ánh thực trạng chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước một số nơi, một số cơ quan đơn vị chưa thực sự thực hiện nghiêm túc.

- Phỏng vấn: là hình thức sử dụng trong chuyên mục “Dân hỏi- cán bộ trả lời”, chuyên mục “Trả lời bạn nghe đài” Nội dung là các vấn đề trong thực hiện chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng ở cơ sở.

- Tin: Sử dụng trong việc phản ánh, đưa tin về các sự kiện, hội nghị triển khai Nghị quyết của Đảng tới các cơ quan, đơn vị và địa phương…

2.2.2. Ngôn ngữ lời bình thể hiện trên sóng truyền hình

- Ngôn ngữ lời bình là một trong những yếu tố rất quan trọng, là công cụ cung cấp thông tin có chiều sâu trên sóng truyền hình, tác động cùng một lúc đến thị giác và thính giác. Dù hình ảnh có được quay chân thực, góc quay đẹp đến mấy nhưng nếu không có lời bình thì đôi khi người xem cũng khó có thể xác định được cụ thể vấn đề.

- Ngoài ra người thể hiện lời bình cũng phải biết cách đọc, nhấn nhá từng câu chữ với các thể loại tin, bài phản ánh khác nhau. Công chúng khi nghe giọng đọc như “thêm phần cảm xúc” với tác phẩm đó và sự cảm thụ thông tin sẽ tốt hơn.

- Với công tác tuyên truyền Nghị quyết của Đảng, lời bình phải truyền đạt được nội dung tư tưởng của tác phẩm báo chí, giúp người xem tổng hợp, khái quát được ý nghĩa của sự việc, sự kiện phản ánh trong tác phẩm. Tuy nhiên, tại Đài PT – TH Lạng Sơn ngôn ngữ lời bình chưa được khai thác hiệu quả, vẫn còn lối viết dài dòng, trừu tượng, mô tả lại hình ảnh.

Hiện nay, Đài PT- TH Lạng Sơn đang sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình với 3 thứ tiếng: Tiếng Kinh; Tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao. Cùng với đó, trong đội ngũ phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, biên dịch viên của Đài có nhiều đồng chí có năng lực, khả năng chủ động viết và thực hiện đọc lời bình khá tốt.

2.2.3. Hình ảnh trong các chương trình truyền hình

Đối với các tác phẩm truyền hình thì hình ảnh luôn được coi là số một, lời bình chỉ mang tính hỗ trợ bổ sung. Sự khác biệt lớn nhất giữa phát thanh và truyền hình là ở chỗ: Phát thanh chỉ có thể tác động đến thính giác của con người thì truyền hình lại tác động tới cả thị giác và thính giác của con người. Trong truyền hình, công chúng không còn phải tưởng tượng ra bối cảnh, địa điểm, thể chất của nhân vật vì được xem chương trình bằng cả thính giác và thị giác trực tiếp. Truyền hình kế thừa ở Phát thanh việc sử dụng âm thanh (Tiếng động hiện trường, tiếng động giả, âm nhạc và giọng nói của người dẫn chương trình…).

Trong các chương trình truyền hình tuyên truyền nghị quyết của Đảng được Đài PT- TH Lạng Sơn thực hiện đều rất coi trọng tính chất người thật,

việc thật, tính chất điển hình của nhân vật, sự vật, sự việc và chất lượng kỹ thuật, nghệ thuật của hình ảnh.

2.2.4. Tiếng động, âm nhạc trong các chương trình truyền hình

Trong một tác phẩm báo chí truyền hình, bên cạnh lời nói, giọng đọc của Biên tập viên, phát thanh viên và tiếng nói của người được phỏng vấn, thì tiếng động hiện trường là một thành tố hết sức quan trọng. Tiếng động hiện trường có thể được xuất hiện đồng thời với các thành tố âm thanh khác như lời nói, âm nhạc. Tiếng động cũng có thể xuất hiện một cách độc lập, không đi liền với một thành tố âm thanh nào khác. Trên thực tế, việc sử dụng hiệu quả tiếng động hiện trường có giá trị rất lớn đối với một tác phẩm hay cả chương trình truyền hình. Đối với những thể loại như điều tra thì việc sử dụng tốt tiếng động hiện trường lại càng có vai trò hết sức quan trọng. Cùng với vai trò cung cấp thông tin, tiếng động còn có ý nghĩa trong việc tạo nên sức cuốn hút đối với người xem.

Trong các chương trình truyền hình tuyên truyền nghị quyết của Đảng được Đài PT- TH Lạng Sơn thực hiện, đội ngũ phóng viên, kỹ thuật viên, biên tập viên đã chủ động sử dụng khá triệt để âm nhạc và tiếng động; qua đó, bước đầu khai thác và phát huy khá tốt vai trò của âm nhạc và tiếng động, làm cho các chương trình, tin bài, tác phẩm tuyên truyền nghị quyết của Đảng trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người xem.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn (Trang 39 - 44)