Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn (Trang 62)

8. Kết cấu Luận văn:

3.2. Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ

phổ biến nghị quyết trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh – Truyền hình Lạng Sơn

Thứ nhất, cần đánh giá, cơ cấu lại nội dung, thời lượng, chất lượng nội dung các chương trình của Đài. Điều chỉnh thời lượng, thời gian phát sóng các chương trình phù hợp với nội dung và đối tượng khán giả. Tổ chức rà soát, đánh giá lại chất lượng cụ thể với từng chuyên mục, chuyên đề, chương trình, nhất là các chương trình thông tin, tuyên truyền về đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước… của từng phòng chuyên môn. Theo đó, những chương trình hay, có sức hút sẽ được tiếp tục sản xuất, những chuyên mục, chương trình chưa thu hút được khán thính giả, chưa hấp dẫn, hiệu quả chưa cao thì sẽ cắt, giảm thời lượng, số lượng chương

trình, đồng thời bố trí, sắp xếp lại khung chương trình phát sóng hằng ngày. Tiếp tục đổi mới hình thức thể hiện các chương trình cho sinh động hơn, hiệu quả hơn. Mở thêm chương trình, chuyên mục mới để phản ánh kịp thời, chính xác những mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của tỉnh và những vấn đề dư luận nhân dân trong tỉnh quan tâm.

Thứ hai, về nội dung, đẩy mạnh tuyên truyền về cách làm mới, kinh nghiệm hay, mô hình tốt trong thực hiện các Nghị quyết Trung ương. Nhất là trong thực hiện các quy định về nêu gương của cấp ủy, người đứng đầu các cấp. Phê phán cái sai, ngợi ca, khẳng định, tôn vinh, bảo vệ cái tốt, cái mới, cái đúng trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước ở các địa phương, nhất là vùng sâu, xa. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền thực hiện nghị quyết; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thông qua các bài viết, phản ánh cách làm ở cơ sở để tạo được sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, hiệu quả lãnh chỉ đạo của tổ chức cơ sở Đảng và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội. Cần có nhiều tác phẩm mang tính phát hiện, tìm tòi khi biểu dương những cách làm hay, nhân tố điển hình, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn trong thực hiện nghị quyết của Đảng. Cần có nhiều những tác phẩm truyền hình đi sâu phân tích, đánh giá thực tiễn một cách sâu sắc, nhất là về tuyên truyền việc thực hiện nghị quyết tại các địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Theo kết quả điều tra xã hội học của đề tài, để nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên sóng truyền hình của Đài PTTH Lạng Sơn, có 24% cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn cho rằng cần tăng cường lượng tin bài về gương người tốt, việc tốt để học tập; 52,6% cho rằng cần tăng cường tin bài phê phán những hiện tượng sai trái, lệch lạc để phòng tránh.

Thứ ba, kịp thời phổ biến quá trình thể chế hoá Nghị quyết, trong đó tập trung đăng tải, giải thích, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản luật của Quốc hội, các chính sách của Chính phủ, chương trình hành động của các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng. Cùng với việc phát hiện, cổ vũ những gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, Đài cần đẩy mạnh phát hiện, đấu tranh kịp thời và kiên quyết với những biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, những biểu hiện lợi ích nhóm, quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Cùng với việc gia tăng hàm lượng thông tin tuyên truyền, đa dạng hoá thể loại, Đài có thể góp phần tích cực vào việc tổng kết thực tiễn, gợi mở về lý luận cho Đảng, Nhà nước. Cần đi sâu tham gia tổng kết thực tiễn quá trình thực hiện nghị quyết ở địa phương, qua đó, có thể có những kiến nghị với Đảng, Nhà nước để bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện các chủ trương, chính sách hoặc xây dựng các chính sách mới cho phù hợp với điều kiện mới. Thực tiễn đang đòi hỏi cần có nhiều tác phẩm đi sâu phản ánh việc thực hiện các mục tiêu, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, các nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, chương trình xây dựng nông thôn mới, cải cách hành chính, phát triển công nghiệp; nêu bật vị trí, vai trò lãnh đạo, tiên phong của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng ở địa phương.

Thứ tư, phải bám chắc vào Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; các nghị quyết Hội nghị BCH của các cấp ủy Đảng và cụ thể hóa ở các nội dung như: Chú trọng tuyên truyền, thông tin hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, sự quyết tâm, nỗ lực triển khai của các cấp, ngành. Phản ánh khí thế thi đua sôi nổi, lao động hăng say, quyết liệt trong các tổ chức, doanh nghiệp và người lao động. Tuyên truyền mạnh

các gương làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp, từ đó nhân rộng trong nhân dân. Bám sát các chỉ tiêu phấn đấu trong nghị quyết để thông tin về tình hình, kết quả thực hiện, hiệu quả; những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm; các điển hình, ý kiến của nhân dân; giải pháp, đề xuất, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân và những đề xuất của tác giả. Đồng thời, tích cực phản ánh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, năng động, sáng tạo trong lao động, học tập, công tác... Kịp thời phát hiện những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện nghị quyết, đưa ra đề xuất, kiến nghị để cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương tham khảo, điều chỉnh, rút kinh nghiệm. Đấu tranh, phê phán các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phản bác các quan điểm chống phá của các thế lực thù địch, phản động đối với vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phát triển của địa phương.

Thứ năm, để cung cấp thông tin chất lượng cao cho công tác tuyên truyền chính sách, các nhà báo, phóng viên cần đổi mới phương thức tác nghiệp, thu thập thông tin; không chỉ thuần túy đi phỏng vấn, điều tra, lấy tin tức từ các cơ quan, sự kiện, mà phải tổ chức các diễn đàn trên sóng truyền hình, tổ chức hội thảo khoa học, thậm chí chủ động tổ chức sự kiện để thu hút sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và người dân. Ví dụ, mở diễn đàn tuyên truyền phổ biến Nghị quyết Đại hội Đảng, phản ánh những sáng kiến, biện pháp hay, hiệu quả trong tuyên truyền Nghị quyết... Cần tích cực nghiên cứu, tìm tòi đổi mới phương thức thông tin tuyên truyền, có nhiều tin, bài, phong phú về thể loại, sâu sắc về nội dung, thiết thực về chủ đề; có tính thuyết phục cao, thu hút, cảm hóa công chúng, góp phần định hướng, thuyết phục họ sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, có ý thức cộng đồng, trách nhiệm xã hội cao. Việc tuyên truyền, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc

sống hiệu quả hơn, nhanh hơn thì văn phong, âm thanh, ngôn ngữ hình ảnh phải sinh động, nêu đúng, trúng các mục tiêu, nhiệm vụ nghị quyết của Đảng; đảm bảo tính chính trị đúng đắn, có tính chiến đấu cao, có lợi cho sự phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

Thứ sáu, cần đặc biệt coi trọng đầu tư, đổi mới nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình tiếng Dao, tiếng Tày Nùng, trong đó có các chương trình thời sự, tuyên truyền đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ và đồng bào các dân tộc thiểu số. Khuyến khích, tạo điều kiện để phóng viên đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để lắng nghe người dân nói, để thông tin tới người dân tộc thiểu số các chủ trương, nghị quyết của Đảng và để phản ánh những vấn đề gai góc, những khó khăn, bất cập, những đổi thay, những đột phá, những nỗ lực của cán bộ và nhân dân đồng bào các dân tộc của tỉnh trong quá trình thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Cần phải xem việc đầu tư nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình tiếng Dao, tiếng Tày Nùng là một trong những trọng điểm để thu hút công chúng địa phương, khẳng định vị thế, trách nhiệm chính trị lớn lao của Đài đối với sự ổn định, phát triển bền vững về kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh Lạng Sơn.

3.3. Nhóm giải pháp về thu hút khán, thính giả ở Lạng Sơn

Một là, cần nắm rõ đặc điểm tình hình chung của đội ngũ cán bộ cơ sở để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên sóng truyền hình phù hợp. Đối tượng cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn của Lạng Sơn hiện có 4.694 người, trong đó, cán bộ 2.270 người, công chức 2.424 người; nữ là 1.542 người, đảng viên là 4.034 người, dân tộc thiểu số là 4.221 người, tôn giáo 3 người; độ tuổi từ 30 trở xuống có 850 người, từ 31-40 tuổi có 2.052 người, từ 41-50 tuổi có 993 người, từ 51-60 tuổi có 784 người. Về văn hóa phổ thông: có 4.323 người

trình độ THPT, 332 người trình độ THCS và 39 người trình độ tiểu học. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có 17 thạc sĩ, 1.359 đại học, 457 cao đẳng, 2.115 trung cấp, 193 sơ cấp và 553 chưa qua đào tạo. Tuy đa số cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị nhưng vẫn còn 332 cán bộ, công chức có trình độ THCS và 39 người trình độ tiểu học; 193 người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sơ cấp và 553 người chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; 748 người chưa qua đào tạo lý luận chính trị; trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ, công chức nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế.

Hai là, cần quan tâm đến công tác điều tra, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của các đối tượng công chúng của Đài, trong đó có đội ngũ cán bộ cơ sở ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Công việc này cần thiết được tổ chức công phu bằng điều tra xã hội học; đồng thời cũng có thể kết hợp sử dụng bằng nhiều hình thức, kênh khác nhau để kịp thời nắm bắt nhu cầu, tâm lý, thị hiếu của khán, thính giả. Đối với việc tuyên truyền đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cần chú ý các đối tượng tầng lớp nhân dân và nhất là đối tượng là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở xã, phường, thị trấn. Quan tâm đến tâm lý, thị hiếu, đặc biệt là những nhu cầu, mong muốn, những khó khăn, vướng mắc của họ trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Kết quả điều tra bước đầu của tác giả luận văn cho thấy, 100% cán bộ cấp cơ sở ở xã, phường, thị trấn ở Lạng Sơn hiện nay quan tâm nhiều nhất đến thông tin kinh tế xã hội chứ không phải thông tin về chính trị; 100% cán bộ cơ sở theo dõi chương trình truyền hình bằng tiếng Việt và 66,6% cán bộ cơ sở theo dõi chương trình truyền hình bằng tiếng Tày Nùng, 16,6% % cán bộ cơ sở theo dõi chương trình truyền hình bằng tiếng Dao. Cán bộ cấp cơ sở ở xã, phường, thị trấn ở Lạng Sơn ít theo dõi chương

trình truyền hình Lạng Sơn vào buổi sáng (2%) và buổi chiều (7,3%), chủ yếu theo dõi vào buổi tối (67,3) và buổi trưa (23,3%). Khó khăn và lo lắng của cán bộ cơ sở khi triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chính là trình độ nhận thức của nhân dân còn hạn chế và không đều. Đó là những chỉ số quan trọng cần phải tính đến trong xây dựng, sản xuất nội dung, hình thức tin bài, trong bố trí thời gian, thời lượng cho các chương trình, chuyên mục có nội dung tuyên truyền đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ba là, cần chú trọng việc tương tác với công chúng, trong đó có công chúng là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở xã, phường, thị trấn. Đây là yêu cầu quan trọng của báo chí, truyền thông hiện đại, kể cả truyền thông về đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Về mặt này, phát thanh, truyền hình có ưu thế hơn hẳn so với báo in. Theo đó, hình thức tương tác không chỉ thông qua điện thoại, email mà quan trọng hơn là qua các chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp, qua nội dung, hình thức các thể loại tác phẩm phát thanh, truyền hình. Cán bộ cấp cơ sở ở xã, phường, thị trấn không chỉ là đối tượng nghe, xem chương trình mà chính họ có thể và cần thiết là nhân vật, là đối tượng phản ánh trong tác phẩm với những câu chuyện, vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương, cơ sở gắn với việc thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay họ chính là khách mời trong chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Tiểu kết: Trên cơ sở lý giải thực trạng và nguyên nhân, luận văn đề xuất 3 nhóm giải pháp với yêu cầu phải thực hiện triệt để, đồng bộ để nâng cao chất lượng tuyên truyền nghị quyết của Đảng đối với cán bộ cơ sở trên sóng phát thanh truyền hình Lạng Sơn như sau:

- Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý và phát triển nhân lực của Đài Phát thanh – Truyền hình Lạng Sơn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền trong điều kiện mới với 4 giải pháp cụ thể: (i) Nâng cao nhận thức của toàn cơ quan Đài PT - TH Lạng Sơn về sứ mệnh, trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; (ii) Các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp, nhất là ở địa phương Lạng Sơn phải cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí và tạo điều kiện cho nhà báo tác nghiệp; (iii) Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên có bản lĩnh chính trị vững vàng giỏi chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu mới; (iv) Nâng cao vai trò của các tổ chức Đảng và năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong Đài.

- Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến nghị quyết trên sóng phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh – Truyền hình Lạng Sơn với 6 giải pháp cụ thể: (i) Cần đánh giá, cơ cấu, điều chỉnh lại nội dung, thời lượng, chất lượng nội dung các chương trình của Đài phù hợp với nội dung và đối tượng khán, thính giả; (ii) Đẩy mạnh tuyên truyền về cách làm mới, kinh nghiệm hay, mô hình tốt trong thực hiện các Nghị quyết Trung ương, nhất là trong thực hiện các quy định về nêu gương của cấp ủy, người đứng đầu các cấp. Phê phán cái sai, ngợi ca, khẳng định, tôn vinh, bảo vệ cái tốt, cái mới, cái đúng trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước ở các địa phương; (iii) Kịp thời phổ biến quá trình thể chế hoá Nghị quyết, trong đó tập trung đăng tải, giải thích, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản luật của Quốc hội, các chính sách của Chính phủ, chương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn (Trang 62)