Thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn (Trang 44 - 49)

8. Kết cấu Luận văn:

2.3. Thành tựu và hạn chế

2.3.1. Thành tựu

Thứ nhất, Đài PTTH Lạng Sơn luôn bám sát, phản ánh kịp thời các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Kế thừa kinh nghiệm, truyền thống trước đó, từ năm 2016 đến nay, Đài PT&TH Lạng Sơn luôn hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, bám sát định

hướng tuyên truyền của cấp trên về các chủ trương, chính sách, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đài thường xuyên quan tâm tuyên truyền các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và các vấn đề được xã hội quan tâm. Các tin, bài viết về vùng sâu, vùng xa, phản ánh thực tiễn cuộc sống được quan tâm thực hiện thường xuyên phát sóng trong các chương trình truyền hình Lạng Sơn. Nhiệm vụ tuyên truyền đấu tranh chống tiêu cực, những biểu hiện làm sai các quy định của Nhà nước; quan tâm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân được Đài đặc biệt quan tâm.

Thứ hai, về phạm vi nội dung phản ánh tuyên truyền rộng lớn, mang tính đa lĩnh vực và toàn diện theo chủ trương, nhiệm vụ, kế hoạch của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương.

Nhìn chung, Đài Phát thanh - Truyền hình Lạng Sơn đã đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền nói chung và tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống nói riêng. Những người làm báo của Đài đã phát huy vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa, làm tốt chức năng tuyên truyền, định hướng và hướng dẫn dư luận xã hội; truyền tải kịp thời các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến Nhân dân, mang tiếng nói của Nhân dân đến với Đảng và Nhà nước. Đài đã làm tốt công tác tuyên truyền, chủ động thực hiện các chương trình truyền hình theo kế hoạch; không ngừng cải tiến, đổi mới về nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình phục vụ kịp thời yêu cầu chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh. Công tác tiếp phát sóng các kênh của Đài THVN, Đài TNVN đảm bảo an toàn, đủ thời lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu về thông tin và giải trí của nhân dân trong tỉnh. Có 63% cán bộ cơ sở ở xã, phường, thị trấn, đánh giá dung lượng tin bài tuyên truyền nghị quyết trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh – truyền hình Lạng Sơn là vừa phải. Về

chất lượng tuyên truyền nghị quyết trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh – truyền hình Lạng Sơn, có 64% cán bộ cơ sở ở xã, phường, thị trấn đánh giá là tạm được và 36% đánh giá tốt.

Trong các kỳ liên hoan truyền hình toàn quốc, Đài Phát thanh - Truyền hình Lạng Sơn đều có các phẩm tham gia dự thi và đã đạt những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Năm 2018, đạt 01 huy chương đồng trong liên hoan truyền hình toàn quốc: Phóng sự Truyền hình: Gương mờ của tác giả Quang Đồng.

Thứ ba, nội dung tuyên truyền, phổ biến được thể hiện cả trên sóng phát thanh, truyền hình và trang thông tin điện tử của Đài.

Trong năm 2018, Đài PTTH Lạng Sơn đã phát trên sóng phát thanh, truyền hình với tổng số 13.650 tin, bài (trong đó Truyền hình là: 10.109); Thực hiện 11 cuộc truyền hình trực tiếp các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa diễn ra trên địa bàn tỉnh như: Kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 8, Kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 9, Lễ kỷ niệm 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, Lễ hội Hoa Đào xứ Lạng, Gala giọt hồng xứ Lạng, Cặp lá yêu thương, Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Lạng Sơn; tiếp sóng 15 chương trình truyền hình trực tiếp của các Đài PTTH Cụm thi đua số 2 và trong cả nước. Về truyền hình, đã duy trì phát sóng 18h/ngày, gồm 06 bản tin thời sự và 42 chuyên mục. Phương thức phát sóng: phát sóng truyền thống Analog; phát sóng quảng bá trên vệ tinh; Hệ thống mạng truyền hình cáp kỹ thuật số VTVcab; truyền dẫn phát sóng trên mạng Internet; MyTV; NexTV; phương thức OTT trên mạng HTVonline; phát sóng trực tuyến trên mạng Internet trên trang điện tử langsontv.vn; truyền dẫn phát sóng trên mạng cáp Analog Lạng Sơn LSTV trên địa bàn tỉnh.

Duy trì đều đặn các chương trình truyền hình bao gồm chương trình thời sự: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối và các chuyên đề, chuyên mục, các chương trình toạ đàm, ca nhạc, văn nghệ - giải trí; duy trì phát sóng

42 chuyên mục, chuyên đề (thời lượng trung bình 10 phút/ 01 chuyên đề). Thực hiện phim tài liệu phục vụ Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phim tài liệu về kết quả đạt được sau 7 năm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Phim tài liệu kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Phim tài liệu về kỷ niệm 10 năm thành lập khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Trên trang thông tin điện tử đã thực hiện cập nhật: 14.200 tin, bài; số lượng người truy cập là 340.000 lượt, góp phần quảng bá hình ảnh, đất và người Xứ Lạng.

2.3.2. Hạn chế

Công tác tuyên truyền còn một số chương trình chưa phong phú về nội dung; tin, bài mang tính phát hiện và định hướng dư luận chưa nhiều; chất lượng tin, bài chưa thực sự đảm bảo chất lượng cao; một số chuyên mục nội dung chưa có chiều sâu, công tác phối hợp thực hiện còn nẩy sinh nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền trên một số lĩnh vực cụ thể, thời lượng, chất lượng chương trình, tin, bài chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa có tác phẩm báo chí truyền hình có chất lượng cao có thể đoạt giải cao trong Liên hoan Truyền hình toàn quốc. Chất lượng sản xuất và phát sóng một số chương trình truyền hình chưa đáp ứng yêu cầu.

Nội dung chương trình truyền hình còn sơ sài, không hấp dẫn người xem. Vẫn còn những sai sót trong tin bài. Việc phát nhầm chương trình, phát muộn vẫn còn xảy ra, chất lượng hình tiếng của một số chương trình còn yếu. Việc rà soát các loại bỏ các chương trình cũ, tiếng xấu, hình mờ, nội dung nhàm chán chưa được làm thường xuyên dẫn đến khán giả ít quan tâm. Trong sản xuất chương trình hàng ngày, sự phối hợp giữa các phóng viên, kỹ thuật viên có lúc chưa được nhịp nhàng chặt chẽ, áp dụng tiến bộ công nghệ dựng

chương trình còn hạn chế, các hình hiệu chậm đổi mới, còn xảy ra lỗi kỹ thuật ở một số chương trình; một số tin, bài phát sóng chất lượng không cao.

Từ các nội dung nghiên cứu, luận văn khái quát và nhấn mạnh mấy hạn chế chủ yếu của Đài Phát thanh – Truyền hình Lạng Sơn trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền nghị quyết của Đảng đối với công chúng như sau:

Một là, các tin bài phản ánh lễ tân, hội nghị chiếm tỉ lệ khá lớn. Những tin bài này lệ thuộc nhiều vào văn bản, báo cáo nên nhiều số liệu, nội dung chung chung, ít gây chú ý, thiếu sức hấp dẫn. Hầu hết thông tin được lấy từ các cơ quan Đảng, Nhà nước thông qua các cuộc họp báo, tổ chức sự kiện, các cuộc làm việc của lãnh đạo các cấp. Những thông tin tuyên truyền thường đưa theo văn bản nghị quyết, quyết định, thông báo các kỳ họp Trung ương, Chính phủ hoặc Quốc hội, hoặc trích dẫn tin của cơ quan báo chí khác. Hình thức thông tin chủ yếu một chiều, dễ gây nhàm chán; thiếu những bài phản biện, phân tích sâu để giải thích, định hướng tư tưởng công chúng. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, chỉ có 36% cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn đánh giá chất lượng tuyên truyền nghị quyết trên sóng truyền hình Lạng Sơn là tốt; và 64% cán bộ cơ sở ở xã, phường, thị trấn cho là tạm được.

Hai là, còn ít tác phẩm có sự tìm tòi sáng tạo, khai thác thông tin từ các chiều cạnh khác nhau. Số lượng tin bài đấu tranh, phê bình, những tác phẩm phản ánh mang tính phát hiện, mang tính chiều sâu của vấn đề vẫn còn ít. Rõ ràng, tính chiến đấu trong tấn công và phản tuyên truyền các luận điệu phản động, xuyên tạc của các thế lực thù địch trên sóng truyền hình của Đài còn chưa tương xứng. Nội dung chưa thực sự phong phú, sâu sắc và hình thức chưa thật sự hấp dẫn. Chỉ 51% cán bộ cơ sở ở xã, phường, thị trấn thích chương trình Thời sự; 16% thích chương trình Đất và người xứ Lạng; 29,3% thích chương trình Đảng trong cuộc sống. Như vậy, các chương trình, chuyên mục chính thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền nghị quyết, đường lối của Đảng,

chính sách pháp luật của Nhà nước của Đài Phát thanh – Truyền hình Lạng Sơn chưa thu thu hút được, chưa đáp ứng được nhu cầu của tuyệt đại đa số cán bộ cơ sở ở xã, phường, thị trấn ở Lạng Sơn.

Ba là, cơ cấu giọng đọc trong các tác phẩm tuyên truyền chưa hợp lí; chưa đa dạng về tiếng nói, hình ảnh, chưa khai thác và sử dụng có hiệu quả tiếng nói của nhân vật; nguyên tắc hướng đến người nghe, người xem, hướng về cơ sở chưa được quán triệt và thấm nhuần sâu sắc. Giọng nói, phong cách của một vài phát thanh viên, người dẫn chương trình trong một số chương trình, chuyên mục chưa đặc sắc, ấn tượng. Số lượng các chương trình truyền hình trực tiếp chưa nhiều và chất lượng chưa cao. Trong nhiều tin bài, thiếu hình ảnh và tiếng nói sinh động của thực tiễn cuộc sống từ cơ sở, nhất là ở vùng sâu, xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, trong các dịp liên hoan truyền hình toàn quốc, Đài Phát thanh – Truyền hình Lạng Sơn vẫn chưa có tác phẩm dự thi đạt kết quả cao. Những khó khăn, vướng mắc, những nỗ lực, đổi mới, tìm tòi, sáng tạo của cán bộ và đồng bào các dân tộc ở cơ sở ở Lạng Sơn chưa được Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh phản ánh một cách kịp thời, sinh động qua các tin bài, các tác phẩm truyền hình. Đây là hạn chế lớn của Đài Phát thanh – Truyền hình Lạng Sơn trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn (Trang 44 - 49)