Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn (Trang 51 - 55)

8. Kết cấu Luận văn:

2.4. Nguyên nhân thành tựu và hạn chế

2.4.2. Nguyên nhân hạn chế

Công tác cán bộ còn nhiều bất cập, chưa quyết liệt trong việc sắp xếp vị trí việc làm và gắn trách nhiệm cá nhân vào công việc, công tác kiểm tra giám sát các phòng nghiệp vụ thực hiện đúng chức năng nhiện vụ chưa được thực hiện thường xuyên. Năng lực lãnh đạo lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tập thể lãnh đạo có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của truyền hình hiện đại. Công tác chỉ đạo điều hành đôi lúc chưa kịp thời, nhanh nhạy để xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến việc xử lý công việc của cơ quan có lúc còn lúng túng, bị động, kể cả trong công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tuyên truyền đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý và phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của các chương trình tuyên truyền đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên sóng truyền hình của Đài. Có biểu hiện thụ động trong xây dựng, thực hiện kế hoạch tuyên truyền. Trong lãnh đạo, quản lý vẫn còn có tình trạng nể nang, chưa thực sự quyết liệt trong việc kiểm duyệt nhằm

nâng cao chất lượng tin, bài. Chưa nghiêm túc trong xử lý vi phạm, khuyết điểm của cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và người lao động. Công tác biên tập, quy trình sản xuất, thẩm định có khi bị buông lỏng, hoặc thực hiện mang tính hình thức. Việc định hướng tuyên truyền chính trị nhiều lúc còn chậm, thiếu nhạy cảm, thiếu chủ động sáng tạo.

Chưa triệt để tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đồng bộ hóa quy trình sản xuất chương trình. Một số trang thiết bị máy móc đã xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Mặt khác, những trang thiết bị, máy móc hiện đại lại chưa được sử dụng, vận hành có hiệu quả, chưa sử dụng hết tính năng.

Sự thiếu hụt về đội ngũ nhà báo có trình độ cao và đam mê, tâm huyết với nghề; tính năng động, sáng tạo của phóng viên, biên tập viên chưa cao; chưa nắm bắt được nhu cầu của khán, thính giả, nhất là đội ngũ công chúng là cán bộ cơ sở cơ sở xã, phường, thị trấn. Ý thức của một số viên chức, lao động trong thực hiện chức trách nhiệm vụ, cũng như thực hiện các nội quy, quy định của cơ quan chưa nghiêm và thiếu gương mẫu.

Ý thức chính trị, trách nhiệm xã hội, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ, phóng viên chưa cao, hiểu biết về các vấn đề chính trị - xã hội còn hạn chế. Một số nhà báo chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm chính trị trước dân tộc, trước địa phương, nghĩa vụ của người làm báo cách mạng, chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thiếu hiểu biết pháp luật. Đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài chưa nghiên cứu kỹ, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề tuyên truyền nghị quyết, chưa “nhập cuộc” vào cuộc vận động xây dụng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; chưa hiểu đầy đủ, thấm nhuần sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là nghị

quyết mới của Đảng và các nghị quyết, chỉ thị mới của cấp ủy đảng các cấp. Vì thế, việc sản xuất tin bài nhiều khi chỉ như một nhiệm vụ thông thường mang tính kỹ thuật chứ không phải là một cuộc tìm tòi, sáng tạo bằng cả trái tim, tâm huyết và ý thức trách nhiệm cao của người làm báo đối Đảng, với nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tiểu kết: Trong chương 2, tác giả luận văn đã trình bày, phân tích thực trạng tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn với các nội dung chính:

- Luận văn trình bày các nội dung và hình thức tuyên truyền nghị quyết của Đảng đối với cán bộ cơ sở trên sóng truyền hình Lạng Sơn.

- Luận văn chỉ ra 3 thành tựu chủ yếu trong tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn, đó là: (1) Đài PTTH Lạng Sơn luôn bám sát, phản ánh kịp thời các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; (2) Phạm vi nội dung phản ánh tuyên truyền rộng lớn, mang tính đa lĩnh vực và toàn diện theo chủ trương, nhiệm vụ, kế hoạch của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương; (3) Nội dung tuyên truyền, phổ biến được thể hiện cả trên sóng phát thanh, truyền hình và trang thông tin điện tử của Đài.

- Luận văn chỉ ra 3 hạn chế cơ bản trong tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn, đó là: (i) Tin bài phản ánh lễ tân, hội nghị chiếm tỉ lệ khá lớn, nội dung chung chung, ít gây chú ý, thiếu sức hấp dẫn; (ii) Còn ít tác phẩm có sự tìm tòi sáng tạo và tác phẩm đấu tranh, phê bình; (iii) Cơ cấu giọng đọc trong các tác phẩm tuyên truyền chưa hợp lí; chưa đa dạng về tiếng nói, hình ảnh, chưa khai thác và sử dụng có hiệu quả tiếng nói của nhân vật; nguyên tắc hướng đến người nghe, người xem, hướng về cơ sở chưa được quán triệt và thấm nhuần sâu sắc.

- Luận văn cũng chỉ ra 4 nguyên nhân thành tựu và 5 nguyên nhân của các hạn chế. Đây là căn cứ để từ đó, ở chương 2, tác giả đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TUYÊN TRUYỀN NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG CHÖNG TRÊN SÓNG PHÁT

THANH TRUYỀN HÌNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn (Trang 51 - 55)