Điều kiện hình thành và phát triển TTCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện phát triển thị trường công nghệ hải phòng giai đoạn 2010 2020 (Trang 27 - 32)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Điều kiện hình thành và phát triển TTCN

1.2.1. Điều kiện là gì?

Để hiểu rõ các điều kiện hình thành và phát triển TTCN, trước hết, cần thống nhất về khái niệm “điều kiện”. Hiện nay đang có các định nghĩa khác nhau về “điều kiện”, trong đó có một số định nghĩa được sử dụng khá phổ biến như:

- “(1)Điều kiện là cái cần phải có để cho một các khác có thể có hoặc có thể xảy ra. (2)Điều kiện là điều nêu ra như một đòi hỏi trước khi thực hiện một việc nào đó. (3)Điều kiện là những gì có thể tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc sự xảy ra của một cái gì đó (nói tổng quát); hoàn cảnh”.8

- “Điều kiện là khái niệm chỉ ra những gì mà nếu không có thì đối tượng không thể tồn tại được. Bản thân đối tượng thể hiện ra như một cái gì có điều kiện, còn điều kiện lại thể hiện ra như một bộ phận của thế giới với tính nhiều màu vẻ của nó. Khác với nguyên nhân là cái trực tiếp sản sinh ra một hiện tượng, một sự vật, một quá trình nhất định, điều kiện là những gì cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của đối tượng. Con người, trong quá trình đấu tranh cải tạo tự nhiên, đã tìm tòi, sáng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của mình và phấn đấu hạn chế, xoá bỏ những điều kiện bất lợi. Khi đối tượng biến đổi thì các điều kiện cũng chịu sự tác động của đối tượng mới, do đó, điều kiện cũng có sự biến đổi theo, và chính những điều kiện cũng lại tác động lẫn nhau trong quá trình vận động và biến đổi của đối tượng”.9

Theo đó, có thể nói điều kiện là sự cần thiết (cần phải có) để cho đối tượng (sự vật) tồn tại và phát triển.

8

Trung tâm từ điển học: Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997

9

Có rất nhiều cách phân chia điều kiện: theo thời gian, theo không gian (điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài), theo phạm vi (điều kiện tổng quát, điều kiện cụ thể), theo bản chất (điều kiện cần, điều kiện đủ)…

1.2.2. Điều kiện của TTCN

Giống như các loại thị trường khác, để TTCN hình thành và phát triển đều cần đến sự tác động của những điều kiện. Có thể đó là điều kiện chủ quan và khách quan, bên trong và bên ngoài, cần và đủ…

Tuy nhiên, vì là một loại thị trường có những đặc thù phân biệt với các loại thị trường khác, điều kiện cho sự hình thành và phát triển của TTCN cũng có những nét khác biệt.

Ở nước ta tuy chưa có những nghiên cứu chuyên sâu nhưng đã có một số nghiên cứu điểm qua về điều kiện của TTCN. Chẳng hạn trong đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các chính sách và giải pháp xây dựng, phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của TS. Hồ Đức Việt thì điều kiện hình thành TTCN bao gồm: các yếu tố của thị trường, năng lực sáng tạo thành tựu KH&CN, nhu cầu tiếp nhận ứng dụng của các DN, tổ chức gắn kết cơ quan khoa học với DN, cơ chế và chính sách KH&CN, cơ chế và chính sách kinh tế...

Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa phân tách các loại điều kiện cũng như vai trò và vị trí của từng loại. Có rất nhiều điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển TTCN, tuy nhiên theo ý kiến của cá nhân tôi, hiện nay cần nhấn mạnh 2 loại: điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài. Đây là những điều kiện thể hiện rõ nét mối quan hệ của các yếu tố cấu thành TTCN, cũng như các yếu tố ngoại biên cho sự phát triển TTCN; đồng thời cũng là cơ sở quan trọng giúp ta đánh giá, giải thích

những thành công và thất bại của TTCN, và nhờ đó tìm ra được những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của TTCN.

1.2.3. Điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài

Thuật ngữ điều kiện bên trong, điều kiện bên ngoài vẫn thường được sử dụng để phân tích tính thuận lợi và khó khăn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, trong đó có thị trường. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác và về hai thuật ngữ này.

Trong luận văn này, tôi muốn nhấn mạnh đến điều kiện bên trong với vai trò là những điều kiện được tạo ra bởi các yếu tố bên trong của sự vật, các yếu tố cấu thành nên sự vật và bởi sự tác động giữa chúng.

Theo đó, trong TTCN điều kiện bên trong chính là:

(1) Mối quan hệ giữa cung và cầu công nghệ (trong việc hiểu rõ khả năng, tiềm lực cũng như nhu cầu của nhau; trong việc chú trọng, quan tâm hơn đến việc giao dịch, cộng tác với nhau trước khi tìm kiếm các đối tác khác),

(2) Mức độ đáp ứng yêu cầu công nghệ (mức độ đáp ứng yêu cầu công nghệ khác với bên cầu công nghệ. Nếu bên cung công nghệ (với những tiềm lực của mình trong việc làm ra những sản phẩm KH&CN) là một trong những chủ thể của TTCN thì mức độ đáp ứng yêu cầu công nghệ lại phụ thuộc vào cách nhìn nhận, nắm bắt thị trường, và khả năng tạo ra những sản phẩm KH&CN phù hợp với nhu cầu của thị trường của chủ thể này),

(3) Nhu cầu về công nghệ được đáp ứng (nhu cầu công nghệ được đáp ứng khác với bên cầu công nghệ, ở chỗ nếu bên cầu công nghệ là những DN, tổ chức có nhu cầu về sản phẩm KH&CN (nhu cầu này chỉ do bản thân bên cầu định đoạt) thì nhu cầu công nghệ được đáp ứng lại phụ thuộc vào khả năng cung ứng của thị trường, sự chia sẻ và cung cấp

thông tin về loại sản phẩm đó trên thị trường (việc này không do bên cầu định đoạt).

Còn điều kiện bên ngoài có thể hiểu là những điều kiện tác động, hỗ trợ các nhân tố của TTCN phát triển và hoạt động hiệu quả hơn. Như vậy, điều kiện bên ngoài của TTCN có thể hiểu là:

(1) Sự tác động của cơ chế quản lý KH&CN của nhà nước đến TTCN (cần phải nói thêm, sự tác động của cơ chế quản lý KH&CN của nhà nước đến TTCN không giống với bản thân cơ chế. Bởi, cơ chế quản lý nhà nước về KH&CN tự nó khi ra đời góp phần làm cho TTCN vận hành theo guồng quay của cơ chế - đây chính là lý do để cơ chế quản lý nhà nước về KH&CN trở thành một trong những yếu tố cấu thành của TTCN. Còn sự tác động của nó đối với TTCN là thứ được tạo nên bởi cơ chế và các chủ thể khác của TTCN trong guồng quay đó, nên nó trở thành một trong những điều kiện để phát triển TTCN. Cũng cần nói thêm, sự tác động của cơ chế quản lý KH&CN của nhà nước đến TTCN được thể hiện rõ nét ở những tác động mang tính vĩ mô nhằm tạo nên môi trường pháp lý cho TTCN hoạt động),

(2) Trình độ nhận thức của xã hội về vấn đề môi giới công nghệ, (3) Mối quan hệ giữa TTCN với thị trường nói chung và với các loại hình thị trường khác; giữa TTCN Hải Phòng với TTCN trong nước và quốc tế...

Cũng giống như mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, trong hai loại điều kiện này thì điều kiện bên trong đóng vai trò quyết định hơn cả, bởi chính sự vận động tự thân mới có thể giúp đem đến những bước tiến vững chắc và lâu dài.

* * *

Tóm lại, TTCN là một loại thị trường đặc thù, được hình thành trong hoạt động thương mại công nghệ; gồm các yếu tố cấu thành là: hàng hóa, các chủ thể tham gia (bên cung, bên cầu, tổ chức trung gian), phương thức giao dịch và các thể chế, luật lệ, quy chế vận hành thị trường.

TTCN xuất hiện từ rất sớm, tuy nhiên, đến nay TTCN chỉ thực sự hưng thịnh ở các nước phát triển, còn ở những nước đang phát triển, TTCN chưa thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

Giống như các loại thị trường khác, TTCN cũng có những điều kiện nhất định tác động đến quá trình hình thành và phát triển. Trong đó, 2 loại điều kiện cần được quan tâm chú ý cho sự phát triển của TTCN trong tương lai là điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện phát triển thị trường công nghệ hải phòng giai đoạn 2010 2020 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)