Điều kiện bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện phát triển thị trường công nghệ hải phòng giai đoạn 2010 2020 (Trang 42 - 47)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3.1. Điều kiện bên trong

2.3.1.1. Nhu cầu công nghệ được đáp ứng

Theo kết quả điều tra 181 đơn vị cho thấy có tới 149/181 đơn vị (chiếm tới 55,9%) có nhu cầu mua hàng và đã mua được hàng. Tuy nhiên, chỉ số này cũng cho thấy rằng còn rất nhiều đơn vị không được thoả mãn nhu cầu mua hàng. Bên cạnh đó, không phải toàn bộ số lượng hàng mua được đều là HH mua từ các tổ chức KH&CN (bên cung) của thành phố mà còn từ các nơi khác ngoài Hải Phòng, như: các tỉnh thành

18 Những số liệu không được ghi chú được tham khảo tại Đề án Quy hoạch phát triển TTCN thành phố Hải Phòng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (do Sở KH&CN Hải Phòng thực hiện năm

khác của Việt Nam, và nước ngoài (như đã nêu ở mục 2.2). Như vậy, có thể thấy, so với nhu cầu công nghệ thì khả năng cung công nghệ của các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN của Hải Phòng còn rất thấp. Điều này cho thấy phải phát triển TTCN của Thành phố mạnh hơn nữa để mỗi đơn vị có nhu cầu mua hàng đều có thể mua được hàng.

Hơn nữa, nhu cầu công nghệ và thiết bị của các DN Hải Phòng có nhưng chưa nhiều (đặc biệt là so với số lượng DN đông đảo như vậy), và nhu cầu về HH có hàm lượng chất xám cao rất ít.

Cũng cần phải kể đến những nguyên nhân của tình trạng này, đó là: với các DN nhà nước, do chiếm tỷ trọng lớn về tài sản và đang nắm giữ vị thế độc quyền trong nhiều ngành sản xuất và dịch vụ nên ít có động lực cải tiến, đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh; với các DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu là DN vừa và nhỏ) tuy có nhu cầu về cải tiến, đổi mới công nghệ nhưng do khả năng tài chính hạn hẹp, quy mô nhỏ nên tốc độ đổi mới công nghệ rất thấp.

Chính điều này làm cho TTCN của Hải Phòng kém phần sôi động.

2.3.1.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu công nghệ

Có thể nói, năng lực cung công nghệ của Hải Phòng còn rất khiêm tốn (các sản phẩm KH&CN còn nghèo nàn, vừa thiếu về số lượng, vừa kém về chất lượng) và những công nghệ có hàm lượng chất xám cao cũng hầu như không có... Điều này được thể hiện rõ qua việc:

- Các giao dịch hàng hóa có hàm lượng chất xám cao (như: sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết kỹ thuật) còn ở mức độ thấp - chỉ chiếm 22,2% tổng lượng hàng bán được, các sản phẩm KH&CN được tạo ra từ các đề tài NC&PT không được bên mua ưa chuộng do không đáp ứng

được nhu cầu hoặc đáp ứng được nhu cầu nhưng bị tác động của cơ chế, chính sách nên vấp phải nhiều khó khăn trong giao dịch thương mại.

- Trong sáu năm từ 2001 - 2007, có 270 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp thành phố được triển khai, trong đó có 158 đề tài, 20 dự án sản xuất thử nghiệm, 29 dự án ứng dụng, 44 chuyên đề nghiên cứu, 19 dự án hỗ trợ trực tiếp, với tổng kinh phí ngân sách sự nghiệp KH&CN thành phố cấp trên 28 tỷ đồng19. Tuy đã được xác định đúng hướng, bao quát được hầu hết các lĩnh vực quan trọng của thành phố, và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ KH&CN với số lượng các đề tài nghiên cứu mang tính cơ bản đã giảm nhiều, chuyển hướng sang nghiên cứu ứng dụng là chính, đồng thời phát triển các dự án ứng dụng, dự án sản xuất thử nghiệm, chuyên đề khoa học và dự án hỗ trợ trực tiếp áp dụng tiến bộ KH&CN; nhưng những thành tựu và kinh nghiệm trong nghiên cứu triển khai, tổ chức ứng dụng các kết quả thu được của Hải Phòng so với thành phố Hồ Chí Minh (với tiềm lực được đánh giá chiếm 25-30% so với cả nước20

) vẫn chỉ chiếm số lượng khiêm tốn.

- Hải Phòng có 12 trường đại học và cao đẳng và hàng chục tổ chức NC&PT (trong đó có 3 viện và 33 tổ chức KH&CN hoạt động theo Nghị định 35-HĐBT, 4 tổ chức KH&CN thuộc Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật Hải Phòng, các Sở, Ban, Ngành của thành phố). Tuy nhiên, tiềm lực của các tổ chức KH&CN trên thị trường Hải Phòng còn rất khiêm tốn, trình độ nghiên cứu không đồng đều, hoạt động nghiên cứu vẫn chủ yếu theo tuyển chọn hoặc giao trực tiếp từ các cơ quan quản lý

19

Sở KH&CN Hải Phòng: Báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008, 2007

20

nhà nước, quan hệ TTCN giữa các trường, viện với DN chưa có. Các hoạt động KH&CN của các viện nghiên cứu tuy đã có gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố nhưng chưa nhiều. Các tổ chức KH&CN khác tuy số lượng đơn vị khá nhiều nhưng chỉ có một vài tổ chức có tiềm lực KH&CN tốt và có năng lực cung cấp HH sản phẩm KH&CN21.

Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các trường đại học và các tổ chức KH&CN khác trên địa bàn Hải Phòng ít gắn với nhu cầu công nghệ của các DN, với những sản phẩm phù hợp nhu cầu thì chưa đáp ứng được yêu cầu về công nghệ của các DN (như: mức độ tinh xảo, kích thước, tiện ích...)22

.

- Hải Phòng hiện có trên 7000 DN, chủ yếu là DN vừa và nhỏ. Kết quả khảo sát23

cho thấy hoạt động NC&PT (R - D) trong các DN cho thấy, hiện tại sự đầu tư nguồn nhân lực và chi phí cho công tác này ở các DN trên địa bàn còn rất khiêm tốn (chỉ khoảng 1,76% tổng số nhân lực trong DN tham gia). Đây chính là một trong những điểm yếu cơ bản của các DN trên địa bàn liên quan đến việc tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm.

Cũng theo kết quả của cuộc điều tra này, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của các DN Hải Phòng nhìn chung mới chỉ đạt mức trung bình, chưa đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập, khó mở rộng thêm thị trường xuất khẩu mặc dù HH đã có mặt trên thị trường của 21 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, nhất là tiêu chuẩn của các nước G8 còn quá ít. Trên thực tế, mới chỉ có

21 Số liệu được cung cấp từ Phòng quản lý nguồn lực - Sở KH&CN Hải Phòng 22 Sở KH&CN Hải Phòng: Đánh giá thực trạng tiềm lực KH&CN Hải Phòng, 2007

23 Sở KH&CN Hải Phòng phối hợp với Trung tâm tư vấn và nghiên cứu (Trường đại học Bách khoa Hà Nội): Đề án Điều tra Đánh giá hiện trạng, xây dựng định hướng chiến lược và xây dựng cơ sở dữ liệu về năng lực công nghệ trên địa bàn Thành phố Hải Phòng, 2006

18,34% trong số 450 DN được khảo sát có sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Điều này cho thấy năng lực cung của DN Hải Phòng vẫn còn rất yếu bởi chưa có nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã hợp thị hiếu khách hàng.

2.3.1.3. Mối quan hệ giữa bên cung và cầu công nghệ

Mối quan hệ giữa bên cung và cầu công nghệ của Hải Phòng còn lỏng lẻo, các tổ chức KH&CN thành phố và các DN chưa đạt được mức độ cộng tác cao với nhau để tạo ra công nghệ mới. Cụ thể là: Các sản phẩm HH công nghệ được "nhập" từ bên ngoài thành phố vào là chủ yếu; Không có hoạt động hợp đồng NC&PT giữa các tổ chức KH&CN với các DN trên địa bàn thành phố; Có tới 79% đơn vị được khảo sát đặt hàng với thị trường trong nước và quốc tế chứ ít quan tâm đến TTCN của thành phố - đồng nghĩa với việc họ chú trọng nhiều đến việc mua và đặt hàng với các tổ chức KH&CN, DN ngoài Hải Phòng và quốc tế.

Một trong những khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của bên mua, và bên bán trong TTCN Hải Phòng là thiếu thông tin (đối với bên mua đây là nguyên nhân đứng thứ 2 - chiếm tới 26% trong các nguyên nhân không mua được hàng; đối với bên bán đây là nguyên nhân đứng thứ 3 - chiếm tới 18% nguyên nhân không bán được hàng). Điều này thể hiện sự liên hệ giữa bên mua và bán trong TTCN Hải Phòng là rất lỏng lẻo.

Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các trường đại học và các tổ chức KH&CN khác trên địa bàn Hải Phòng chưa gắn với nhu cầu công nghệ của các DN. Điều này thể hiện ở việc rất nhiều sản phẩm NC&PT không bán được (ngoài nguyên nhân do cơ chế, chính sách) thì nguyên nhân quan trọng thứ 2 là không phù hợp nhu cầu của thị trường (chiếm 20% trong tổng số nguyên nhân).

Điều đó cho thấy năng lực công nghệ của các tổ chức KH&CN và năng lực công nghệ của các DN chưa đạt được mức độ cộng tác cao với nhau để tạo ra công nghệ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện phát triển thị trường công nghệ hải phòng giai đoạn 2010 2020 (Trang 42 - 47)