Điều kiện bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện phát triển thị trường công nghệ hải phòng giai đoạn 2010 2020 (Trang 47 - 50)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3.2. Điều kiện bên ngoài

2.3.2.1. Sự tác động của cơ chế quản lý nhà nước về KH&CN

Sự tác động của cơ chế quản lý nhà nước về KH&CN đã giúp TTCN Hải Phòng từ chỗ manh mún, tự phát đã dần dần hình thành và phát triển một cách có tổ chức (như đã nêu ở phần 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển TTCN Hải Phòng).

Tuy nhiên, sự tác động này cũng chưa làm cho TTCN Hải Phòng phát triển thật sự mạnh mẽ và vững chắc. Đây cũng là điểm chung của TTCN ở Việt Nam (chưa thực sự có TTCN theo đúng nghĩa của nó).

2.3.2.2. Nhận thức về vấn đề môi giới công nghệ

Có thể nói, ở Hải Phòng, nhận thức về vấn đề môi giới công nghệ còn chưa cao. Chính vì vậy, dẫn đến tình trạng việc đầu tư và cho ra đời các tổ chức trung gian môi giới không được chú trọng, và do đó Hải Phòng rất thiếu các tổ chức trung gian, môi giới - các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện các giao dịch mua bán sản phẩm HH KH&CN. Điều này được thể hiện qua thực tế từ cuộc điều tra 181 đơn vị là: giai đoạn vừa qua, 100% việc mua sản phẩm HH KH&CN của các DN và các tổ chức KH&CN được thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán, không có sự hỗ trợ của các tổ chức trung gian, môi giới.

2.3.2.3. Mối quan hệ giữa TTCN Hải Phòng với TTCN Việt Nam và TTCN thế giới, mối quan hệ giữa TTCN với các loại thị trường khác và TTCN thế giới, mối quan hệ giữa TTCN với các loại thị trường khác

Tuy khả năng đáp ứng nhu cầu công nghệ của các tổ chức KH&CN tại Hải Phòng còn thấp nhưng bên mua công nghệ vẫn tìm được nguồn đáp ứng nhu cầu của mình, chủ yếu là mua từ các tổ chức

KH&CN trong nước. Điều này cho thấy mối liên hệ giữa TTCN Hải Phòng với TTCN trong nước được duy trì tương đối ổn định.

Bên cạnh đó, Hải Phòng cũng chú trọng đến việc kết nối với TTCN các tỉnh bạn và vùng, quốc gia: tham gia mọi Techmart được tổ chức ở tầm quốc gia, vùng và các tỉnh thành: Techmart Việt Nam 2003 tại Hà Nội, Techmart Hải Phòng - Hà Nội 2004 tại Hải Phòng, Techmart Việt Nam 2005 tại thành phố Hồ Chí Minh, Techmart Nghệ An - Khu vực Bắc Trung Bộ 2004, Techmart Hoà Bình 2006, Techmart Việt Nam 2007 tại Đà Nẵng, Techmart Thái Nguyên 2007, Techmart Hà Nam 2008, Techmart Hà Nội 2008, Techmart Lạng Sơn 2008…

Trong thời gian diễn ra các đợt Techmart, từ năm 2003 - 2007 đã có 64 hợp đồng và bản ghi nhớ, giá trị 18,8 tỷ VNĐ, đặc biệt TechmartVietnam 2005 tại thành phố HCM có hợp đồng của Công ty công nghiệp tầu thủy Nam Triệu với bên bán là Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung - Ninh Bình có trị giá là 332 tỷ VNĐ về việc đầu tư lắp đặt hệ thống Thiết bị cổng trục và máy lốc cán thép24… Tham gia các đợt Techmart, công nghệ và thiết bị của Hải Phòng có cơ hội xâm nhập vào cuộc sống thông qua ký kết các hợp đồng mua bán và chuyển giao công nghệ. Điển hình là: Hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất muối Iốt theo phương pháp nhuộm SIMENS, công nghệ sản xuất muối sạch công nghiệp từ muối thô tại hộ diêm dân, công nghệ chế biến muối sạch, muối siêu sạch, muối iôt, hóa chất từ nước biển của Doanh nghiệp tư nhân KH&CN Hải Phòng với một số doanh nghiệp thuộc các

24 Sở KH&CN Hải Phòng (Phòng Quản lý Công nghệ): Báo cáo tình hình tham gia Chợ Công nghệ - Thiết bị của thành phố Hải Phòng từ năm 2003 -2007, 2007

tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hòa Bình, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, có giá trị 0,5 - 01 tỷ VNĐ/hợp đồng; Hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm cửa dân dụng bằng vật liệu mới (composite) thay thế gỗ của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KH&CN Hải Phòng với một số doanh nghiệp thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Yên Bái, Hà Nội, có giá trị 300 - 600 triệu VNĐ/hợp đồng; Hợp đồng làm đại lý tiêu thụ sản phẩm các loại ôtô Hoa Mai của công ty TNHH ô tô Hoa Mai với một số doanh nghiệp thuộc tỉnh Hòa Bình (doanh nghiệp tư nhân Toàn Hường), Đà Nẵng (công ty cổ phần thương mại An Thiện Tâm) có mức tiêu thụ 5 - 10 sản phẩm ô tô/tháng với giá trị 200 - 250 triệu VNĐ/sản phẩm; Hợp đồng làm đại lý tiêu thụ sản phẩm các loại men phục vụ sản xuất gạch Granit của công ty TNHH Silicat Việt An với một số doanh nghiệp ở Khánh Hòa, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh…

Tuy có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa TTCN Hải Phòng với TTCN các tỉnh thành nói riêng và Việt Nam nói chung, nhưng TTCN Hải Phòng không có quan hệ rộng rãi với TTCN nước ngoài. Điều này được biểu hiện ở mối quan hệ mua - bán công nghệ với TTCN nước ngoài, trong đó rõ nét nhất là số lượng HH công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài: chỉ chiếm 23%. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bản thân các DN, tổ chức KH&CN Hải Phòng còn thiếu tiềm lực về vốn. Có thể nói, Hải Phòng chưa tìm kiếm, phổ biến được nhiều công nghệ “mới” từ nước ngoài vào thành phố.

Trong mối quan hệ giữa TTCN với các loại thị trường khác, như thị trường vốn, thị trường lao động... thì TTCN chịu nhiều tác động hơn cả, và có thể nói, cho đến nay, TTCN Hải Phòng do phát triển chậm nhất, và lạc hậu nhất nên chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các loại thị trường khác.

Ví dụ: có huy động được vốn mới có điều kiện tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, thiết bị; có tuyển dụng được những nhân lực trình độ cao mới nghiên cứu, chế tạo ra công nghệ thiết bị đáp ứng nhu cầu của người mua...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện phát triển thị trường công nghệ hải phòng giai đoạn 2010 2020 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)