Thực trạng hoạt động mua, bán, giao dịch trong TTCN Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện phát triển thị trường công nghệ hải phòng giai đoạn 2010 2020 (Trang 37 - 42)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Thực trạng hoạt động mua, bán, giao dịch trong TTCN Hả

Hải Phòng 16

, 17

Mặc dù khái niệm công nghệ trong hầu hết các văn bản pháp quy hiện nay chỉ khu trú vào đối tượng là công nghệ thuần túy (như đã nêu ở trên); tuy nhiên, trong thực tế ở Hải Phòng rất khó tách biệt riêng việc mua bán công nghệ thuần túy - nếu chỉ đi tìm hiểu, đánh giá công nghệ thuần túy thì sẽ khó có thể nhìn nhận được thực trạng của loại thị trường này. Bởi vậy ở đây xin đưa ra thực trạng về TTCN và thiết bị tại Hải Phòng.

TTCN và thiết bị Hải Phòng được thể hiện rõ nét qua kết quả khảo sát tình hình TTCN tại 155 DN (gồm: DN nhà nước, Cty TNHH, Cty tư nhân, Cty cổ phần, DN vốn nước ngoài, Đơn vị KH&CN, Đơn vị HCSN, Hợp tác xã, Trang trại) và 26 tổ chức KH&CN ở Hải Phòng trong 5 năm từ 2001 – 2005 với 682 trường hợp mua bán sản phẩm trong thị trường này.

Các đối tượng được khảo sát bao gồm: Đối tượng Sở hữu công nghiệp (sáng chế, GPHI, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu HH, xuất xứ HH, sáng kiến cải tiến); Tài liệu thông tin chuyên ngành; Dây chuyền công nghệ đồng bộ; Thiết bị công nghệ lẻ (thiết bị công nghệ không có hợp đồng chuyển giao công nghệ); Phần mềm tin học; Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Hợp đồng tư vấn, đào tạo; Thuê chuyên gia; Bí quyết công nghệ; Hoạt động khác (Dịch vụ NC&PT tạo công nghệ mới).

16 Mục này sử dụng các số liệu tham khảo từ Đề án Quy hoạch phát triển TTCN thành phố Hải Phòng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (do Sở KH&CN Hải Phòng thực hiện năm 2006)

17

Ngoài những giao dịch công nghệ do các tổ chức KH&CN của Hải Phòng thực hiện còn có các giao dịch của các tổ chức KH&CN Hải Phòng đem đến bán ở nơi khác, và các tổ chức KH&CN ở nơi khác đóng tại Hải Phòng. Tuy nhiên, vì không đủ điều kiện tìm hiểu, nên tạm thời trong luận văn này, tác giả chưa đề cập tới.

Ta có thể chia ra làm 4 nhóm như sau:

(1) Nhóm các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. (2) Nhóm quyền sở hữu, quyền sử dụng những đối tượng sở hữu

công nghiệp có nội dung công nghệ: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu HH, xuất xứ HH, sáng kiến cải tiến, bí quyết công nghệ, phần mềm tin học.

(3) Nhóm các đối tượng chuyển giao công nghệ: Dây chuyền công nghệ đồng bộ; Thiết bị công nghệ lẻ (thiết bị công nghệ không có hợp đồng chuyển giao công nghệ).

(4) Nhóm các hoạt động dịch vụ KH&CN: Dịch vụ NC&PT tạo công nghệ mới; Tài liệu thông tin chuyên ngành; Hợp đồng tư vấn, đào tạo; Thuê chuyên gia.

Kết quả khảo sát cho thấy các sản phẩm HH ở cả 4 nhóm trên đều được thị trường ưa chuộng. Trong đó, 5 loại được “mua” nhiều nhất gồm có: Hợp đồng đào tạo, Tài liệu thông tin chuyên ngành, Thiết bị công nghệ lẻ, Phần mềm tin học, Thuê chuyên gia, Dây chuyền công nghệ đồng bộ. Và 5 loại HH được “bán” nhiều nhất là: Tài liệu thông tin chuyên ngành, Thiết bị công nghệ lẻ, Dây chuyền công nghệ đồng bộ, giải pháp hữu ích, Thuê chuyên gia.

2.2.1. Thực trạng mua công nghệ và thiết bị trên địa bàn Hải Phòng Phòng

Vào thời điểm này, các hoạt động trong TTCN Hải Phòng chủ yếu vẫn ở mức độ mua về và phổ biến nhân rộng công nghệ đang hoạt động tốt và tìm kiếm, phổ biến công nghệ “mới” hiện có.

HH được trao đổi trong TTCN chủ yếu là các đối tượng sở hữu trí tuệ (các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, xuất xứ HH và đặc biệt là các sáng kiến cải tiến kỹ thuật); các đối

tượng chuyển giao công nghệ tập trung chủ yếu vào việc mua các dây chuyền thiết bị đồng bộ hoặc thiết bị công nghệ lẻ có hợp đồng chuyển giao công nghệ, bí quyết công nghệ. Ngoài ra, một số loại HH khác như các phần mềm tin học, hợp đồng tư vấn, đào tạo, tài liệu thông tin chuyên ngành cũng được trao đổi nhiều trên thị trường.

Các giao dịch HH có hàm lượng chất xám cao như mua bán sáng chế, giải pháp hữu ích và bí quyết kỹ thuật và dịch vụ NC&PT tạo công nghệ mới còn ở mức độ thấp.

Hàng nội được mua chiếm tới 77% (trong số này, chỉ có 25% mua tại thị trường thành phố) và hàng ngoại chiếm 23%. Trong đó, tỷ lệ nhập ngoại của loại dây chuyền công nghệ chiếm tỷ lệ 48,1%, thuê chuyên gia chiếm 41% và thiết bị lẻ chiếm 29%. Điều này chứng tỏ Hải Phòng đã chuyển mạnh một số bộ phận sang giai đoạn tìm và phổ biến công nghệ “mới” và bắt tay vào giai đoạn nghiên cứu thích nghi, cải tiến công nghệ nhập. Tuy nhiên việc chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài vào trong nước còn hạn chế.

2.2.2. Thực trạng bán công nghệ và thiết bị trên địa bàn Hải Phòng Phòng

So sánh tình hình đơn vị và hàng bán năm 2006 với năm 2001 cho thấy, năm 2006 hoạt động bán thiết bị và công nghệ đã bắt đầu phát triển, và điều này chứng tỏ năng lực của các đơn vị trong thành phố đã có thể tạo nên các mặt hàng được khách mua tin dùng:

Năm Số đơn vị tham gia Số đơn vị bán hàng Số đơn vị mua hàng

2001 41 4 0

Tuy nhiên, bên cạnh tín hiệu đáng mừng đó, còn có những điều cần trăn trở, đó là:

- Sản phẩm HH công nghệ của Hải Phòng được các DN trong nước tiêu thụ chiếm 62%. Trong 5 năm 2001 – 2005 chỉ có 1 HH là dây chuyền công nghệ của Hải Phòng được bán ra nước ngoài. Điều này cho thấy năng lực công nghệ của Hải Phòng vẫn còn rất khiêm tốn, chưa có nhiều hàng xuất khẩu.

- Nếu phân loại khả năng cung cấp sản phẩm HH công nghệ của Hải Phòng theo từng nhóm, thì có tới 172 đơn vị tham gia TTCN nhưng chỉ có 44 đơn vị tham gia bán hàng, trong đó có 37 đơn vị bán được hàng. Như vậy, số đơn vị có hàng bán chiếm tỷ lệ khoảng 25% tổng số tham gia thị trường. Các đơn vị KH&CN có tỷ lệ số đơn vị tham gia bán hàng nhiều nhất (25 đơn vị), do vậy cũng có tổng số lượng hàng bán được nhiều nhất (57). Tuy nhiên gần một nửa trong số này không bán được hàng (12/25 đơn vị).

Hơn nữa, trong số lượng HH bán được, kết quả NC&PT là loại sản phẩm HH không bán được nhiều nhất (25%), không có hoạt động hợp đồng NC&PT giữa các tổ chức KH&CN với các DN. Thứ đến là cho thuê chuyên gia (19%); và sau cùng là giải pháp hữu ích (13%).

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là cơ chế chính sách - yếu tố gây khó khăn nhiều nhất đến việc bán kết quả NC&PT.

Như vậy có thể thấy, so với nhu cầu công nghệ thì khả năng cung cấp công nghệ của các DN, tổ chức KH&CN trên địa bàn thành phố là rất thấp, không đủ sức đáp ứng HH khi có nhu cầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng nguyên nhân sâu xa chủ yếu vẫn là sự thiếu tích cực chủ động trong việc nắm bắt, tìm kiếm thông tin, do tiềm lực về vật chất và con người còn yếu.

2.2.3. Phương thức giao dịch và các tổ chức trung gian, môi giới

Hiện tại thành phố chưa hình thành chợ để mua bán các HH công nghệ; trong một vài năm gần đây, thành phố mới tổ chức huy động các đơn vị, DN tham gia các chợ công nghệ thiết bị do Bộ KH&CN tổ chức hoặc các địa phương tổ chức. Trong đó đáng chú ý là việc đăng cai tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị Hải Phòng năm 2004, và sự ra đời của Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Hải Phòng (thuộc Trung tâm Thông tin KH&CN) tháng 1/2008đã thu được kết quả khá khả quan. Còn lại các giao dịch chủ yếu dựa trên sự tự thoả thuận giữa các đối tác là bên cung và bên cầu, ít có sự can thiệp của khung thể chế, nhà nước.

Các tổ chức môi giới, trung gian của thành phố tuy nhiều về số lượng, nhưng nhìn chung chất lượng thấp, nhiều cơ sở không đủ khả năng về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất để đảm đương những chức năng nhiệm vụ được giao, năng lực hoạt động KH&CN còn thấp. Thiếu các công ty, trung tâm tư vấn về phát triển công nghệ. Các mô hình hoạt động KH&CN ngoài nhà nước còn ít, lúng túng trong hoạt động; chưa vận dụng được các cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích phát triển hoạt động KH&CN trong các DN.

Đặc biệt, trong tình hình hiện tại với nhiều văn bản pháp luật ra đời điều chỉnh các hoạt động KH&CN trong đó có TTCN thì các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực KH&CN chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa có một đơn vị, tổ chức nào chuyên hoạt động về môi giới, tư vấn, đánh giá, định giá và giám định công nghệ. Thực tế cho thấy phần lớn các đơn vị cung cấp dịch vụ tại Hải Phòng có quy mô nhỏ, hoạt động rời rạc.

Có thể nói, các hoạt động trung gian, môi giới trong TTCN Hải Phòng thời gian qua là kém phát triển, hầu như không có. Các tổ chức liên quan như môi giới, tư vấn, định giá, đánh giá, trình diễn, hội chợ,

quảng cáo, triển lãm, xúc tiến chuyển giao công nghệ không hoặc ít được thành lập. Đây cũng là tình trạng chung của cả nước.

Nhận xét về hệ thống các tổ chức dịch vụ của Việt Nam, nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng: Các tổ chức dịch vụ của Việt Nam chưa phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng (chỉ mới hoạt động chừng trên dưới 5 năm, có quy mô từ 4 đến 5 chuyên gia); Các chuyên gia tư vấn Việt Nam hiện thường kết hợp nhiều loại dịch vụ khác nhau (ví dụ kết hợp tư vấn đào tạo với các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, nghiên cứu thị trường...); Rất ít công ty cung cấp dịch vụ mang tính tư vấn thực sự; Rất ít các tổ chức trong nước có khả năng xây dựng và thực hiện các cơ chế tiếp thị, quảng bá các dịch vụ của họ một cách hấp dẫn để kích thích và phát hiện nhu cầu đổi mới của DN. Đây cũng là tình hình của Hải Phòng hiện nay.

2.3. Thực trạng các điều kiện tác động đến quá trình hình thành TTCN Hải Phòng hiện nay 18

Từ thực trạng TTCN Hải Phòng trên đây, có thể thấy Hải Phòng có những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của TTCN. Đó là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện phát triển thị trường công nghệ hải phòng giai đoạn 2010 2020 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)