Chủ động thắt chặt mối quan hệ giữa cung và cầu công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện phát triển thị trường công nghệ hải phòng giai đoạn 2010 2020 (Trang 60 - 63)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3. Điều kiện phát triển TTCN Hải Phòng giai đoạn 2010–

3.3.1.1. Chủ động thắt chặt mối quan hệ giữa cung và cầu công

nghệ

Việc chủ động thắt chặt mối quan hệ giữa bên cung và cầu công nghệ giúp cho việc trao đổi mua bán các sản phẩm KH&CN, việc nắm bắt và đáp ứng nhu cầu công nghệ được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Việc thực hiện điều kiện này phụ thuộc chủ yếu vào bản thân các chủ thể của TTCN: bên cung, bên cầu, tổ chức trung gian...

(1) Về phía cung công nghệ:

- Cần chủ động trong tiếp cận và làm chủ thị trường, đặc biệt là các viện nghiên cứu, các tổ chức KH&CN đang trong quá trình chuyển đổi theo nghị định 115. Cụ thể là:

+ Chủ động tìm kiếm và nắm bắt nhu cầu công nghệ từ các DN. Với động thái này, các tổ chức KH&CN sẽ tập trung vào việc nghiên

cứu, cho ra đời những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của các DN và do đó đáp ứng được thị trường, góp phần tạo nên sự sôi động của TTCN thành phố.

+ Chào hàng “chất xám” và các sản phẩm công nghệ do mình làm ra bằng việc tích cực tham gia các hình thức giao dịch khác nhau trong TTCN: thông qua trung gian, môi giới, thông qua các chợ công nghệ và thiết bị, Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Hải Phòng; chủ động cung cấp thông tin trực tiếp tới các DN hoặc gián tiếp thông qua các sàn giao dịch công nghệ điện tử.

- Bên cạnh đó, cần đảm bảo các yếu tố về sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Sản phẩm công nghệ được đăng ký quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp sẽ hạn chế được những ảnh hưởng không tốt về uy tín, tài chính của bản thân cá nhân, tổ chức KH&CN làm ra nó, đồng thời giảm thiểu được những hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp - việc vẫn đang tồn tại trên thị trường hiện nay. Những sản phẩm công nghệ ra đời nếu không được đăng ký quyền bảo hộ sẽ dễ dàng bị “đánh cắp” và khi đó công nghệ trở nên mất giá trị, thậm chí còn bị phủ nhận nếu một cá nhân, tổ chức khác “nhanh chân” đi đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

(2) Về phía cầu công nghệ:

- Tích cực đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đổi mới công nghệ có thể bằng cách mua các sản phẩm sẵn có hoặc chuyển giao từ các tổ chức KH&CN trong thành phố, trong nước hoặc nước ngoài. Tuy nhiên dù tìm kiếm công nghệ từ nguồn cung nào thì cũng cần chú trọng tới việc “nhập công nghệ” như thế nào. Nhập công nghệ không đồng nghĩa với nhập thiết bị. Bởi chỉ có thiết bị chứa đựng

những tính năng mới, làm lợi hơn cho DN mới là thiết bị chứa đựng công nghệ mới.

Đổi mới công nghệ cũng có thể bằng cách đặt hàng công nghệ. Các DN trực tiếp gặp gỡ bên cung và đặt hàng sản phẩm công nghệ theo yêu cầu của mình sao cho công nghệ đó giúp đem lại nhiều lợi nhuận với việc tiết kiệm nhân công, nhiên liệu… Cách đổi mới này còn được gọi là “săn lùng chất xám”, nhằm tìm kiếm được những công nghệ cần thiết mà chỉ duy nhất đơn vị mình có được.

- Tích cực tìm hiểu những thông tin liên quan đến các tổ chức, cá nhân nhất là về năng lực của tổ chức, cá nhân đó trong việc nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ phù hợp với nhu cầu của mình.

- Chú trọng đến công tác định giá công nghệ để mua được sản phẩm chất lượng tốt, giá thành phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của DN.

(3) Về phía các tổ chức trung gian, môi giới:

- Nắm bắt chính xác về khả năng cung cấp công nghệ và thường xuyên cập nhật về các sản phẩm công nghệ mới ra đời của các tổ chức KH&CN.

- Đẩy mạnh công tác thông tin - tuyên truyền về khả năng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ của tổ chức KH&CN, cá nhân các nhà khoa học.

- Thực hiện tốt chức năng tư vấn thông tin công nghệ, các dịch vụ pháp lý về sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện phát triển thị trường công nghệ hải phòng giai đoạn 2010 2020 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)