Tăng cường sự tác động của cơ chế quản lý nhà nước về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện phát triển thị trường công nghệ hải phòng giai đoạn 2010 2020 (Trang 68 - 88)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3. Điều kiện phát triển TTCN Hải Phòng giai đoạn 2010–

3.3.2.1. Tăng cường sự tác động của cơ chế quản lý nhà nước về

KH&CN đến TTCN

- Hỗ trợ về mặt chiến lược phát triển: xây dựng định hướng, chiến lược phát triển TTCN Hải Phòng, xây dựng lộ trình công nghệ để các thành phần tham gia TTCN nắm bắt được xu hướng và điều chỉnh hoạt động cho phù hợp.

28Hiệp hội khuyến khích chuyển giao công nghệ đã được thành lập và phát huy tác dụng ở nhiều nước.

Ở Mỹ, Tổ chức Hội chuyển giao công nghệ là tổ chức phi lợi nhuận để chia sẻ các phương pháp, cơ hội và những cách tiếp cận với cộng đồng chuyển giao công nghệ. Hội chuyển giao công nghệ còn cung cấp nguồn thông tin và những giao dịch thông qua các chương trình chuyển giao công nghệ; cung cấp các xuất bản phẩm; tổ chức diễn đàn và hội thảo. Tại Hàn Quốc, (theo Điều 12 Luật Khuyến khích kỹ thuật công nghệ Hàn Quốc - Luật số 4501, sửa đổi toàn văn ngày 25/11/1992) hiệp hội khuyến khích công nghệ nhằm vào những nhiệm vụ như: điều tra thống kê tình hình liên quan tới công nghệ, thu thập và phân tích các thông tin kỹ thuật, ... có thể có cả các nội dung về hỗ trợ nhau nhập khẩu

- Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế đổi mới quản lý hoạt động KH&CN: từ cơ chế hành chính, bao cấp sang cơ chế thị trường; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, đào tạo; tạo điều kiện để DN đóng vai trò là trung tâm ứng dụng và đổi mới công nghệ.

- Xây dựng các cơ chế thông thoáng, đơn giản đảm bảo quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ thương mại ở trong nước và với nước ngoài bình đẳng, hai bên cùng có lợi... nhằm khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và quản lý hoạt động mua bán, chuyển giao sản phẩm HH công nghệ.

- Xúc tiến thành lập cơ quan quản lý TTCN cấp thành phố với các chức năng là: tuyên truyền, quán triệt, thực hiện luật pháp, pháp quy và chính sách có liên quan đối với TTCN; quản lý công tác thẩm định, đăng ký hợp đồng công nghệ; kiểm tra thẩm định tư cách của cơ quan trung gian công nghệ và người kinh doanh công nghệ; phụ trách thẩm tra, phê duyệt việc giao dịch công nghệ; bồi dưỡng, kiểm tra người quản lý kinh doanh TTCN; phụ trách công tác thống kê TTCN; thực hiện công tác biểu dương và khen thưởng TTCN; kiểm tra hoạt động giao dịch công nghệ, xử phạt các hành vi phi pháp theo luật định29. Cơ quan quản lý TTCN đặt trong Sở KH&CN.

29

Đây là sự phát triển dựa trên những quy định như: "Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện ... quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, tham gia giám định nhà nước đối với các dự án đầu tư quan trọng ở địa phương" (Điều 91 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26-11-2003); Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: "a) Quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền được phân cấp trong lĩnh vực mình phụ trách; Xem xét, quyết định đối với Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc các Dự án đầu tư, Dự án đấu thầu thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư, các Dự án được cấp trên ủy quyền phê duyệt đầu tư theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành. b) Kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong việc kiểm tra hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền được phân cấp trong lĩnh vực mình phụ trách; c) Chủ tịch ủy

- Xây dựng Điều lệ quản lý TTCN trên địa bàn thành phố. Việc xây dựng Điều lệ quản lý TTCN Hải Phòng cần trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc. Tất cả 31 tỉnh thành của Trung Quốc đều có Điều lệ quản lý thị trường riêng (hình thức và tên gọi có thể khác nhau; ví dụ ở Bắc Kinh, Sơn Tây, Cát Lâm,... gọi là "Điều lệ quản lý TTCN", ở Quảng Đông gọi là "Quy định về quản lý TTCN", ở Thành phố Vũ Hán, Thành phố Tế Nam,... gọi là "Biện pháp quản lý TTCN"). Tính chất cụ thể hoá chính sách của trung ương thể hiện khá rõ trong các văn bản do địa phương ban hành: rất nhiều điều khoản được viện dẫn từ quy định của trung ương; các văn bản của trung ương được coi là một căn cứ quan trọng để ra đời văn bản của địa phương30. Đồng thời, nội dung trong văn bản của địa phương khá cụ thể và toàn diện. Thông thường Điều lệ quản lý thị trường của các địa phương bao gồm các Chương như: những quy định chung; cơ quan quản lý TTCN; cơ quan quản lý công nghệ và người môi giới công nghệ; quản lý mua bán công nghệ (hoặc

ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng năm vào tháng 01 gửi báo cáo tình hình của năm trước về hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ thuộc phạm vi mình phụ trách đến Bộ KH&CN để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ." (Điều 30 của Nghị định 11/2005/NĐ-CP ngày 2-2-2005 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi); "Quản lý các hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định, tư vấn và chuyển giao công nghệ trên địa bàn theo quy định của pháp luật" (Thông tư liên tịch số 15/2003/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15-7-2003 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về KH&CN địa phương); "Trong quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ, Uỷ ban nhân dân các cấp có các trách nhiệm sau: 1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ; 2. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ tại địa phương" (Điều 54 của Luật Chuyển giao công nghệ được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 10 Khoá XI).

30

Ví dụ, Điều 1 của Điều lệ quản lý thị trường Thành phố Bắc Kinh nêu rõ: "Để duy trì trật tự thị trường công nghệ, bảo đảm lợi ích hợp pháp của đương sự giao dịch công nghệ, làm phồn vinh thị trường công nghệ, thúc đẩy tiến bộ công nghệ và phát triển kinh tế; căn cứ "Luật tiến bộ khoa học công nghệ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa", "Luật hợp đồng công nghệ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa" và luật pháp có liên quan, các quy định pháp quy, kết hợp với thực tế thị trường, nay ban

quản lý tài chính và thuế mua bán công nghệ); quản lý hợp đồng công nghệ; khen thưởng và xử phạt; những quy định khác.

- Đổi mới phương pháp quản lý TTCN. Cần sử dụng nhiều phương pháp quản lý khác nhau phục vụ cho quản lý chuyển giao công nghệ ở địa phương, trong đó các phương pháp cơ bản là: Phương pháp tổ chức - hành chính (là phương pháp dựa vào quyền uy tổ chức của người quản lý để bắt buộc người dưới quyền phải chấp hành mệnh lệnh quản lý; tạo ra sự bắt buộc, cưỡng chế với người thừa hành), Phương pháp kinh tế (là phương pháp tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế; thông qua việc lựa chọn và sử dụng các công cụ đòn bẩy kinh tế như giá cả, lãi suất, tiền lương, tiền thưởng, lợi nhuận để tác động đến điều kiện hoạt động của con người; thông qua các chính sách và đòn bẩy kinh tế, người ta tự tính toán thiệt hơn để tự quyết định hành động của mình, mỗi người phát huy tài năng, sức lực của mình, tự chủ lấy công việc của mình, không có sự can thiệp trực tiếp của tổ chức), Phương pháp tâm lý - giáo dục (là sự tác động tới đối tượng quản lý thông qua các quan hệ tâm lý, tư tưởng, tình cảm; vận dụng các quy luật, nguyên tắc tâm lý và giáo dục, nhờ đó người quản lý nắm được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, mong muốn, tình cảm, đạo đức, lý tưởng của mỗi người và có biện pháp tạo lập trong mỗi con người niềm say mê, phấn khởi, ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo đối với công việc chung).

Hiện nay, trong quản lý KH&CN nói chung và quản lý TTCN nói riêng, thường chủ yếu được sử dụng là phương pháp tổ chức hành chính và coi nhẹ các phương pháp khác. Điều này sẽ không phù hợp với quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ với các nội dung nêu ở mục trên. Với những loại nhiệm vụ như khuyến khích đăng ký hợp đồng công nghệ, xây dựng văn hoá giao dịch thông qua hợp đồng,... cần thay

đổi phương pháp quản lý, từ nặng về hành chính, mệnh lệnh sang coi trong giáo dục, tuyên truyền, vận động...

- Đổi mới công tác kế hoạch hoạt động chuyển giao công nghệ. Hiện tại trong kế hoạch phát triển KH&CN hằng năm của Hải Phòng cũng như nhiều địa phương đều có đề cập đến mục các công nghệ được dự tính sẽ chuyển giao vào địa phương. Nhưng nhìn chung những gì nêu ra còn khá sơ sài. Thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện công việc kế hoạch hoá chuyển giao công nghệ trên địa bàn. Trong đó, một biện pháp để nâng cao chất lượng của kế hoạch chuyển giao công nghệ là gắn kết với kế hoạch phát triển đầu tư và rộng hơn là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Xây dựng cơ chế phối hợp, đối thoại giữa các cơ quan nhà nước các cấp với tổ chức KH&CN và doanh nghiệp nhằm kịp thời phát hiện và giải quyết các vướng mắc trong thực thi chính sách ưu đãi, khuyến khích hoạt động đổi mới công nghệ.

- Đẩy mạnh thực hiện cơ chế liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và nông dân để phát triển, ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật tiến bộ phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Về tiêu chuẩn xét cán bộ làm công tác quản lý chuyển giao công nghệ ở địa phương, ngoài những yêu cầu về am hiểu pháp luật và nắm vững chính sách, còn phải có kiến thức về kinh doanh trên TTCN 31

. Tư

31

cách cũng là một vấn đề cần coi trọng ở người cán bộ công tác quản lý chuyển giao công nghệ tại địa phương32

.

- Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ các DN, các tổ chức kinh tế trong việc đổi mới công nghệ, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, tạo ra những sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao.

- Thành lập Quỹ phát triển KH&CN của Thành phố, các chương trình hỗ trợ đổi mới cho các DN vừa và nhỏ để hỗ trợ các DN tiến hành các NC&PT, xây dựng các bộ phận NC&PT, tăng cường các nhân lực làm công tác NC&PT của DN. Xây dựng các cơ chế, các chế độ miễn giảm, ưu tiên về thuế đối với hoạt động chuyển giao công nghệ, hợp đồng NC&PT của tổ chức KH&CN với các DN. Chú trọng hoạt động chuyển giao công nghệ vào diện tài trợ của Quỹ33. Đây cũng là thực hiện chủ trương được nêu trong Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30-8-2005 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Phát triển thị trường công nghệ là "Hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế chuyển giao, ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thông qua Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh, thành phố".

- Xây dựng, ban hành chính sách thưởng phạt rõ ràng với các hoạt động KH&CN. Cụ thể là: người tạo ra sản phẩm HH công nghệ phải chịu

32

Ở Trung Quốc có những quy định như: "Người chưa được Văn phòng Quản lý thị trường công nghệ cấp giấy chứng nhận về tư cách, không được làm công tác đăng ký thẩm định hợp đồng công nghệ" (Điều 19 của Điều lệ quản lý thị trường công nghệ Thành phố Bắc Kinh).

33

Ngay như Hà Nội, cũng đã có những đề xuất đưa vào đối tượng tài trợ của Quỹ phát triển KH&CN Thành phố Hà Nội những nội dung như: hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thị trường, triển lãm, quảng cáo sản phẩm mới, sản phẩm chế thử từ ứng dụng kết quả nghiên cứu; hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống thông tin, dữ liệu, tài liệu; hỗ trợ cho việc tổ chức các chợ thiết bị và công nghệ; ... (Nguyễn Minh Phong: "Cơ chế tài chính để khai thác các kết quả nghiên cứu dùng vốn ngân sách nhà nước ở Hà Nội", Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 6-2004, trang 45).

trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, kết quả của mình và được hưởng phần trăm thích đáng từ lãi xuất mà kết quả KH&CN mang lại.

- Xây dựng, ban hành các cơ chế động viên, tôn vinh tài năng trong hoạt động KH&CN, khen thưởng kịp thời, xứng đáng những công trình được áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao.

- Tăng cường phổ biến, nâng cao nhận thức và hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

3.3.2.2. Đề cao vai trò và hỗ trợ các tổ chức trung gian, môi giới nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ

- Đảm bảo các ưu đãi về tài chính và hỗ trợ về thủ tục nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế, kể cả các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh vào hoạt động tư vấn, môi giới công nghệ.

- Chú trọng thu hút các chuyên gia giỏi, các tổ chức KH&CN có năng lực và uy tín tham gia hoạt động trong các tổ chức tư vấn, môi giới công nghệ; cần tạo điều kiện thuận lợi trong công tác và sinh hoạt, có chính sách khuyến khích về tinh thần và vật chất đối với lực lượng chuyên gia tham gia tư vấn, môi giới công nghệ.

Cần sớm có quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên nghiệp làm công tác tư vấn, môi giới công nghệ. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất, tác phong nghề nghiệp của cán bộ làm công tác môi giới KH&CN (tôn trọng hợp đồng, giữ chữ tín, kinh doanh trung thực); phát triển ngành nghề tư vấn, môi giới công nghệ theo hướng pháp chế hoá, quy phạm hoá.

- Khuyến khích các mối quan hệ liên kết giữa tổ chức tư vấn, môi giới công nghệ trong thành phố với các tổ chức tư vấn, môi giới công nghệ ngoài thành phố.

- Nâng cao năng lực hoạt động, chất lượng dịch vụ của các tổ chức tư vấn, giám định, thẩm định, đánh giá công nghệ; thành lập Trung tâm đánh giá, thẩm định, định giá công nghệ của thành phố.

- Xúc tiến xã hội hoá, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ mua bán, chuyển giao công nghệ và các sản phẩm HH KH&CN khác. Chức năng và nhiệm vụ của các tổ chức này phải bám sát vào các nhu cầu cụ thể của các DN về các loại HH công nghệ cụ thể của từng giai đoạn CNH – HĐH.

- Xác lập cơ chế tài chính phù hợp trong việc đầu tư thành lập và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện phát triển thị trường công nghệ hải phòng giai đoạn 2010 2020 (Trang 68 - 88)