1.4.1. Vị trí địa lý và cơ sở hình thành tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng
Vị trí địa lý của các tỉnh nằm trong tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng mang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển thương mại, đẩy mạnh hợp tác đầu tư.
Mặc dù các tỉnh trong tam giác kinh tế có trình độ phát triển khác nhau, nhưng sự phát triển này mang tính liên kết và được sự hỗ trợ của các trung tâm kinh tế Côn Minh, Hải Phòng. Các trung tâm kinh tế này sẽ là trụ cột chính thúc đẩy sự phát triển của tam giác kinh tế và đóng vai trò liên kết các tỉnh trên toàn tuyến.
Một điều thuận lợi nữa là, tam giác kinh tế này thuốc tuyến hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, mà tuyến hành lang này mở tiếp giáp với các khu vực Đông Nam Á và có khả năng vươn ra những khu vực thị trường xa hơn. Một mặt là cửa ngõ thông thương với Trung Quốc rộng lớn, các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan, Mianma, mặt khác có thể tiếp cận với các khu vực khác trên thế giới.
Như vậy, vớivị trí thuận lợi đó sẽ giúp cho hai bên Việt - Trung có thể tiếp cận thị trường, đẩy mạnh hoạt động buôn bán hai nước, đồng thời hàng hoá có thể thâm nhập vào các thị trường khác.
Cơ sở hình thành
Hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi tất yếu khách quan của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả giúp Việt Nam tạo ra thế đứng mới trên thương trường quốc tế, hạn chế những đối xử không công bằng, tranh thủ nguồn vốn, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thu sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề phải đặt ra là phải lựa chọn như thế nào để hội nhập mà vẫn bảo toàn độc lập tự chủ, không đánh mất truyền thống, an ninh trật tự được đảm bảo, xã hội lành mạnh và phát triển. Chính vì vậy đã có nhiều hình thức liên kết kinh tế được sử dụng nhằm đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại song phương và đa phương, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các hình thức liên kết đó có thể là liên kết toàn cầu, liên kết kinh tế khu vực hoặc liên kết tiểu vùng.
Vì vậy, Việt Nam đã chủ động tham gia hội nhập vào các Tổ chức Thương mại trên thế giới (WTO), tham gia vào tổ chức Liên Hiệp Quốc (UN), khu vực (ASEAN) cũng như các nước láng giềng trong đó có mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Đây là mối quan hệ lâu đời và đang phát mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực văn hóa, kinh tế chính trị, an ninh quốc phòng. Trong đó quan hệ kinh tế giữa hai nước luôn được coi trọng. Hai bên đã đưa ra tuyên bố chung, công bố nhiều thỏa thuận hợp tác thương mại và nhiều vấn đề khác. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp và hợp tác trong khuôn khổ đa phương: tăng cường hợp tác trong các thể chế khu vực, liên khu vực và quốc tế, thúc đẩy hợp tác toàn diện ASEAN - Trung Quốc nhanh chóng triển khai “Hiệp định về mở rộng và đi sâu hợp tác song phương” đẩy nhanh tiến trình xây dựng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”.
Tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng, đây là chiến lược giữa hai nước Việt - Trung về hợp tác xây dựng “Hai hành lang, một vành đai” đã được Việt Nam đưa ra tháng 5 - 2004, trong chuyến thăm Trung Quốc của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Tam giác này được hình thành trên cơ sở lấy trục giao thông và các hoạt động kinh tế làm nòng cốt, phát huy tác động lôi kéo và lan toả ra bên ngoài trong quá trình phát triển. Mục đích trong tương lai là: tăng tốc các tuyến đường cao tốc và hệ thống đường sắt tiêu chuẩn quốc tế. Về không gian lãnh thổ, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc bao gồm thành phố Hải Phòng, Lào Cai của Việt Nam và tỉnh Hải Nam, khu vực tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây) của Trung Quốc. Hành lang kinh tê “Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh” (tên tếng Anh: Kuming - Lao Cai - Ha Noi - Hai phong - Quang Ninh economic corridor) là tuyến trục giao thông liên kết kinh tế giữa vùng Tây Nam Trung Quốc rộng lớn với các tỉnh phía Bắc của Việt Nam là cầu nối khu vực này với khu vực khác của vùng Đông Nam Á và khu vực khác trên thế giới. Trục giao thông này bao gồm tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy kết nối các trung tâm kinh tế như Côn Minh (Vân Nam Trung Quốc) thông qua cửa khẩu quốc tế
Hà Khẩu, đến trung tâm kinh tế Hà Nội (Việt Nam) và qua cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) thông thương với các khu vực khác. Đây là Tam giác tạo thành một khu vực tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu có hai cực tăng trưởng kinh tế là Côn Minh, Hà Nội, có điểm lan toả là cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) và có tuyến lan toả, có cảng nội địa và hải cảng. Khu vực kinh tế theo mô hình này rất dễ thích ứng, thuận lợi cho giao thông buôn bán giữa các quốc gia bên ngoài và sự phân công ngành nghề thuân lợi. Do vậy việc xây dựng và phát triển Tam giác kinh tế này là rất cần thiết và phù hợp với thời kỳ hội nhập. Việc xây dựng tuyến Tam giác này đã dựa trên những điều kiện thuận lợi sẵn có của nó như về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và kết cấu hạ tầng.
1.4.2. Vai trò của Tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng
Thúc đẩy hội nhập và phát triển của hai nước Việt Nam - Trung Quốc
Hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới là một trong những định hướng chiến lược quan trọng của Việt Nam và Trung Quốc nhằm tận dụng cơ hội toàn cầu hóa để phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách so với các nước trên thế giới. Chính vì vậy việc xây dựng hành lang kinh tế, cụ thể là tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng này sẽ thúc đẩy quá trình hội nhập của hai nước ngày càng sâu.
Đây là khu vực kinh tế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trao đổi hàng hóa giao lưu kinh tế giữa các khu vực khác nhau. Hàng hóa của hai nước Việt Nam và Trung Quốc có thể dễ dàng thâm nhập ra thị trường thế giới. Không chỉ dừng lại ở việc trao đổi hàng hóa mà hành lang còn đóng vai trò là cầu nối thương mại giữa các nước lại với nhau, chẳng hạn như nối liền ASEAN - Trung Quốc, tạo lực mạnh phát triển kinh tế, thúc đẩy hợp tác với các nước trong một châu lục và các châu lục khác. Ngoài ra còn góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập trong bối cảnh tự do hóa thương mại ở mỗi nước. Chẳng hạn ở Việt Nam mỗi tỉnh đều có một lợi thế riêng của mình đây là điều kiện cần để phát triển kinh tế của từng vùng miền, vùng biên giới. Vì vậy các tỉnh đã biết liên kết lại phối hợp với nhau để khai thác lợi thế cũng như tiềm
năng của các tỉnh. Do đó khi vùng Tam giác kinh tế này được xây dựng nó đã tạo ra các mạch giao thông và trên cơ sở đó hình thành nên các cụm dân cư. Đây là cơ sở hình thành thị trường trao đổi hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế hàng hóa. Và cũng chính các tuyến này sẽ liên kết các cụm dân cư trở thành những khu vực thị trường rộng lớn, thúc đẩy phát triển thương mại.
Việc xây dựng Tam giác kinh tế sẽ khơi thông lĩnh vực hợp tác kinh tế Vân Nam và Việt Nam, làm cho các nhân tố về tài nguyên, sản xuất công nghiệp được luân chuyển dễ dàng, tăng thêm giá trị thông qua sự hợp tác quốc tế về các lĩnh vực: thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng, du lịch, dịch vụ. Xoá bỏ đi những khó khăn, hình thành cơ cấu kinh tế thương mại lớn, bổ sung ưu thế cho nhau, để cùng nhau phát triển. Như vậy tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hai nước đặc biệt thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, xóa bỏ thời kỳ đóng cửa vùng biên mà thay bằng thời kỳ hội nhập với bên ngoài. Hợp tác xây dựng tuyến hành lang giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc nhằm phát triển kinh tế hai nước, nâng cao đời sống của nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền góp phần vào tăng trưởng chung của kinh tế mỗi nước.
Thúc đẩy mở rộng thị trường và lưu thông hàng hóa giữa hai nước và thế giới
Việc xây dựng vùng Tam giác kinh tế, lấy việc xây dựng hạ tầng giao thông làm nòng cốt sẽ khắc phục được hạn chế về ách tắc giao thông cản trở trong sự hợp tác kinh tế thương mại giữa Vân Nam và Việt Nam. Đồng thời kết hợp chặt chẽ các hoạt động kinh tế như xây dựng giao thông phát triển sản xuất, đầu tư và thương mại trong khu vực, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, lưu thông kỹ thuật, để sự hợp tác kinh tế của hai đi vào chiều sâu.
Tam giác kinh tế tạo điều kiện để các địa phương trong vùng mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, giảm chi phí trung gian do đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trao đổi. Tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng thúc đẩy quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ tự cung tự cấp,
trước đây sang sản xuất hàng hóa chỉ phục vụ trong vùng nhưng hiện nay một số mặt hàng đã xuất khẩu ra bên ngoài đem lại lợi nhuận và hiện đại hóa nông thôn.
Trong quan hệ buôn bán trong vùng Tam giác kinh tế hai bên Việt Nam - Trung Quốc có điểm tương đồng về nhu cầu đối với mặt hàng, cụ thể là các yêu cầu về chất lượng, phù hợp với yêu cầu sản xuất, chi phí vận tải thấp, thanh toán bằng việc sử dụng đồng nội tệ.
Sự phát triển của thị trường do vùng Tam giác kinh tế tạo ra có tác động thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã hội, tạo thêm nhiều ngành nghề mới góp phần giải quyết việc làm cho các tỉnh miền núi phía Bắc (Việt Nam) và các vùng lân cận. Đặc biệt phát triển những ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là rất quan trọng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hơn nữa việc trao đổi thương mại trong vùng này còn tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế của các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Và các ngành đã có sự thay đổi từ tình trạng tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các vùng thuộc tam giác kinh tế.
Một là, thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn
Tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng nằm trong tuyến hành lang kinh tế là sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực vì vậy khi Tam giác kinh tế này phát triển kéo theo sự hợp tác trao đổi kinh nghiệm khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại từ đó áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp để cải tạo con giống, cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất lao động thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thông qua các hoạt động của Tam giác kinh tế, sản phẩm nông nghiệp có được thị trường tiêu thụ, hạ giá thành và nâng cao chất lượng.
Qua hợp tác Việt Nam có điều kiện nhập máy móc thiết bị hiện đại, vật tư, giống cây trồng vật nuôi cần thiết học hỏi được kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi của Trung Quốc để phát triển vùng nông nghiệp.
Sự phát triển Tam giác kinh tế nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh còn tạo điều kiện thúc đẩy quá
trình đô thị hoá nông thôn, tạo thêm nhiều ngành nghề công nghiệp, dịch vụ thu hút lao động nông nghiệp giải quyết việc làm, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá ở vùng núi phía Bắc nước ta.
Hai là, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp
Tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để các địa phương trong vùng thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và nhân lực để phát triển các ngành công nghiệp địa phương cũng như có khả năng hợp tác để phát triển các ngành công nghiệp mới như bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, các ngành chế tạo, các ngành chế biến.
Bên cạnh đó thì việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các trung tâm thương mại và chợ biên giới cũng là động lực chủ đạo phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ nằm trong tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng. Khu kinh tế bao gồm khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai: Khu thương mại Kim Thành; cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải; cụm công nghiệp Đông Phố Mới. Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được Thủ tướng chính phủ Vịêt Nam ra quyết định thành lập ngày 26/05/1998. Khu kinh tế này bao gồm các phường Lào Cai, Cốc Lếu, Duyên Hải, Phố Mới, Kim Tân và các xã Vạn Hòa, Đông Tuyển thuộc thành phố Lào Cai; thôn Na Mo xã Bản Phiệt thuộc huyện Bảo Thắng; xã Mường Khương thuộc huyện Mường Khương.
Với sự phát triển sôi động của khu kinh tế này sẽ hình thành những khu trung tâm thương mại buôn bán, thúc đẩy nhiều ngành nghề phát triển, thu hút nhiều lao động sử dụng tốt nguồn nhân lực, để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của vùng và những khu vực lân cận.
Ba là, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng của các tỉnh trong Tam giác kinh tế. Quá trình phát triển tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng sẽ tạo điều kiện cải thiện đáng kể hệ thống kết cấu hạ tầng của các địa phương nhất là các tỉnh nằm trên tuyến hành lang của hai nước. Trong chương trình dự án hành lang do ADB tài trợ và đầu tư của chính phủ hai nước, hệ thống giao thông đường bộ đường sắt, đường hàng không, cảng biển, thông tin liên
lạc, cung cấp năng lượng sẽ từng bước được hiện đại hoá. Điều kiện kết cấu hạ tầng được cải thiện sẽ thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho các tỉnh trong vùng Tam giác kinh tế.
Bốn là, góp phần tăng trưởng kinh tế
Việc xây dựng Tam giác kinh tế sẽ hình thành ưu thế mang tính khu vực, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế này sẽ sinh ra các khả năng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế giữa Vân Nam và miền Bắc Việt Nam: một là, khả năng mở rộng sự tăng trưởng về sản lượng; hai là, khả năng dẫn dắt việc ưu tiên bố trí nguồn tài nguyên; ba là, khả năng thu hút sự tập trung đầu tư; bốn là, khả năng xúc tiến điều chỉnh cơ cấu công nghiệp;
năm là, khả năng thúc đẩy mở cửa đối ngoại.
Trao đổi kinh tế thương mại trong vùng kinh tế này góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh theo hướng phát triển