Đánh giá thành công, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phát triển tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng trên truyền hình địa phương, tiếp cận từ lý thuyết truyền thông phát triển (Trang 85 - 92)

2.3.1. Ưu điểm

Về nội dung

Hầu hết nội dung của Đài truyền hình địa phương được đảm bảo tính chính xác của thông tin. Bởi tất cả các nội dung trước khi thực hiện đều được phóng viên phụ trách lên kế hoạch và trình sự phê duyệt của lãnh đạo Ban Biên tập các Đài đồng ý thì mới tổ chức sản xuất và tất cả đề tài đều hướng đến mục tiêu chung đó là chuyển đến người dân những thông điệp về thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tam giác kinh tế và thay đổi hành vi của người dân. Nội dung đưa tin phong phú giúp góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao trình độ sản xuất, tri thức cho nông dân. Khoảng 67% ý kiến của người dân cho rằng thông tin kinh tế trên Truyền hình khá phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu thông tin cho họ...

Đánh giá về điều này, ông Nguyễn Hữu Thể - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã cho rằng “Trong những năm gần đây, vấn đề Tam giác kinh tế, hành lang kinh tế được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và đã cho tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, nhận thức được điều đó, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai thường xuyên đưa tin liên quan đến vấn đề đó đến người dân, tôi đã được báo cáo và thực tế là theo dõi thường xuyên nên thấy rằng, nội dung mà Đài Lào Cai đề cập là chính xác, kịp thời... Đài dùng nhiều thể loại khác nhau để truyền đạt thông tin đến công chúng, kể cả những huyện vùng sâu, vùng xa cũng có thể tiếp cận được thông tin, điều này thực sự hữu ích đối với công tác thực hiện”.

Ngoài những ý kiến của Lãnh đạo tỉnh, tác giả cũng đã thực hiện phỏng vấn một số khán giả xem Truyền hình.

Những thông tin đưa trên chương trình thời sự rất hữu ích, bình thường tôi không có thời gian đọc báo mạng hay báo in vì công việc rất bận rộn, nhưng không vì vậy mà tôi không biết gì về các chủ trương về kinh tế - chính trị của Nhà nước vì buổi tối tôi hay xem Chương trình thời sự Việt Nam, sau đó là Chương trình Thời sự của tỉnh Lào Cai. Những người nông dân như chúng tôi thì làm gì có điều kiện để có tiền mua điện thoại xịn hay báo về đọc đâu, may là chương trình Thời sự đã thông tin khá đầy đủ. Còn về vấn đề tam giác kinh tế thì tôi có thấy Đài thường xuyên đưa tin, nói thật với chị, thực sự khi những chủ trương, chính sách này được thực hiện thì người dân mừng lắm, nó không những làm cho kinh tế của tỉnh phát triển mà đời sống của

nhân dân cũng được cải thiện. (theo ông Nguyễn Văn Huân, xã Xuân Giao,

huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai).

Bà Phan Thị Đào trú tại Thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai cho biết “Từ khi biết được thông tin về các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh qua ti vi tôi mừng lắm, trước đây bà con chúng tôi sống không có điện, không có ti vi, phát thanh nên Nhà nước có thông tin gì chúng tôi đâu có biết, thỉnh thoảng được các cán bộ tuyên truyền, từ ngày có cái ti vi, xem Thời sự, tôi biết được bao nhiêu thứ”.

Nhận xét về nội dung mà Đài PT - TH Hải Phòng đã tuyên truyền trên sóng truyền hình, mà cụ thể là ở đây là vấn đề tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng, ông Phạm Văn Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đã đánh giá: “Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng đã làm tốt khâu biên tập, nội dung rất chân thực và gắn với thực tiễn, riêng đối với việc tuyên truyền về tam giác kinh tế nói riêng, hành lang kinh tế nói chung, Đài Hải Phòng đã làm khá tốt, tập trung vào trọng tâm không dàn trải, chính vì vậy hiệu quả thu được cao”

Bà Trịnh Hồng Xuân, trú tại xóm 5, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng cho biết: Tối nào tôi và gia đình cũng xem Chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam và các Chương trình trên Đài Hải Phòng, ban ngày nhà làm mộc, chỉ có buổi tối là có thời gian xem ti vi, dù bận bịu là thế nhưng tôi vẫn nắm bắt được các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội... phải biết, phải cập nhật thông tin để mình không lạc hậu, đặc biệt là những chính sách mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế, chính trị lại càng phải theo dõi, cập nhật thường xuyên, cụ thể ở đây là vấn đề “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”, tôi thấy đây là chính sách giao lưu, liên kết kinh tế rất thiết thực, hữu ích, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.

Từ những phản hồi của các đối tượng được phỏng vấn cho thấy Truyền hình địa phương càng đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của công chúng và quan trọng hơn hết, đó là niềm tin của họ.

Về hình thức

Ngoài nội dung Truyền thông, thì hình thức thể hiện các chuyên đề được sử dụng nhiều thể loại báo chí hiện đại: tin, phóng sự, phỏng vấn, trao đổi giữa nhà báo với diễn giả, sân khấu hóa, truyền hình thực tế…. với mục tiêu làm sao người xem dễ tiếp thu nhất, nắm bắt thông tin dễ dàng, sử dụng ngôn ngữ hình ảnh, ngôn ngữ báo chí dễ hiểu.

Ông Nguyễn Đồng Khang - Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng cho rằng: “Các chương trình được phát sóng trên Đài, đặc biệt là các chương trình về kinh tế bây giờ hấp dẫn hơn nhiều. Trước kia có thời gian,

người dân bỏ xem các Chương trình của kênh địa phương rất nhiều, nhưng những năm gần đây, nhờ có nhiều đổi mới ở nội dung và hình thức thế hiện nên đã thu hút công chúng xem Truyền hình, lượng khán giả của các Đài địa phương tăng đáng kể”.

2.3.2. Về hạn chế

Những kết quả công tác tuyên truyền thông qua các hình thức phát trên sóng các Đài PT - TH của Lào Cai, Hải Phòng đạt được góp phần tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế của từng địa phương và của vùng tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng. Người dân đánh giá rất cao về vai trò của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng trong tuyên truyền về phát triển tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng. Tuy nhiên, cùng với thành tựu, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan các chương trình này cũng bộc lộ nhiều hạn chế.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, các phương tiện thông tin đại chúng càng có điều kiện phát triển, trong đó có báo chí nói chung và Truyền hình nói riêng. Sự cạnh tranh của các loại hình báo chí và cơ quan báo chí đang trở nên gay gắt. Hầu hết các cơ quan báo chí, nhất là các Đài truyền hình việc thực hiện Nghị định 43 về tự chủ tài chính vừa là động lực, mục tiêu để phát triển và cũng vừa là thách thức. Bởi thị trường công chúng có hạn mà cơ quan báo chí thì nhiều. Đây là yếu tố để các Đài xác định tồn tại hay không tồn tại và từ đó có chiến lược phát triển cơ quan báo chí phù hợp với thực tế trên cơ sở đảm bảo tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, là công cụ quản lý điều hành của các cấp ủy Đảng chính quyền các địa phương. Xã hội hóa báo chí được các Đài đặc biệt quan tâm, khai thác nhất là đối với các chuyên đề, chuyên mục. Hầu hết các chuyên đề, chuyên mục mang tính kinh tế được các cơ quan truyền thông, doanh nghiệp có liên quan tài trợ thực hiện chương trình. Do thực hiện một chương trình truyền hình rất tốn nhiều chi phí, nhà Đài khó cân đối kinh phí khi thực hiện một số chương trình mang tính tự giới thiệu, nên rất cần sự hợp tác. Chính sự hợp tác này phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng, tính định

hướng của báo chí hơn là quảng bá giới thiệu sản phẩm cho đơn vị tài trợ. Chính sự tài trợ này đã chi phối rất lớn nội dung, đề tài của chương trình, phần lớn do đối tác cung cấp và sản xuất theo yêu cầu của đối tác hơn là của nhà Đài. Từ đó có những thông tin khó kiểm soát và phần lớn nặng về quảng bá, quảng cáo sản phẩm của đối tác nhiều hơn....

Đội ngũ nhà báo làm công tác tuyên truyền về kinh tế có nơi chưa có nhiều kinh nghiệm, am hiểu chưa sâu về lĩnh vực này nên đôi khi tác phẩm truyền hình chưa sinh động, nội dung đôi lúc nhàm chán, kết cấu chương trình chưa hấp dẫn, hình ảnh đôi lúc còn sơ sài.

Sóng Truyền hình đối với các Đài là nguồn tài nguyên rất quan trọng, do vậy việc khai thác nguồn tài nguyên nầy rất được các nhà Đài quan tâm, dành thời lượng đáng kể và tùy theo điều kiện của từng Đài. Tuy nhiên qua khảo sát các sản phẩm truyền hình tuyên truyền về phát triển kinh tế nói chung và phát triển vùng tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng nói riêng có thời lượng còn rất ít, và lượng công chúng khảo sát xem các chuyên đề trên sóng truyền hình các Đài chưa cao.

Bên cạnh đó, thù lao nhuận bút ở một số đơn vị còn thấp, do phần lớn các Đài tự cân đối ngân sách, nên khung nhuận bút hiện nay không cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng chương trình không cao. Bởi vì có người quan niệm “Tiền nào của đó” đây cũng chính là rào cản trong đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình ở một số Đài Truyền hình hiện nay.

Mặc dù được xác định báo chí có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước, nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Luật báo chí ra đời để giúp cho hoạt động báo chí được thuận lợi hơn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hầu như ít ai quan tâm đến báo chí, vai trò báo chí ít được được đề cập, khi cần thì cơ cấu vào Ban tổ chức này hay một chương trình, đề án nào đó. Trong các Đề án, chiến lược phát triển, hay trong các nghị quyết giao cho đơn vị này, đơn vị kia triển khai thực hiện, nhưng báo chí không được đề cập đến. Đây là những khó khăn lớn khi triển khai, báo chí khó tiếp cận được nguồn thông tin, cũng như khẳng định vai trò, vị trí của mình, mà

chỉ là cơ quan phục vụ, bị động trong nắm bắt thông tin cũng như trách nhiệm của báo chí, không có cơ chế ràng buộc nào bắt cơ quan báo chí phải thực hiện. Hiện nay, một số Đài Truyền hình đã xuất hiện xu hướng này, chính trị là thứ yếu mà kinh doanh là chủ yếu.

Tuy được trang bị những công nghệ Truyền hình tiên tiến, hiện đại, phương pháp làm báo hiện đại… nhưng một số đài trang thiết bị kỹ thuật từ tiền kỳ đến hậu kỳ, truyền dẫn phát sóng còn nhiều bất cập, hạn chế, từ đó làm cho chất lượng chương trình trên sóng truyền hình nói chung và các chuyên đề, chuyên mục về kinh tế cũng không cao, ảnh hưởng đến lượng khán giả công chúng.

Do đặc thù là hai tỉnh, thành phố là khác nhau, như Lào Cai chủ yếu là vùng núi, vùng sâu, vùng xa và chủ yếu là các dân tộc thiểu số ít người sinh sống nên khả năng tiếp cận các thông tin, các chương trình của người dân bị hạn chế. Còn Hải Phòng có địa hình đồng bằng, có biển và hải đảo, nên đòi hỏi phải có những chương trình cụ thể để người dân tiếp thu thông tin tốt hơn. Đây cũng chính là hạn chế để các Đài xây dựng thương hiệu để lấy lòng tin, sự quan tâm theo dõi của công chúng

Qua khảo sát các một số chuyên đề chuyên mục về kinh tế trên sóng truyền hình địa phương đã làm tốt vai trò thông tin tuyên truyền cho người dân. Tuy nhiên vấn đề tư vấn thì hầu như các sản phẩm truyền hình chưa thể hiện rõ nét, bởi thường các chương trình chỉ thông tin, giới thiệu một chiều chủ quan từ phía nhà báo, chưa có nhiều sự phản hồi của người dân về nhưng thông tin được tuyên truyền.

Tiểu kết chƣơng 2

Với lợi thế của mình, Truyền hình ngày càng trở thành loại hình báo chí quen thuộc với công chung bởi tính hấp dẫn về hình ảnh, âm thanh chân thực và tính chính xác, kịp thời về nội dung thông tin. Cùng với cạnh tranh của các cơ quan báo chí, mà ngày nay công chúng được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phong phú đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện của các Đài Truyền hình để vừa tăng lượng công chúng vừa tạo thương hiệu đủ sức cạnh tranh trên thị trường, trong đó các chuyên đề, chuyên mục về phát triển kinh tế, đặc biệt ở đây là phát triển tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng đã phát huy được thương hiệu và phần nào đáp ứng được nhu cầu thông tin, học hỏi của người dân. Và báo chí được xem là kênh thông tin quan trọng, kịp thời thông tin và chuyển tải những nội dung về kinh tế đến người dân, góp phần làm thay đổi nhận thức, tư duy, hành vi của họ.

Ở chương 2, tác giả phân tích thực trạng hoạt động tuyên truyền vấn đề tam giác kinh tế trên sóng Truyền hình địa phương thông qua sự phân tích về nội dung, hình thức thể hiện từ đó rút ra được những đánh giá ưu điểm, hạn chế của việc tuyên truyền của hai Đài.

Sự phát triển của tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng đã cho thấy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương trong vùng đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trong việc tạo ra bước đổi mới toàn diện cho cả vùng, nhất là những thành tựu vượt bậc về kinh tế, góp phần đáng kể vào thành tựu chung của cả nước.

Chƣơng 3

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phát triển tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng trên truyền hình địa phương, tiếp cận từ lý thuyết truyền thông phát triển (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)