Một số kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong công tác thông tin,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phát triển tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng trên truyền hình địa phương, tiếp cận từ lý thuyết truyền thông phát triển (Trang 92 - 105)

thông tin, tuyên truyền phát triển kinh tế trên Truyền hình hiện nay

3.1.1. Về những kinh nghiệm trong công tác thông tin tuyên truyền

*Triển khai hoạt động tuyên truyền bám sát mục tiêu phát triển kinh tế địa phương và gắn với đối tượng công chúng mục tiêu

Mục tiêu phát triển của mỗi kênh Truyền hình là vừa hướng tới toàn xã hội, vừa tạo được lượng khán giả đủ lớn để các nhà quảng cáo quan tâm. Mức độ bao phủ công chúng quốc gia của các mạng lưới và các đài liên kết với chúng càng lớn thì số lượng chương trình thành phẩm được phát sóng rộng rãi trong một ngày càng nhiều, hiệu quả kinh tế càng cao.

Đài PT - TH Lào Cai và Hải Phòng đã tiếp thu kinh nghiệm xây dựng mạng lưới Truyền hình quốc gia làm phát triển quy mô thị trường, nâng cao tính thương mại của sản phẩm Truyền hình, thúc đẩy giao lưu hàng hóa và tạo tỷ suất lợi nhuận tối đa cho từng sản phẩm, dịch vụ, ví dụ vấn đề phát triển tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng nói riêng sẽ được tuyên truyền rộng rãi tới tới mọi miền trên Tổ quốc, từ đó hiệu quả thực hiện được nâng lên rõ rệt.

Ở Đài Lào Cai, số lượng các Tin bài được phát trên Chương trình Thời sự là 60 đến 80 tin bài/năm. Ví dụ một số tin tiêu biểu: Phát triển cửa khẩu, Hội chợ thương mai Quốc tế Côn Minh, Thông tin về chính sách biên mậu của mỗi bên, Thông tin về hoạt động kinh tế cửa khẩu, Thực hiện nhiệm vụ

của các lực lượng quản lý cửa khẩu... Ngoài ra, hàng năm, Đài PT - TH Lào

Cai sẽ xây dưng 3 đến 4 Phóng sự về các cuộc Hội đàm thúc đẩy hợp tác hay

Ghi nhanh về chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo 2 bên...

Bà Lưu Thị Nụ - Phó Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai nhận định:

Đối với hoạt động tuyên truyền về kinh tế, Đài thường cử những Phóng biên, Biên Tập viên có kinh nghiệm cũng như am hiểu về mảng kinh tế - chính trị - xã hội phụ trách (Phóng viên Trường Giang, Hồng Giang, Thanh Sơn), làm sao để khi phát sóng có thể chắt lọc được nội dung quan trọng nhất.

Đối với Đài PT - TH Hải Phòng trong những năm 2009 - 2012 rất chú trọng công tác tuyên truyền trên Truyền hình đặc biệt là về kinh tế. Hằng năm, có đến 50 đến 60 tin bài về vấn đề phát triển hành lang kinh tế, tam giác kinh tế được phát trên Chương trình Thời sự của Đài Hải Phòng. Các tin bài có nội dung phong phú, một số Tin bài tiêu biểu như: Thông tin về lãnh đạo 2 bên gặp gỡ, về xây dựng khu hợp tác kinh tế....

Phát biểu về vấn đề này, ông Nguyễn Đồng Khang - Giám đốc Đài PT - TH Hải Phòng cho rằng:

Công tác tuyên truyền trên Truyền hình, đặc biệt là các vấn đề về kinh tế được Đài Hải Phòng hết sức chú trọng trong từng khâu, đòi hỏi nội dung các phóng sự, tin bài, phim tài liệu phải có nội dung đa dạng, phong phú, có sức lôi kéo người xem Truyền hình thì mới đạt được hiệu quả thiết thực.

Đây là một kinh nghiệm quý giá. Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá Truyền hình không chỉ giúp các Đài Phát thanh duy trì ổn định, tăng doanh thu, mà còn khai thác thêm nhiều đối tượng độc giả khác. Thông tin trên Truyền hình từ đó có tác động sâu rộng hơn.

*Bám sát nhu cầu công chúng dựa trên sự đánh giá, phản hồi tương tác

Nghiên cứu công chúng là công việc quan trọng nhưng hầu như các Đài vẫn còn đang bỏ ngỏ. Phản hồi của công chúng chính là bước cuối cùng đo hiệu quả tác động của các tin tức hay phóng sự. Bởi mặc dù đã nghiên cứu công chúng ngay từ bước đầu nhưng trong quá trình thực hiện cũng chưa chắc hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của khán giả. Mặt khác, sau thời gian thực hiện, sự thay đổi về các nhu cầu của công chúng là tất yếu, do vậy, chương trình cũng cần thay đổi theo. Việc đánh giá phản hồi của công chúng chính là nhằm mục đích kịp thời nắm bắt được sự thay đổi ấy để có hướng phát triển chương

trình phù hợp. Ngoài ra, phản hồi của công chúng cũng được xem là một kênh thông tin hữu ích cho việc xây dựng ý tưởng đề tài cho các chương trình tiếp theo. Kênh phản hồi của khán giả hiện nay còn chưa được triển khai nhiều. Chủ yếu vẫn là với một số chương trình dành cho người trẻ hoặc có khả năng sử dụng mạng xã hội. Việc tiếp nhận thông tin vẫn chủ yếu qua các bình luận về chương trình trên website hoặc mạng xã hội. Với các Tin tức, Phóng sự về kinh tếchưa có sự tương tác với khán giả.

Các chương trình đều nên phải có kênh tiếp nhận phản hồi của công chúng. Tùy vào đặc điểm của từng nhóm công chúng mà xây dựng các kênh phản hồi khác nhau. Chẳng hạn, với người dân tộc hoặc những người sống ở vùng sâu vùng xa, điều kiện vật chất khó khăn thì có thể tiếp nhận phản hồi thông qua cán bộ địa phương, trưởng làng trưởng bản hoặc những người thực sự gần dân, được dân tin tưởng. Biên tập viên có thể thường xuyên cập nhật thông tin, nhờ các cộng tác viên này đi khảo sát, hỏi ý kiến và tiếp nhận phản hồi của người dân. Hiện nay, một điều ai cũng phải thừa nhận đó là sức mạnh của mạng xã hội. Nó có thể thay đổi rất nhiều thứ, trong đó có cả việc định hướng nhu cầu thông tin của công chúng. Những trang fanpage của chương trình là một hướng đi phù hợp với hiện tại khi vừa có thể tiếp nhận thông tin, vừa đẩy được các thông tin thiết yếu về chương trình tới công chúng. Với mỗi đối tượng khác nhau, kênh tiếp nhận phản hồi cũng cần phù hợp với điều kiện, tâm lý của họ.

Các kênh phản hồi còn tạo cơ hội cho công chúng và người thực hiện có thể tương tác với nhau. Format các chương trình còn chưa trú trọng tính tương tác thì càng phải đẩy mạnh điều này ở các kênh tiếp nhận phản hồi. Ở thời đại mà công nghệ phát triển, mọi khoảng cách đang ngày càng được rút ngắn thì nâng cao khả năng tương tác sẽ giúp cho chương trình tiếp cận với khán giả của mình nhanh hơn và trực diện hơn. Vì vậy, để phát triển và nâng cao được chất lượng nội dung các thể loại cần có một kênh tương tác với khán giả của mình.

* Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và tối ưu hóa chi phí sản xuất tác phẩm Truyền hình

Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ

Ngày nay, Truyền hình cáp không còn đơn giản là công nghệ nhằm cải thiện tín hiệu Truyền hình mặt đất mà thực sự đã trở thành đối thủ cạnh tranh của truyền hình thông thường, hơn thế nữa cuộc cạnh tranh này trên mọi mặt: chương trình, khán giả và quảng cáo.

Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển trên thế giới cho thấy những vấn đề mà Việt Nam cần đạt được, đó là phải luôn tìm tòi, đánh giá và phát triển những công nghệ, dịch vụ tương thích với hoàn cảnh và nhu cầu thực tế. Ví dụ đối với đặc thù của những địa phương vùng sâu vùng xa khó có thể triển khai dịch vụ Truyền hình cáp nhưng sẽ là cơ hội cho phát triển truyền hình vệ tinh, truyền hình di động, ngược lai với các trung tâm đô thị lớn sẽ là cơ hội cho loại hình dịch vụ IPTV, truyền hình số...

Ông Nguyễn Đồng Khang - Giám đốc Đài PT - TH Hải Phòng đánh giá rằng: “Do tác động của công nghệ và kỹ thuật Truyền thông hiện đại, nhiều loại hình, dạng thức Truyền thông mới ra đời đã và đang tác động nhiều chiều đến nếp sống, nếp nghĩ của con người, nhất là giới trẻ. Đồng thời nảy sinh những thách thức (trên nhiều phương diện) với các loại hình và dạng thức Truyền thông truyền thống. Đó là cơn lốc các “mạng xã hội”; mobile TV; weblog cùng các loại hình “báo chí công dân” khác. Các loại hình “báo chí công dân” này nếu không kịp thời quản lý, định hướng sẽ dễ tạo ra tác động xã hội ngoài mong đợi; đặc biệt nó hình thành dư luận xã hội trong giới trẻ - “cư dân mạng” ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, lối sống của nhóm công chúng thanh - thiếu niên trong thời đại bùng nổ thông tin và hội nhập toàn cầu. Trên cơ sở các “mạng xã hội”, “báo chí công dân” cùng các dạng thức truyền thông mới xuất hiện, hình thành đội ngũ “nhà báo công dân” trong các quần thể cư dân mạng đang gia tăng nhanh chóng”.

Áp dụng nhanh các phát minh mới thành các dịch vụ Truyền hình là bí quyết thành công của nhiều hệ thống Truyền hình các nước phát triển. Trải

qua thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, đã có rất nhiều nghiên cứu mới về kỹ thuật Truyền hình ra đời, đặc biệt trong đó là các phát minh dựa trên xu hướng hội tụ giữa lĩnh vực viễn thông và Truyền thông, Truyền hình. Xu hướng phát triển này tạo ra một cơ hội mới cho sự phát triển các công nghệ hiện đại hỗ trợ từ việc sản xuất nội dung, truyền dẫn phát sóng đến cách mà khán giả theo dõi Truyền hình. Sản phẩm điển hình của sự hội tụ công nghệ viễn thông và Truyền hình có thể kể tới là loại hình dịch vụ IPTV, Truyền hình internet và Truyền hình di động trên điện thoại.

Bà Lưu Thị Nụ - Phó Giám đốc Đài PT - TH Lào Cai nhận định:

“Vì Lào Cai là tỉnh miền núi, có nhiều huyện vùng sâu, vùng xa nên khả năng tiếp cận thông tin so với những tỉnh khác là thấp hơn nên đòi hỏi phải có những biện pháp tuyên truyền tích cực để người dân tiếp cận được thông tin. Mặt khác, đặc thù của tin bài là có thời lượng 1 đến 2 phút trên mỗi tin bài, cho nên Đài đã chỉ đạo xây dựng những phóng sự, phim tài liệu có độ dài nhất định để người xem truyền hình chú ý, từ đó thu được hiệu quả tuyên truyền”.

Chủ động định hướng thị hiếu công chúng: với ví dụ điển hình là sự

phát triển của dịch vụ Truyền hình di động. Khán giả thay vì phải theo dõi chương trình Truyền hình ở một nơi cố định thì bây giờ đã có thể xem hàng chục kênh Truyền hình bằng chiếc điện thoại luôn mang theo người. Truyền hình di động giúp khán giả không bị bở lỡ một bản tin thời sự, một trận bóng đá, một bộ phim hay vì có thể truy cập và tải nhập thông tin dữ liệu đó về điện thoại bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu. Với thói quen coi chiếc điện thoại di động là - vật bất ly thân, thiết bị đầu cuối này đã thực sự biến thành công cụ thu nhận, truyền tải tin tức thời sự (breaking news), thông tin trực tiếp và đa chiều giữa nhiều người, giữa nhiều cộng đồng và thậm chí đó còn là hạ tầng kết nối mang tính toàn cầu trong kỷ nguyên báo chí công dân (tiếng Anh: citizen journalist).

Nghiên cứu những xu thế phát triển của công nghệ mới cho phép ta nhận thấy cơ hội mới đang thực sự bùng nổ từ những năm đầu thế kỷ XXI. Khi công nghệ viễn thông với các thiết bị đầu cuối đa dạng như các loại điện

thoại thông minh (smart phone), máy tính xách tay (laptop) hay các thiết bị thông tin cá nhân.

Tối ưu hóa chi phí sản xuất

Sản xuất các chương trình mức chi phí thấp, không chỉ sản xuất những chương trình giá thành cao, các Đài Truyền hình còn phải tìm ra những chương trình có giá thành thấp và tìm sự cân đối hài hòa. Các chương trình đối thoại (talk show) cũng tốn ít chi phí sản xuất, bởi nhân vật tham dự thường coi đây như là cơ hội để xuất hiện trước công chúng, đối thoại tọa đàm cũng là nội dung khán giả quan tâm.

Một phương cách được biết đến để cắt giảm các chi phí sản xuất, đó là sử dụng ít hơn các tài nguyên sản xuất, ví dụ như các máy ghi hình, các phòng thu, nhân công sản xuất, hiệu đính và biên tập viên.

Sự phát triển của công nghệ truyền dẫn tín hiệu Truyền hình đã cho phép hình thành hình thức phát sóng mới, khi các hãng sử dụng các công nghệ khác nhau để phát sóng nội dung theo một kế hoạch sắp đặt trước.

Khai thác tối đa nội dung tin tức thời sự. Việc sử dụng lại các bản tin trong ngày là hoàn toàn bình thường đối với các kênh tin tức chuyên biệt. Cách làm này cũng phù hợp với một số kênh Truyền hình thương mại quy mô trung bình hoặc Truyền hình quảng bá công cộng ở các nước đang phát triển. Khả năng tái sử dụng các bản tin và nội dung (nguyên tắc phát lại trên Truyền hình) làm giảm tải gánh nặng chi phí sản xuất chương trình.

3.1.2. Những vấn đề đặt ra hiện nay trong công tác truyền thông nói chung và truyền thông về phát triển kinh tế nói riêng

* Những vấn đề đặt ra hiện nay trong công tác truyền thông nói chung

Trong thực tiễn, thông tin, tuyên truyền có thể chia thành các cấp độ khác nhau, như: Thông tin mô tả là cấp độ đầu tiên, xuất phát điểm của mọi sự định hướng trong hoạt động thực tế của công chúng. Đó là các sự kiện, hiện tượng, vấn đề, mối quan hệ các quá trình của hiện thực được mô tả, tạo thành trên báo chí bức tranh về đời sống hiện thực. Thông tin phân tích là thông tin được hình thành trên cơ sở tư duy về những cái đang có dưới ánh sáng lý

tưởng xã hội của nhà báo. Những sự kiện, vấn đề của đời sống hiện thực được mổ xẻ, phân giải bởi nhà báo nhằm tìm ra các mối quan hệ, các yếu tố ảnh hưởng, phát hiện nguyên nhân và hệ quả của chúng. Thông tin khái quát là thông tin về bản chất, giá trị của sự kiện, hiện tượng vấn đề trong đời sống. Đây là kết quả của sự mô tả, phân tích các sự kiện, vấn đề, quá trình, tìm ra những mối quan hệ bản chất, xác định các giá trị của chúng đối với công chúng. Thông tin hướng dẫn là thông tin mang lại cho công chúng những hình dung cụ thể về phương hướng, về phương pháp hành động, về mục đích và khả năng đạt được dựa trên các điều kiện hiện thực.

Trong giai đoạn cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, truyền thông có những nét đặc thù sau:

Một là, phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, đối tượng phản ánh ngày càng mở rộng (ít còn “vùng cấm” như trước đây). Phản ánh là bản chất của truyền thông. Trong quá trình đó, các sự kiện của thế giới có liên quan đến đời sống con người, phục vụ các quá trình xã hội được báo chí lưu giữ, tái hiện và chuyển tải trong xã hội, phục vụ các quá trình phát triển xã hội.

Nội dung phản ánh của truyền thông rất đa dạng, nhiều chiều, đem lại tri thức về thế giới khách quan, về sự tồn tại của xã hội, về mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới tự nhiên; về những tri thức khoa học - công nghệ do con người tạo ra và đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả trong nhận thức, cải tạo thế giới; về các thành tựu vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại…

Hai là, truyền thông hiện nay là kết quả của mối quan hệ đa phương, sự

tác động chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể. Trong đó, sự kiện tồn tại như khách thể, bộc lộ những tín hiệu - thông tin mà mà chủ thể (nhà báo, cơ quan báo chí, đài truyền hình) hướng tới tiếp nhận, tái tạo, xử lý và chuyển tải. Đồng thời, hoạt động báo chí lại hướng tới khách thể tiếp nhận sản phẩm báo chí là công chúng. Công chúng vừa là đối tượng, vừa là chủ thể trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phát triển tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng trên truyền hình địa phương, tiếp cận từ lý thuyết truyền thông phát triển (Trang 92 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)