Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả Truyền thông của Truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phát triển tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng trên truyền hình địa phương, tiếp cận từ lý thuyết truyền thông phát triển (Trang 105 - 124)

Truyền hình đối với vấn đề phát triển Tam giác kinh tế trên sóng Truyền hình địa phƣơng

3.2.1. Đổi mới sáng tạo nội dung theo hướng phát triển tác phẩm đa chiều (mega story)

Trước những thách thức của thời đại bùng nổ công nghệ, Truyền hình cáp, internet phát triển, người dân có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc đón nhận những thông tin, số lượng người lựa chọn xem kênh Truyền hình địa phương giảm khá rõ rệt, chính vì vậy, người làm Truyền hình phải thiết kế những hình thức phong phú, đa dạng, nội dung hấp dẫn mới thu hút được người xem truyền hình và phương thức mới được áp dụng rộng rãi trong thời gian gần đây đó là “Mega story”.

“Mega Story” là “siêu tác phẩm báo chí’ hay thể loại báo chí hiện đại trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, tạo cho công chúng một môi trường thực tại ảo sống động để trải nghiệm và tương tác với tác phẩm báo chí. Trong môi trường hội tụ Truyền thông, nhu cầu hưởng thụ tin tức của độc giả cũng thay đổi lên một cấp độ mới, đó là yếu tố để những “siêu tác phẩm báo chí” (Mega Story) ra đời nhằm thu hút và giữ chân độc giả. Đối với nhiều người, Mega Story dễ bị hiểu nhầm và trộn lẫn với những tin tức báo chí có tính chất thời sự mang tính giật gân và bùng nổ, nhưng thực chất Mega Story chỉ là những tác phẩm báo chí được thể hiện cả về nội dung và hình thức trình bày theo một phong cách mới để đạt được sự quan tâm trên diện rộng và có khả năng lan truyền nhanh chóng.

Các “Mega Story” kỹ thuật số hiện nay được trình bày có thể bao gồm âm thanh, video, hình ảnh, dữ liệu và nhiều hạ tầng Truyền thông (không chỉ bó hẹp trên sóng Truyền hình) và có liên quan khác để nhấn mạnh chủ đề trong câu chuyện được đề cập. Chính vì vậy, khi áp dụng phương thức mới này, các Đài sẽ xây dựng được một tác phẩm truyền hình tuyên truyền về kinh tế một cách sâu sắc, giúp công chúng có cái nhìn toàn cảnh, chi tiết hơn đối

với vấn đề họ đang quan tâm, nhờ đó thông tin được truyền đi nhanh và hiệu quả hơn.

Không giống như các thể loại báo chí truyền thống khác, “Mega Story” có thể được sáng tác ra từ những câu chuyện ở bất cứ đâu và chúng vẫn tiếp tục khiến công chúng hiểu bản chất về những gì đã và đang được chuyển tải giống thể loại báo chí truyền thống nhưng theo một phong cách hành văn mới và kỹ thuật trình bày mới. Tuy nhiên, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc có thể làm cho câu chuyện trở nên cá nhân hơn nhiều đối với người đọc, độc giả có thể tiếp cận theo cách riêng của họ và cho phép người đọc có thể có những suy nghĩ riêng thể hiện rõ chính kiến của mình hơn về chủ đề.

“Mega Story” khác biệt với những câu chuyện truyền thông bình thường về mặt định hướng tư duy và suy nghĩ của độc giả. Và đây chính là yếu tố có thể khiến người đọc kết nối với câu chuyện ở mức độ sâu hơn, tác động đến hành vi tò mò muốn đọc của độc giả và quan trọng hơn là người đọc có thể đem nó thành câu chuyện bàn luận với người khác tạo ra tính lan truyền.

Tương tác là một trong những thuật ngữ quan trọng nhất trong ngành báo chí, Truyền thông hiện nay do sự phát triển đa dạng của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, đây chính là hình thức dễ dàng nhất để gây ấn tượng với độc giả cũng như tạo ra sự tương tác của khán giả với các Tin bài, Phóng sự. Có nghĩa là một tác phẩm Truyền hình cung cấp thông tin mới và cập nhật không còn là hoàn hảo và nó dễ dàng bị độc giả bỏ qua khi không tạo môi trường tương tác thực sự để thu hút và “giữ chân” họ. Và “Mega story” có thể giữ được sự chú ý cũng như trung thành của khán giả đối với các thông Tin, Phóng sự của các Đài, tuy nhiên các tác phẩm “Mega story” của Truyền hình phải thể hiện được rõ ý đồ cũng như mục đích đối với khán giả, không thể chỉ chung chung là cung cấp thông tin cho khán giả.

Ông Nguyễn Đồng Khang - Giám đốc Đài PT - TH Hải Phòng cho biết:

Phương thức “Mega story” là phương thức mới và Đài cũng đang triển khai áp dụng, tuy nhiên còn nhiều lúng túng, đây cũng là một trong những hạn chế của Đài và sẽ cố gắng khắc phục trong thời gian tới.

Mặc dù phương thức này đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian công sức và tiền bạc nhưng có thể thu hút được lượng người xem lớn và nội dung

truyền tải cũng sâu sắc hơn nên “Mega story” đang là phương thức Truyền thông được Đài PT - TH Lào Cai và Hải Phòng triển khai áp dụng.

3.2.2. Đổi mới nội dung tuyên truyền về kinh tế theo hướng báo chí dữ liệu (Data journalism)

Báo chí dữ liệu là một hướng phát triển nội dung đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Data journalism - báo chí dữ liệu chỉ thực sự phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ cũng như sự lan truyền của Internet. Với những nội dung, kịch bản được xây dựng theo phương thức hoàn toàn mới để thu hút lượng người xem.

Đối với hoạt động thông tin tuyên truyền về kinh tế trên Truyền hình, sử dụng báo chí dữ liệu để phân tích sâu những dữ liệu, số liệu của kinh tế, chính trị mà cụ thể ở đây là chiến lược phát triển Hành lang kinh tế nói chung, Tam giác kinh tế nói riêng, cung cấp cho người xem những cái nhìn khách quan, đa chiều để họ cảm thấy hấp dẫn thú vị với các thông tin liên quan.

Thế giới bước vào kỷ nguyên “Big Data” thì báo chí dữ liệu lại càng trở nên quan trọng. Có nhiều cơ quan báo chí nước ngoài xây dựng riêng các nội dung dữ liệu kiểu này, cung cấp nội dung “thô” để khán giả tự tìm hiểu và có đánh giá riêng (Đương nhiên, nếu muốn, khán giả có thể tham khảo thêm các ý kiến của chuyên gia).

Ở Việt Nam, báo chí dữ liệu đã được Đài PT - TH Việt Nam áp dụng nhưng chưa phổ biến, các Đài địa phương cũng đã được chỉ đạo sử dụng phương thức tiếp cận mới này để thu hút khán giả, tạo hứng thú cho khán giả và để khán giả hiểu cụ thể, rõ ràng hơn về vấn đề họ đang quan tâm cũng như vấn đề Đảng và Nhà nước cần tuyên truyền đến công chúng. Tuy nhiên, số lượng Đài địa phương áp dụng hướng tiếp cận này còn ít và yêu cầu trong thời gian tới phải đẩy nhanh tiến độ tiếp cận những phương thức mới để nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên Truyền hình.

3.2.3. Tạo liên kết giữa hệ thống Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương

Hiện nay, các chương trình Truyền hình về kinh tế của từng địa phương thường sẽ được phát sóng trên Đài Truyền hình của địa phương đó. Tuy nhiên, vấn đề phát triển Hành lang kinh tế, Tam giác kinh tế là vấn đề chung của cả nước nói chung và của hai tỉnh Lào Cai, Hải Phòng nói riêng (hai tỉnh

có mối quan hệ trực tiếp với chiến lược), chính vì vậy phải có sự liên kết giữa các Đài PT - TH địa phương để cập nhật tin tức chung về kế hoạch cũng như tiến trình phát triển của chiến lược để khán giả có thể nắm bắt được hết các thông tin, ví dụ như ở Hải Phòng công chúng vấn có thể biết được các thông tin về chính sách biên mậu, cửa khẩu ở Lào Cai, hay ở Lào Cai, công chúng có thể biết thông tin về chính sách thuế hải quan, đường sắt. Về vấn đề này, Đài PT - TH Lào Cai và Hải Phòng đã có sự liên kết nhưng còn nhỏ lẻ, chưa thường xuyên và chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của người xem truyền hình nên sự liên kết chưa thể hiện rõ ràng. Đây là điểm yếu của cả hai Đài, chính vì vậy, trong thời gian tới đòi hỏi hai Đài phải đẩy mạnh hơn nữa vấn đề liên kết để tuyên truyền tốt hơn nữa nội dung mà công chúng đang quan tâm.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, tác giả đã rút ra được ba bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tuyên truyền về phát triển kinh tế trên Truyền hình và quá trình tác nghiệp của cá nhân tại các tỉnh Lào Cai và thành phố Hải Phòng. Thông qua các giải pháp đúc kết từ thực tiễn hoạt động, tác giả hy vọng đây sẽ là những đề xuất tốt giúp hai đài truyền hình vượt qua thách thức. Hoặc gợi ý cho đài truyền hình địa phương trong quá trình tìm kiếm những đổi mới, cải tiến nội dung, hình thức của các tác phẩm Truyền hình.

Rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đặt ra cho Truyền hình địa phương hiện nay, nhưng nếu biết tận dụng, tìm ra những hướng đi mới và khai thác tốt các mối liên kết, thì chắc chắn Truyền hình địa phương sẽ có bước phát triển bền vững hơn. Nắm bắt và tận dụng tốt cơ hội, có chiến lược phù hợp, sẽ tạo điều kiện cho Đài PT - TH phát triển ổn định và bền vững, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho việc tuyên truyền phát triển kinh tế. Để Truyền hình địa phương không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền của Đảng và nhà nước, mà còn tạo dựng được lòng tin nơi công chúng. Góp phần phát triển kinh tế địa phương nói riêng, kinh tế cả nước nói chung.

KẾT LUẬN

Xây dựng tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng; tăng cường thông thương giao lưu hàng hóa và thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như giữa các vùng nội địa Trung Quốc; thúc đẩy sự lan tỏa phát triển đến những vùng chậm phát triển, nâng cấp điều kiện hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao điều kiện sống cho người dân; mang lại cơ hội phát triển cho doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề mới dựa trên phát huy lợi thế so sánh của hành lang và vành đai kinh tế, mở rộng cơ hội việc làm cho người lao động, ... Hành lang và tam giác kinh tế làm giảm chi phí vận tải hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và quốc gia, tạo nên sự lớn mạnh và phục thuộc lẫn nhau về phát triển kinh tế ở tầm quốc gia, từ đó nâng vị thế đàm phán của Việt Nam trên trường quốc tế, là tiền đề quan trọng để đảm bảo an ninh quốc phòng. Trong khi đó, báo chí luôn được coi là phương tiện đi tiên phong trong việc định hướng và tuyên truyền, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh ngành công nghiệp thông tin phát triển nhanh mạnh, Truyền hình vẫn luôn khẳng định được vị thế của mình trước các loại hình báo chí khác. Do vậy, việc tham gia của Truyền hình vào quá trình tuyên truyền nhưng chủ trương, chính sách về kinh tế giúp người dân có thể nắm bắt nhanh chóng những thông tin cần thiết và kết hợp thực hiện.

Từ năm 2009 đến năm 2012, vấn đề hành lang kinh tế, tam giác kinh tế được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, cùng với đó là những chủ trương, chính sách đưa xuống các địa phương, đặc biệt là những tỉnh có vị trí địa lý liên quan trực tiếp như Lào Cai, Hải Phòng. Khi nắm được quan điểm của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo tỉnh, thành phố đã chỉ đạo Đài PT - TH địa phương xây dựng, phát sóng những Chương trình, Tin tức có nội dung liên quan đến hành lang kinh tế, mục đích là muốn người dân nắm được chủ trương, chính sách, sau đó là theo dõi tiến trình thực hiện những chủ trương chính sách đó. Hiện thực quá chỉ đạo của tỉnh, thành phố, Đài PT - TH Lào

Cai và Hải Phòng đã cho xây dựng hàng năm rất nhiều Tin tức, Phóng sự, Phim tài liệu dưới nhiều hình thức khác nhau với nội dung phong phú, hấp dẫn nhằm mục đích tuyên truyền đến người dân những tin tức, diễn biến mới nhất và được đông đảo công chúng đón nhận. Mặc dù còn một số hạn chế trong nội dung nhưng điều đó cũng khẳng định được tầm quan trọng của việc tuyên truyền các vấn đề liên quan đến kinh tế trên sóng Truyền hình địa phương.

Từ thực trạng việc tuyên truyền về tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng trên sóng Truyền hình địa phương, tác giả có rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các chương trình Truyền hình nói chung và các chương trình tuyên truyền về kinh tế nói riêng và nó có giá trị thực tiễn cao. Qua đó, tác giả đã trình bày xu hướng và những yêu cầu mới đối với việc thông tin tuyên truyền về kinh tế, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực đối với việc tuyên truyền về kinh tế nói chung, tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

2. Brigite Besse và Didier Dosormeanx (2003), Phóng sự truyền hình, NXB Thông tấn Hà Nội.

3. Bassette, Guy (2006), Người, đất và nước: Thông tin Phát triển có sự Tham

gia cho Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên, London: Earthscan và Trung tâm

nghiên cứu phát triển quốc tế.

4. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại

NXB Lý luận Chính trị Hà Nội.

5. C.Nhetxôp - X. A.la.Lurốpxki (2004), Báo chí truyền hình, tập 1, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội, tr.118, 120.

7. Trần Tiến Duẩn (2006), Nghề báo, nghề nguy hiểm, NXB Thông tấn, Hà Nội. 8. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn Hoá - thông tin

Hà Nội.

9. Đức Dũng(2009), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Dững (2000), Báo chí - Những điểm nhìn từ thực tiễn (tập 1),

NXB Văn hoá thông tin Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Dững (2001), Báo chí - Những điểm nhìn từ thực tiễn (tập 2),

NXB Văn hoá thông tin Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Dững (2006), Tác phẩm báo chí - tập 2, NXB Lý Luận chính trị Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến

đời thường), NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo,

NXB Chính trị - Hành chính.

16. An Thị Thu Hiền (2014), Báo điện tử với vấn đề phát triển bền vững vùng

Tây Bắc, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học.

17. Quang Hùng (2004), Phóng sự điều tra, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

18. Đinh Văn Hường (2007), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

19. Doãn Công Khánh (2008), “Quan hệ thương mại ViệtNam - Trung Quốc: thực tiễn và những vấn đề đặt ra”,Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Số 4(83), 13-15.

20. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

21. Trần Bảo Khánh (2011), Công chúng truyền hình Việt Nam, NXB Thông tấn Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Lịch (2007), Định hướng chiến lược phát triển quan hệ

thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn tới 2015, Đề tài nghiên cứu

khoa học cấp bộ, Bộ Thương mại.

23. Nguyễn Văn Lịch (2004), Nghiên cứu phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế Hải Phòng - Lào Cai - Côn Minh trong bối cảnh hình thành

khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp bộ, Bộ Thương mại.

24. Nguyễn Văn Lịch (2005), Phát triển hành lang thương mại trên hành lang

kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

25. Huỳnh Dũng Nhân (2012), Để viết Phóng sự thành công, NXB thông tấn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phát triển tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng trên truyền hình địa phương, tiếp cận từ lý thuyết truyền thông phát triển (Trang 105 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)