Thực trạng hoạt động thông tin tuyên truyền về tam giác kinh tế Côn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phát triển tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng trên truyền hình địa phương, tiếp cận từ lý thuyết truyền thông phát triển (Trang 57 - 85)

hiện nay do tự chủ về tài chính, nên việc phát thêm chương trình, tăng thời lượng trên từng chương trình đều được cân nhắc lợi ích trước mắt và lâu dài của đơn vị. Đối với các chương trình tương tác này, đơn vị nào kêu gọi được sự tài trợ, xã hội hóa thì việc thực hiện rất thuận lợi, phần lớn đều được các doanh nghiệp tài trợ kinh phí truyền thông.

2.2. Thực trạng hoạt động thông tin tuyên truyền về tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng

2.2.1. Về số lượng, thời lượng, tần xuất nội dung

Vấn đề phát triển Hành lang kinh tế nói chung, tam giác kinh tế nói riêng trong những năm qua được hai Đài PT - TH Lào Cai và Đài PT - TH Hải Phòng hết sức chú trọng, vì đây là vấn đề nóng hổi, có liên quan đến sự phát triển kinh tế, an ninh - chính trị của tỉnh, thành phố cũng như của cả nước. Thời điểm mà nội dung này được tuyên truyền nhiều nhất là những năm 2009 - 2012, đây là thời điểm mà vấn đề này được coi là trọng tâm, then chốt. Trong các Chương trình thời sự phát sóng hàng ngày của hai Đài đều có đưa những Tin, bài có liên quan đến Hành lang kinh tế, tam giác kinh tế, ngoài ra còn có các Phóng sự, Phim tài liệu mà hai đài khai thác được trong quá trình nghiên cứu, tuyên truyền về nội dung này.

Đối với hai Đài PT - TH Lào Cai và Hải Phòng, tính từ năm 2009 đến năm 2012, mỗi năm các đài đã hàng trăm Tin bài về vấn đề Hành lang kinh tế, trong đó nổi bật là các nội dung về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Hành lang kinh tế, những Nghị quyết, Quyết định phát triển hành lang kinh tế, phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế du lịch, phát triển tuyến

đường sắt, đường bộ, đường biển, thuế, hải quan... Hơn nữa, những Tin bài này đều được đưa tin trong các Chương trình Thời sự của tỉnh nhằm thu hút lượng lớn người xem truyền hình.

Ngoài việc đưa các Tin bài, Đài PT - TH tỉnh Lào Cai và Hải Phòng còn làm những phóng sự, ghi nhanh các cuộc Hội đàm, Hội thảo của hai bên về vấn đề việc phát triển hành lang kinh tế, giúp người dân theo dõi được trực tiếp lãnh đạo cũng như các chuyên gia và những người có chuyên môn trao đổi, thảo luận về các nội dung liên quan đến vấn đề Tam giác kinh tế. Nếu tin bài có thể giúp người dân nắm bắt được thông tin, thì phóng sự có thể giúp người dân có cái nhìn rõ hơn, hiểu rõ hơn về những thông tin mình đã được nghe. Mỗi năm, Đài PT - TH Lào Cai và Hải Phòng thường xây dựng từ 6 đến 10 Phóng sự. Tần xuất phóng sự sẽ không dày đặc như Tin bài, nhưng thời gian Phóng sự sẽ dài hơn.

Mặt khác, Đài PT - TH Lào Cai cũng đã xây dựng được 2 bộ Phim tài liệu và thời lượng của hai bộ Phim tài liệu này khá dài và được phát lại nhiều lần để đảm bảo cho việc tiếp cận đến đa số người dân.

Bảng 2.1: Số lƣợng Tin, Phóng sự và Phim tài liệu của Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai và Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng

tuyên truyền về Hành lang kinh tế từ năm 2009 đến năm 2012

Thể loại Đài PT - TH Lào Cai Đài PT - TH Hải Phòng

- Tin

+ Về sự cần thiết và các điều kiện hình thành hành lang kinh tế

+ Về vai trò của hành lang kinh tế

+ Về việc triển khai các vấn đề cụ thể 301 61 92 148 287 56 98 133 - Phóng sự 18 17

Nhìn vào số liệu ở Bảng trên có thể thấy, Đài PT - TH Lào Cai và Hải Phòng đều rất quan tâm đến việc tuyên truyền về Hành lang kinh tế nói chung và Tam giác kinh tế nói riêng, số lượng Tin, Phóng sự... từ năm 2009 đến năm 2012 rất nhiều, tùy vào từng nội dung mà số lượng khác nhau. Bảng số liệu trên đã nói lên rất rõ, số lượng của Đài PT - TH Lào Cai nhiều hơn số lượng của Đài PT TH Hải Phòng, và Đài PT - TH Lào Cai còn khai thác được mảng phim tài liệu, nhưng cả hai Đài đều có một điểm chung đó là, đều rất tập trung đưa tin về việc triển khai các vấn đề cụ thể nằm trong nội dung phát triển của hành lang kinh tế, số lượng Tin nhiều hơn số lượng Phóng sự rất nhiều, do đó có thể khẳng định, Tin là là thể loại được hai Đài sử dụng thường xuyên nhất trong quá trình tuyên truyền về nội dung này vì khả năng tiếp cận và đón nhận của khán giả tốt hơn.

Mặt khác, tần suất và tỉ lệ phát sóng ảnh hưởng tới khả năng và hiệu quả tác động của chương trình đó với khán giả. Nếu tần suất quá thưa và tỉ lệ trong khung còn thấp thì rõ ràng, cơ hội để công chúng tiếp cận được với chương trình cũng ít hơn so với các chương trình có tần suất phát sóng dày và tỉ lệ trong khung chương trình cao. Khi người xem chỉ có quá ít thời gian để tương tác với chương trình thì hiệu quả tác động sẽ giảm.Truyền hình không giống với báo mạng và báo in, có thể lưu trữ thông tin và tìm kiếm lại khi cần thiết, vì vậy, công chúng sẽ phải cùng lúc thực hiện quá trình tiếp nhận, ghi nhớ và xử lý thông tin.

Là hai Kênh truyền hình địa phương, nên bên cạnh việc phát sóng những chương trình có nội dung liên quan đến kinh tế thì Đài PT - TH Lào Cai và Hải Phòng còn phát sóng nhiều chương trình khác nữa để phục vụ thị hiếu của người xem. Nên những Tin tức liên quan đến kinh tế, chính trị thường được phát sóng trong Chương trình Thời sự của Tỉnh, Thành phố, có tần suất khá dày, còn những Phóng sự thì được phát sóng trong các Bản tin kinh tế, chính trị và phóng sự sẽ có thời lượng từ 5 đến 15 phút tùy vào mục đích, nội dung mà Phóng sự muốn hướng đến. Tuy nhiên, có nhiều chương

trình, bản tin khác nhau nên không thể tránh khỏi việc phải phân bổ thời gian sao cho hợp lý giữa các chương trình, để người xem không bị nhàm chán.

Nói tới tần suất và tỉ lệ trong khung phát sóng, chúng ta cũng phải nhìn nhận cả về khung giờ phát sóng của các chương trình. Đây cũng là một yếu tố tác động tới khả năng tiếp nhận thông tin và hiệu quả thông tin của chương trình.

Theo khảo sát tại hai Đài, tác giả thấy rằng, đối với Đài PT - TH Lào Cai thì khung giờ buổi tối có tỷ lệ xem cao nhất, còn đối với Đài Hải Phòng thì thêm cả khung giờ chiều cũng có tỷ lệ người xem khá cao. Đây là yếu tố mà cả hai Đài đều thực hiện khá tốt vì các Bản tin, Chương trình liên quan đến kinh tế đều phát vào khung giờ vàng của Đài nên lượng người xem rất đông.

So với Đài PT - TH Lào Cai, thì Đài PT - TH Hải Phòng có số lượng ít hơn, hơn nữa, Đài Hải Phòng không sử dụng hình thức phim tài liệu để truyền tải nội dung đến với người dân mà chủ yếu là Tin, Ghi nhanh, Phóng sự.

Nhìn chung, trong những năm 2009 - 2012, vấn đề Hành lang kinh tế, tam giác kinh tế được hai Đài chú trọng vì đây là những năm, Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy hợp tác quốc tế, liên quốc gia, có rất nhiều Văn bản, Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị xuống các địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính vì vậy, các Đài địa phương đã đưa tin liên tục để người dân nắm được tình hình từ đó chung tay phát triển địa phương. Từ năm 2013 đến này, vấn đề Hành lang kinh tế đã dần đi vào ổn định, phát triển, người dân cũng đã tiếp cận được những thông tin cần thiết nên các Đài địa phương đã giảm tải phát sóng trên Đài mình và thay thế vào đó những Chương trình, tin tức quan trọng hơn ở thời điểm hiện tại. Việc tuyên truyền về Hành lang kinh tế, Tam giác kinh tế cùng các nội dung liên quan vẫn được các Đài đưa tin, nhưng nội dung chủ yếu là quá trình phát triển như thế nào, kết quả ra sao? Để người dân vẫn theo dõi được tiến độ phát triển của việc hợp tác này.

2.2.2. Về nội dung

Nội dung của một tác phẩm báo chí là một trong hai phương diện chính, quyết định tới việc đánh giá chất lượng tác phẩm báo chí đó. Trong nội dung, có nhiều yếu tố chi phối và tạo nên sự hoàn thiện cho tác phẩm báo chí,

bao gồm: sự kiện, chi tiết, chính kiến, vấn đề, đề tài và tư tưởng. Với một loại hình báo chí cụ thể là truyền hình và xét trên một thể loại cụ thể là chương trình truyền hình tuyên truyền về kinh tế, do đó, các yếu tố nội dung cũng mang những đặc điểm riêng của một thể loại báo chí có đặc trưng về hình ảnh và âm thanh. Có thể kể đến những yếu tố nội dung quyết định đến chất lượng chương trình truyền hình chuyên đề về người yếu thế bao gồm: đề tài, chi tiết, chính kiến và mục đích, tư tưởng hướng tới.

*Về các nhóm đề tài, vấn đề trọng tâm

Từ năm 2009 đến năm 2012, Đài PT - TH Lào Cai và Đài PT - TH Hải Phòng đã xây dựng rất nhiều Tin bài, Phóng sự, Phim tài liệu... có nội dung liên quan đến các vấn đề như: Vị trí, vai trò của chiến lược phát triển hành lang kinh tế, tam giác kinh tế; mục tiêu phát triển thương mại, cửa khẩu; hoàn tất thủ tục hải quan; phát triển tuyến giao thông đường bộ, đường sắt..., mỗi một vấn đề lại mang những nội dung khác nhau, dưới đây, tác giả sẽ phân tích một số vấn đề nổi bật như:

Về sự cần thiết và các điều kiện hình thành hành lang kinh tế

Khi Đảng và Nhà nước bắt đầu có những chủ trương Chính sách về phát triển chiến lược “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”, Đài PT - TH Lào Cai, Hải Phòng đã phát sóng rất nhiều Tin tức, Phóng sự về sự cần thiết việc hình thành hành lang kinh tế. Chẳng hạn như Đài Lào Cai đăng tải thông tin: “Quy hoạch phát triển tuyến hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng” có nội dung như sau: Hiện nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam qua Vân Nam sang Trung Quốc tăng cao, nhất là thủy hải sản, cây trái nhiệt đới vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ, hàng tiêu dùng, các loại nguyên liệu như cao su, hạt điều, sắn khô. Tỉnh Vân Nam đang cung cấp cho Việt Nam những mặt hàng phục vụ sản xuất đặc chủng như thiết bị cho thuỷ điện, hoá chất, than cốc, thạch cao... Vân Nam cũng là địa phương có kinh tế du lịch khá phát triển. Gần đây, nhu cầu du lịch của vùng này qua tuyến Lào Cai vào Việt Nam tăng mạnh.

Hay Tin “Cần thiết phát thiết lập tuyến hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng để phát triển chiến lược “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” của Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng có nội dung: Còn nhớ cách đây chưa lâu, trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Phan Văn Khải, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí đề ra mục tiêu nâng kim ngạch buôn bán hai chiều lên 5 tỷ USD vào năm 2005 và đến năm 2010 sẽ là 10 tỷ USD, đồng thời thống nhất cần phải xây dựng hai 2 hành lang và 1 vành đai kinh tế nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại đôi bên, tương xứng với tiềm năng của hai nước. Đó là hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vành đai kinh tế còn lại bao gồm 10 tỉnh miền Bắc và miền Trung của Việt Nam.

Đây là hai Tin nổi bật trong rất nhiều Tin mà Đài PT - TH Lào Cai và Hải Phòng đã đưa trong những năm 2009 - 2012. Những Tin này dù dùng những ngôn từ khác nhau, nội dung khác nhau nhưng đều đề cập đến sự cần thiết phải thiết thập Hành lang kinh tế và điều kiện để hình thành. Những tin như thế này sẽ cung cấp cho khán giả những thông tin mới nhất về Hành lang kinh tế, giúp họ hiểu rằng, phát triển Hành lang kinh tế sẽ đem lại lợi ích như thế nào đối với việc phát triển kinh tế của địa phương, của Tỉnh, Thành phố cũng như khu vực. Từ đó giúp người dân có thể định hình được trách nhiệm của họ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Đối tượng hướng đến của những Tin này hướng đến là toàn bộ người dân ở cả hai tỉnh, thành phố, mục đích truyền tải ngắn gọn, cô đọng, giúp người dân nhìn nhận thấy ngay vấn đề chính mà Đài Lào Cai và Đài Hải Phòng muốn đề cập tới. Hơn nữa, những năm 2009 - 2012 vấn đề phát triển Hành lang kinh tế đang là điểm nóng của cả nước, chính vì vậy, Đài PT - TH Lào Cai và Hải Phòng đã tận dụng đúng thời điểm, khai thác những vấn đề mà người dân muốn quan tâm nhất, đánh trúng vào tâm lý của họ nên rất được đón nhận.

Theo ý kiến của Phóng viên Trường Giang của Đài PT - TH Lào Cai:

kinh tế đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, có rất nhiều chủ trương, chính sách được đưa xuống địa phương để quán triệt thực hiện, vì vậy, thực hiện sự lãnh của Ban Lãnh đạo Tỉnh và nhà Đài, chúng tôi đã thực hiện và đưa tin liên tục những nội dung có liên quan đến hành lang kinh tế lên truyền hình để người dân có thể kịp thời nắm bắt tình hình, để có những tin như vậy, phóng viên chúng tôi đã phải nghiên cứu, đi khảo sát rất nhiều, tôi là người thường xuyên di chuyển giữa Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian này để thực hiện được những Tin bài, thước phim, Phóng sự có giá trị để truyền tải đến công chúng”

Về vai trò của Hành lang kinh tế với khu vực và địa phương

Đài PT - TH Hải Phòng có đưa tin “Hành lang kinh tế: Lợi ích thiết thực và lâu dài”. Nội dung Tin đề cập đến lợi ích của việc hợp tác giữa hai bên và giữa các tỉnh với nhau, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế, an ninh - chính trị phát triển, đây không chỉ là lợi ích trong vài năm mà còn là lợi ích lâu dài, có lợi cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Đài Hải Phòng cũng thực hiện một số Phóng sự về “Hội đàm hợp tác giữa hai bên”, nội dung Phóng sự đề cập đến việc lãnh đạo hai bên gặp gỡ và trao đổi về việc hợp tác cùng phát triển. Từ việc đề cập đến vị trí, vai trò của tuyến Hành lanh kinh tế với địa phương và toàn khu vực, từ đó đưa ra những nội dung, biện pháp cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi phát triển tuyến hành lang, đặc biệt là tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng. Cũng về nội dung này, ngoài việc đưa Tin, Phóng sự, Đài Lào Cai đã xây dựng được 2 bộ phim tài liệu, trong đó nổi bật là phim “Lào Cai - Vân

Nam, tuyến biên giới hòa bình và phát triển”, bộ Phim tài liệu đã làm rõ vai

trò của việc hợp tác về kinh tế, chính trị giữa hai nước nói chung và các tỉnh nói riêng, tạo điều kiện giao lưu kinh tế, hàng hóa cũng như giữ vững an ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phát triển tam giác kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng trên truyền hình địa phương, tiếp cận từ lý thuyết truyền thông phát triển (Trang 57 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)