Những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp trong sản suất lúa tại xã Đam

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình sản xuất lúa tại xã lam vỹ, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 66)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5.Những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp trong sản suất lúa tại xã Đam

Đam Mỹ

4.5.1. Những thuận lợi

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, các chi ủy, chi bộ, sự giám sát của HĐND, sự chỉ đạo và điều hành của UBND xã, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể và sự phấn đấu nỗ lực của nhân dân trong toàn xã. Công tác tham mưu xây dựng kế hoạch sản xuất Nông lâm nghiệp năm 2020 sớm được triển khai đã tạo điều kiện cho các thôn trên địa bàn xã chủ động tổ chức thực hiện.

4.5.2. Những khó khăn

- Tình hình dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, cũng như các hoạt động sản xuất của người dân.

-Các hộ trồng các loại lúa không thống nhất với nhau.

- Diện tích canh tác manh mún nhỏ lẻ, xen canh khó trong việc chỉ đạo sản xuất đồng bộ, tập trung cánh đồng một giống.

- Việc gieo cấy một số diện tích lúa chưa đúng thời điểm, công tác phòng trừ sâu bệnh hại chưa kịp thời ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất chung.

49

- Trong vụ xuân tình hình thời tiết khắc nghiệt vào đúng thời điểm trà lúa chính trỗ bông đã ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ xuân làm giảm tổng sản lượng lương thực có hạt trong năm.

4.5.3. Phương hướng

- Duy trì nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trong hệ thống nông nghiệp đồng thời bảo đảm bền vững môi trường.

- Chỉ đạo các thôn tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, chăm sóc để nâng cao sản lượng. tận dụng các diện tích không cấy được lúa, diện tích chân rìa đồi, diện tích soi, bãi để trồng cây màu.

-Đảm bảo cung ứng vật tư, phân bón kịp thời.

- Tổ chức tốt công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa và hoa màu.

-Tiếp tục chuyên giao khoa học kỹ thuật tới người dân.

-Củng cố các hệ thống vai đập, kênh mương, phục vụ cho sản xuất.

4.5.4. Giải pháp

- Tập trung chỉ đạo, tuyên truyền giáo dục cho người dân từng hộ nên trông các loại lúa thống nhất với nhau vì có thống nhất thì mới phát triển thành hàng hoá chủ lực của địa phương mới bán thương mại dễ.

-Cần phải chọn được loại phân bón phù hợp với từng loại giống lúa, để nâng cao năng suất tốt hơn. Bên cạnh đó nên tận dụng được nguồn phân chuồng, phân xanh để đa dạng loại phân bón cho cây, nhằm cung cấp đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng cho cây lúa cũng như ruộng đất để cho chất đất không bị nghèo đi ảnh hưởng đến vụ sau.

- Khuyến khích các hộ nên trồng loại lúa thống nhất với nhau vì có thống nhất thì mới phát triển hang hoá chủ lực của địa phương mới bán thương mại dễ.

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình sản xuất lúa tại xã lam vỹ, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 66)