PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Tình hình sản xuất lúa của xã Lam Vỹ
4.4.2. Tình hình sử dụng các giống lúa tại xã Lam Vỹ năm 2020
Năm 2020, xã Lam Vỹ gieo cấy 503 ha, trong đó chủ yếu sử dụng các giống lúa trung và dài ngày, một số ít sử dụng giống ngắn ngày, có năng suất cao, chất lượng khá.Trong mỗi vụ khác nhau thì sử dụng nhóm giống lúa khác
nhau. Vụ Xuân thường sử dụng các giống trung và dài ngày, vụ mùa sử dụng các giống trung và ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng khá.
Bảng 4.6. Tình hình sử dụng các giống lúa tại xã Lam Vỹvụ Xuân 2019 vụ Xuân 2019 TT Giống 1 J02 2 Bao thai 3 Lúa lai 4 Khang dân 5 BC 15 Lúa 6 thâm
canh cao sản
7 Q5
Nhìn vào bảng trên ta thấy: giống lúa được gieo nhiều nhất là khang dân, Q5 và J02 là những giống lúa mới nhưng đem lại năng suất và hiệu quả vì thế nên đang được mọi người nhân rộng.
Lịch sử của phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI:
Hệ thống canh tác lúa cải tiến (System of Rice Intensification- SRI), tên gọi đầy đủ là hệ thống thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa, là phương pháp canh tác lúa sinh thái, mang lại hiệu quả và năng suất cao, giảm phát thải khí nhà kính dựa trên những tác động kỹ thuật nhằm giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tiết kiệm nước tưới. Những kỹ thuật tác động bao gồm: cấy mạ non, cấy một dảnh, cấy thưa tạ hiệu ứng hàng biên,quả lý nước,làm cỏ sục bùn và bón phân hữu cơ.Biện pháp canh tác này được công nhận là tiến bộ kỹ thuật ở Việt Nam,giải thưởng bông lúa vàng năm 2012.
Trên thế giới: SRI được giới thiệu lần đầu tiên tại Madagascar vào những năm 80 bởi nhà bác học Fr. Laulaniere (Pháp).Sau đó,tiến sĩ Norman Uphoff,thuộc viện quốc tế lương thực và pháp triển thuộc đại học Cornell tại Mỹ phổ biến rộng rãi.Đến nay,SRI được áp dụng rộng rãi ở trên 30 quốc gia,vùng lãnh thổ.
Ở Việt Nam: SRI được Chương trình IPM quốc gia (IPM DANIDA) tài trợ, Cục bảo việt thực vật phối hợp với Viện Nông hóa thổ nhưỡng,Viện nghiên cứu lúa Quốc tế…hướng dẫn nông dân các tỉnh ứng dụng từ năm 2003;đến năm 2005 được ứng dụng trên quy mô từ 2-5 ha, đến năm 2007 là hàng trăm ha.
Ngày 15/10/2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành Quyết định số 3062/QĐ-BNN-KHCN công nhận SRI là tiến bộ kỹ thuật cho phép áp dụng rộng rãi trong sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc.
Đến năm 2010, toàn quốc đã có 22 tỉnh thực hiện ứng dụng tiến bộ này vào phát triển sản xuất lúa với tổng diện tích trên 280 nghìn ha. Một số tỉnh,thành phố đã ứng dụng thành công như: Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế.
38
Tuổi mạ khi cấy: cấy mạ non, tuổi mạ 2-2,5 lá;trường hợp đất phèn, mặn cấy mạ 4 lá.
Phương pháp cấy: cấy thưa cây cách cây 25cm hàng cách hàng 25cm vông mắt sang, một dảnh/khóm, cấy nông tay
Điều tiết nước: rút nước xen kẽ 3-4 lần/vụ nhất là sau khi bón phân lần đầu; luôn giữ ẩm đất.
Quẩn lý cỏ dại: làm cỏ sục bùn ít nhất 2 lần vào 10-12 ngày, và 25-27 ngày sau cấy.
Quản lý dinh dưỡng: bón theo nhu cầu từng giống đản bảo cân đối N,P,K; khuyến khích bón phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục.
Hiệu quả: So với biện pháp canh tác lúa thông thường, áp dụng SRI giúp: giảm 70-90% thóc giống, 20-25% lượng phân bón, năng suất tang 9-15%; hạn chế dịch, bệnh, hại phát triển, nhất là bệnh khô vằn, ốc bươu vàng, bệnh ngẹt rễ, bó gốc…, đồng thời tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây lúa.
Áp dụng SRI giúp cho cây lúa cứng, khỏe hơn nên ít bị đổ ngả trong điều kiện mưa bão, tăng khả năng chống chịu đối với sâu bệnh mới xuất hiện và giảm 30% nhu cầu nước tưới cho ruộng so với canh tác truyền thống; đồng thời việc không giữ nước ngập mặt ruộng thường xuyên hạn chế khí phát thải, khí nhà kính.[7]
Bảng 4.7: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa theo phương pháp SRI năm 2019 – 2020
Năm
Năm 2019 Năm 2020
Nguồn: UBND xã Lam Vỹ
Qua bảng trên ta thấy, lúa trồng theo phương pháp SRI qua 2 năm có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2019, diện tích lúa theo phương pháp SRI là 110 ha,
năm 2020 là 123 ha tăng hơn so với 2019. Về năng suất, tăng từ 5.2 tạ/ha (năm 2019) lên 5.3 tạ/ha (năm 2020). Theo đó sản lượng năm 2020 cũng tăng so với năm 2019.
Bảng 4.8: So sánh các chỉ tiêu bình quân giữa lúa thường và lúa theo phương pháp SRI
Tổng diện tích trung bình/hộ Giống
Phân hữu cơ Phân đạm Phân lân Kali NPK Trừ sâu Lao động Tổng số lượng Năng suất Giá trị Tổng
Qua bảng trên ta thấy:
Về giống thì lúa theo phương pháp SRI sử dụng ít giống hơn trên cùng diện tích canh tác so với lúa thường.
Về phân hữu cơ thì hầu như phương pháp SRI sử dụng phân hữu cơ nhiều hơn lúa thường.
Về đạm, lân, kali, npk, trừ sâu thì lúa theo phương pháp SRI sử dụng ít hơn lúa thường nên sẽ tiết kiệm được chi phí trong sản xuất.
Về lao động thì canh tác theo phương pháp lúa SRI sẽ giảm được chi phí lao động.
Về năng suất và sản lượng thì lúa theo phương pháp SRI cho năng suất và sản lượng cao.
Lúa thường trên cùng diện tích canh tác ít sử dụng phân hữu cơ, sử dụng nhiều phân lân, đạm,kali,npk,trừ sâu, chi phí lao động nhiều hơn nhưng cho năng suất và sản lượng thấp hơn lúa theo phương pháp SRI.