Các biện pháp kỹ thuật được bà con áp dụng trong sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình sản xuất lúa tại xã lam vỹ, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 58)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.3.Các biện pháp kỹ thuật được bà con áp dụng trong sản xuất lúa

4.4. Tình hình sản xuất lúa của xã Lam Vỹ

4.4.3.Các biện pháp kỹ thuật được bà con áp dụng trong sản xuất lúa

- Kỹ thuật làm đất:

Việc làm đất đã có 46 chiếc máy cày bừa của 45 hộ gia đình trong 20

thôn, do vậy mà 100% diện tích gieo cấy được cày bừa bằng máy. Sau khi thu hoạch vụ Xuân toàn bộ diện tích đất được máy phay, sau ngâm gốc dạ khoảng 15 ngày, sau đó bừa kỹ và cấy. Với vụ Mùa thời gian không được ngâm ải nhiều nên khi phay nông dân thường tung vôi bột để phân hủy nhanh lượng rơm rạ trên đồng ruộng và hạn chế sâu bệnh cho vụ mùa.

- Kỹ thuật làm mạ:

Hiện nay diện tích vẫn được gieo cấy theo cách thông thường chiếm diện tích lớn. Vụ xuân 100% diện tích mạ được che phủ nilon. Lượng giống gieo tùy thuộc vào cấp độ của giống. Vụ Mùa do thời tiết bất thuận nông dân áp dụng biện pháp che phủ nilon nhưng ngỏ 2 đầu để hạn chế mưa to trôi mạ hoặc tra mạ trên đất trồng ẩm có che phủ lượng rơm rạ khi vừa gieo để hạn chế mưa to trôi mạ và khi mạ đã lớn vơ hết lượng rơm phủ trên mặt luống để đảm bảo cung cấp đủ mạ cấy.

41

- Kỹ thuật cấy:

Nhân dân toàn xã áp dụng phương thức cấy thẳng hàng (dăng dây). Ngoài ra Bà con xã viên vẫn áp dụng phương pháp cấy thông thường, cấy bằng tay, cấy nông tay, cấy từ 1 – 2 dảnh, số khóm/m2 được áp dụng theo từng giống.

- Tưới nước:

Những năm trước đây do chưa có hệ thống kênh, mương kiên cố, và không có các van khóa các cửa cống để điều tiết nước, nên việc tưới nước phần lớn phụ thuộc vào nước trời. Từ năm 2003 trở lại đây do được sự đầu tư của nhà nước và nhân dân cùng làm, nên 80% hệ thống điều dẫn nước đã được cải tạo, từ đó đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới cho toàn bộ diện tích, và cũng không có diện tích bị ngập úng khi mùa mưa bão tới. Cụ thể như sau

- Giữ nước ở thời kỳ sau cấy từ 3 - 4cm, thời kỳ sau đẻ nhánh rộ giữ mực nước trong ruộng từ 5 - 7 cm. Rút nông nước thời kỳ chín sữa và rút cạn nước thời kỳ chín hoàn toàn.

- Làm cỏ:

Tổng diện tích được phun thuốc trừ cỏ là 90%, còn lại là làm bằng phương pháp thủ công. Thường sau khi cấy xong từ 5 -7 ngày sau cấy bà con phun thuốc trừ cỏ hoặc tung thuốc kết hợp với bón thúc lần 1ngay. Tránh gây độc hại do thuốc trừ cỏ trong quá trình cấy. Sau khi lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ bà con tiến hành cào cỏ sục bùn vừa để kích thích rễ lúa phát triển và hạn chế ngộ độc hữu cơ cho lúa.

- Bón phân:

Đặc điểm của xã Lam Vỹ là số hộ chăn nuôi rất lớn nên toàn bộ lượng phân chuồng trong chăn nuôi được người dân tận dụng bón ruộng. Lượng phân hóa học sử dụng bón cho lúa còn chưa đúng yêu cầu của giống và bón đạm nhiều, bón lai rai trong quá trình chăm sóc lúa.[5]

Bảng 4.9 Tình sử dụng phân bón cho lúa của một số hộ dân trong xã vụ xuân năm 2019

TT Tên hộ điều tra

1 Mông Chí Tám

2 Nguyễn Phúc Hà

3 Ng. Văn Xuyến

4 Lương Văn Chung

5 Hứa Đức Đông

6 Mông Đình Sáng

7 Ng. Đình Tòng

8 Ma Viết Mạ

9 Hoàng Văn Tường

10 Lưu Văn Các

(Nguồn: Thu Thập TT phiếu điều tra)

Nhìn vào bảng trên cho thấy lượng phân mà người dân sử dụng bón cho lúa các loại là khá cao, đặc biệt là phân vô cơ và phân hữu cơ (phân chuồng) cũng được bà con sử dụng. Được như vây là do việc chăn nuôi phát triển nên bà con tận dụng lượng phân hữu cơ có sẵn để bón cho lúa nhằm thay thế hoặc giảm lượng phân vô cơ sử dụng trên đồng ruộng.

43

* Như vậy qua điều tra cho thấy, việc sử dụng phân bón tại xã Lam Vỹ còn nhiều bất cập về liều lượng sử dụng phân vô cơ, trong khi nhiều hộ sử dụng phân bón rất khác nhau và thiếu cân đốí hoặc không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa, phân đạm và kali bón còn thấp, trong khi phân lân bón quá thiếu hoặc quá thừa.

Đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng cho quá trình đẻ nhánh của lúa. Việc cung cấp đạm đủ và đúng lúc giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh và tập trung. Đồng thời, đạm cũng là yếu tố cần thiết để đối với việc hình thành đòng và nhiều yếu tố chất lượng của cây lúa như số hạt trên đòng, độ chắc của hạt, trọng lượng hạt nhưng người dân bón phân đạm và kali còn thấp.

Trong quy trình bón phân bà con xã viên đã tuân thủ theo nguyên tắc “nặng đầu nhẹ cuối, lót sâu thúc sớm”. Trong vụ xuân lượng phân bón được chia làm 3 đợt là: bón lót, bón thúc và bón đón đòng, vụ mùa cũng được chia; làm 3 đợt bón, cụ thể như sau:

Bảng 4.10. Số lần, tỷ lệ bón cho mỗi vụ của xã Lam Vỹ năm 2020Lần bón Lần bón

Thời vụ

Vụ Xuân

Vụ Mùa NPK 6:11:2, NPK 16:5:17

(Nguồn: Phòng Khuyến nông xã Lam Vỹ)

Quy trình bón phân trên được ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp xã Lam Vỹ xây dựng và đã được bà con áp dụng rất có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình sản xuất lúa tại xã lam vỹ, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 58)